Trò diễn dân gian trong hội làng Thăng Long - Hà Nội

HNM| 07/02/2022 15:24

Tuy là kinh đô xưa và Thủ đô của cả nước hôm nay, song Hà Nội vừa có phố phường, vừa có xóm làng đan xen, tạo nên một không gian làng trong phố, phố trong làng. Và cứ mỗi độ Tết đến xuân về, từ những phố phường Hà Nội tới những thôn làng lại tưng bừng tiếng trống hội rộn ràng khiến từ người già đến con trẻ đều thấy náo nức trong lòng.

Trò diễn dân gian trong hội làng Thăng Long - Hà Nội
Hội thổi cơm thi làng Thị Cấm (Xuân Phương, Nam Từ Liêm). Ảnh: Minh Khánh.

Trong hội làng, nếu như “lễ” là những nghi thức có tính quy chuẩn diễn ra ở chốn đình trung thì “hội” lại là sinh hoạt dân dã phóng khoáng trên sân bãi để dân làng bình đẳng tham gia với hàng loạt trò chơi, trò diễn... Đi hội là để vui chơi thỏa thích, ở hội không có sự ràng buộc bởi lễ nghi tôn giáo, đẳng cấp hay tuổi tác. Sau những tháng ngày vất vả gieo trồng, cấy hái cả năm dân làng chờ đến ngày hội với niềm háo hức lạ thường. Họ đến với hội trên tinh thần cộng đồng cộng cảm hồ hởi và sảng khoái.

Ngoài việc vui chơi, giải trí, gặp gỡ bạn bè, người thân..., mọi người đều có niềm tin sẽ nhận được một cái gì đó vô cùng linh thiêng mà không ai có thể nhận thay được, đó là “phước may”, là “lộc thánh”, “lộc thần”. Chính vì vậy hội rất đông, rất nhộn nhịp và vô cùng náo nhiệt. Có điều, tuy ồn ào náo nhiệt, tuy chen vai sát cánh nhau nhưng hội làng xưa không có chuyện dẫm đạp lên nhau hay chen lấn xô bồ. Mọi người đến hội vui nhưng không hỗn loạn, náo nhiệt mà vẫn trang nghiêm. Xưa kia và cả hôm nay hội làng vẫn là một sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt tinh thần nhằm thỏa mãn đời sống vật chất cũng như tâm linh của mọi tầng lớp trong xã hội.

Từ bao đời nay, hội vẫn là của dân, do toàn dân tham gia. Người dân vừa là người tổ chức, đồng thời cũng là diễn viên, là khán giả. Vậy rõ ràng dân chúng bao giờ cũng là chủ thể của lễ hội, các tỉnh, thành trong cả nước đều như thế và Thăng Long - Hà Nội cũng như thế. Có thể nói cái cốt lõi tạo nên nội dung của hội làng, tạo nên không khí “hội hè” là những trò chơi, trò diễn dân gian.

Thăng Long - Hà Nội với bề dày hơn ngàn năm tuổi, hằng năm diễn ra biết bao lễ hội với những trò diễn vô cùng đa dạng và phong phú. Đó là những trò diễn phản ánh cuộc sống lao động của người dân. Hãy đến với hội làng Cư An xã Tam Đồng huyện Mê Linh với trò diễn "Canh nông”. Làng Cư An thờ Vua Bà Trưng Nhị và vị tướng tài của Đinh Bộ Lĩnh là Phạm Huyền Thông. Hằng năm cứ vào mùng sáu tháng Giêng là chính hội, xóm làng lại rộn rã với trò diễn “Canh nông”. Trước hội một ngày, từ sáng sớm mùng năm trai làng đã lấy cây xoan để dựng chóp. Đỉnh cây chóp buộc 200 bông lúa tượng trưng cho việc mở cửa đình đón lúa về. Sáng sớm mùng sáu trò diễn bắt đầu. Một người đóng giả ông Sấm đánh tiếng, ông Sét gõ lệnh, ông Mưa cầm thùng, 2 chàng trai cởi trần đội đầu trâu và 2 lão nông làm thợ cày. Họ vừa đi vừa làm những động tác đồng áng, cày bừa, vừa đối đáp nhau bằng những câu văn vần. Bỗng có tiếng nói vang lên: “Thôi hay bây giờ đã trưa, cơn mưa đã đến, anh em ra về!”. Thế là tiếng trống rộn rã, tiếng reo hò cổ vũ vang động cả một vùng trời, nhất là khi mọi người bị té nước (giả làm mưa), bị trượt ngã, bị lệch đường cày... không khí càng trở nên sôi động, náo nhiệt. Kết thúc trò diễn, lão nông và 2 chàng “trâu” vào làm lễ tạ thánh tại đình. Trò diễn “Canh nông” ở Cư An thể hiện ước vọng cầu mưa, cầu mùa màng tốt tươi, cầu thần lúa và cầu thần Thành hoàng ngày đầu xuân phù hộ cho dân làng được nhân khang vật thịnh. Những trò diễn phản ánh sinh hoạt của “nhà nông” ở các làng xã Thăng Long - Hà Nội vô cùng đa dạng, khó mà kể hết, như là thả 49 viên bánh trôi xuống nước ở hội Hát Môn để cầu mưa, hay trò thả diều ở Bá Giang (Đan Phượng) để cầu tạnh...

Đặc biệt, trong hội làng Hà Nội những trò diễn tái hiện công tích của các Thành hoàng là sinh động nhất. Để tưởng nhớ những chiến công hiển hách thắng giặc phương Bắc xâm lược, nhiều làng xã có trò diễn “Thủy chiến cửa đình” như làng Phú Nhiêu (xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên), làng Cống Xuyên (xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín)..., đặc biệt trò thủy chiến của đình làng Khê Hồi xã Hà Hồi, huyện Thường Tín được tổ chức quy mô, hoành tráng. Cứ đến rằm tháng Ba âm lịch hằng năm, trong khí xuân ấm áp dân làng Khê Hồi lại tất bật đi gom những thân cây chuối đã cắt buồng rồi ghép thành 6 cái bè - tượng trưng cho 6 chiếc thuyền. Trên mỗi bè ở giữa là bù nhìn có cắm cờ hiệu bên ta bên giặc. Mỗi bè có một viên chủ tướng mặc giáp trụ đeo mặt nạ cầm binh khí là thanh đại đao bằng gỗ sơn, chùy đồng hay trượng thương, và 6 chiến binh chít khăn đầu rìu (hai màu xanh đỏ khác nhau) cởi trần mặc quần lửng chét ống. Đội bè được chia làm đôi, khi chưa xung trận các tráng đinh là những tay chèo, còn khi vào trận hai bên tìm mọi cách xô đẩy nhau sao cho chủ tướng đối phương bị rơi xuống nước. Bên nào hoàn thành nhanh bè bên đó thắng cuộc. Trò diễn “Thủy chiến cửa đình” một mặt tái hiện những chiến công của ông cha ta trên sông Bạch Đằng, mặt khác còn thể hiện tinh thần thượng võ của cư dân nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng vốn thường xuyên bị thiên tai úng lụt đe dọa...

Ngoài những trò diễn như trên, hội làng Hà Nội còn có nhiều trò chơi dân gian thể hiện những nét tinh tế, khéo léo và thanh lịch của người Hà Nội. Ví dụ như trò thổi cơm thi ở Tây Mỗ (Bắc Từ Liêm). Người dự thi buộc một cành tre dẻo như cần câu ra sau lưng, ngọn tre vắt ra phía trước buộc quang để treo nồi, lại phải mang thanh giang để kéo lửa, ăn mía nhả bã làm củi. Ai vừa đi vừa nấu chạm tới đích sớm nhất, cơm vừa chín tới lại vừa dẻo vừa thơm mới giật được giải. Có những làng chài cuộc thi diễn ra trên những chiếc thuyền thúng, gió thổi tứ bề trên sóng nước dập dờn. Lại có cuộc thi làm cây xôi (ở Kiều Mai, Bắc Từ Liêm), thi làm cỗ bảy tầng có món “thịt sơn son dưa cuộn tròn” (ở đền Kim Liên, quận Đống Đa)... không thể kể hết được.

Có thể nói, các trò chơi, trò diễn dân gian chính là cốt lõi, là “linh hồn” của hội làng. Nó đã tạo nên sức hấp dẫn của ngày hội, và chính hội là nơi thể hiện đậm đặc nhất là dịp tốt nhất để gắn kết tình cảm cộng đồng làng xóm “tối lửa tắt đèn” có nhau. Trong không gian linh thiêng của ngày hội, hàng ngàn người kể cả những “nghệ sĩ dân gian”, lẫn người xem đều thăng hoa và bị cuốn hút vào không khí ngày hội. Đây chính là ý nghĩa là sức mạnh của lễ hội truyền thống Việt Nam. Lắng đọng trong lễ hội truyền thống, trong hội làng là tín ngưỡng dân gian được gửi gắm nơi phụng thờ các thần linh, là các trò chơi trò diễn đã có từ rất xa xưa. Việc khai thác cái hay, cái tinh túy trong những trò diễn dân gian, loại bỏ những cái không phù hợp, nhằm giữ gìn và phát huy lễ hội Thăng Long - Hà Nội là việc làm thiết thực và vô cùng có ý nghĩa, nhất là đối với Hà Nội thành phố hơn ngàn năm tuổi, Thủ đô văn hiến - Thủ đô Anh hùng.

(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • Trao giải, triển lãm 62 tác phẩm ảnh “Nghề truyền thống Huế - Mạch nguồn di sản”
    62/561 tác phẩm ảnh chất lượng trong cuộc thi ảnh “Nghề truyền thống Huế - Mạch nguồn di sản” được đưa ra triển lãm và trong đó có 11 tác phẩm của 8 tác giả xuất sắc đạt giải.
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • Nguyên Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND TP Hà Nội
    Bà Nguyễn Thị Tuyến, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội và ông Nguyễn Quang Đức, nguyên Trưởng ban Nội chính, được cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND thành phố do được phân công công tác khác.
  • Cơ hội tăng trưởng cho ngành rau, hoa, quả Việt Nam
    Ngày 12/12, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo giới thiệu Triển lãm quốc tế chuyên ngành Công nghệ sản xuất và Chế biến rau, hoa, quả lần thứ 7 (HortEx Vietnam 2025).
Đừng bỏ lỡ
Trò diễn dân gian trong hội làng Thăng Long - Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO