Ẩm thực

Thưởng trà trong cung đình Huế

Ngân Hà 18:14 30/04/2023

Đến Huế, bạn hãy một lần ngắm xem hoa Ngô Đồng trong nắng sớm hay lúc hoàng hôn để tự mình chiêm ngưỡng nét vương giả của loài hoa quý phái này và thưởng thức chén trà ngát hương sen trong Hoàng cung Huế.

khamphahue_thuongtratronghoangcung8.jpg

Sen Huế ngoài việc là biểu trưng liên quan đến tâm linh, văn hoá Huế mà còn gắn liền với ẩm thực Huế. Hoa sen được dùng để ướp trà. Trà ướp hoa sen mang hương vị đặc biệt và thanh khiết.

Chốn cung đình xưa, có một kiểu ướp hương trà bằng cách bỏ trà vào bông sen mới nở. Sen hồ Tịnh Tâm ngày xưa chuyên được dùng để ướp trà cho vua. Trà được ướp vào ban đêm. Khi sen vừa hé nhụy, đặt trà vào trong lòng hoa rồi dùng dây buộc lại, ép không cho hoa nở ra. Để qua hết đêm, trà sẽ hấp thụ toàn bộ hương sen.

Sáng hôm sau thì thu trà, trà sen Huế vì thế có hương thơm thanh khiết và đậm đà. Thú thưởng trà sen tao nhã có từ thời nhà Nguyễn. Mỗi sáng sớm, nhà vua lên thuyền ngự lãm hồ sen, lấy sương đọng trên lá đun nóng, pha với trà được ủ trong hoa từ ngày hôm trước.

Trước kia, trà dành cho vua thường được ướp với sen ở hồ Tĩnh Tâm trong Hoàng Thành. Trà với hương sen tự nhiên cho người thưởng thức cảm giác thư thái, tĩnh lòng...  

Người dân ở Huế ngày nay vẫn kể câu chuyện về việc thưởng thức trà xưa kia chỉ dành cho vua. Để pha trà cho vua, vào buổi chiều tối các thị nữ trong cung sẽ chèo thuyền ra hồ Tĩnh Tâm trong Hoàng Thành và cho trà vào giữa những búp sen. Sáng sớm hôm sau sẽ ra hồ sen để lấy trà đã được ướp mùi sen thiên nhiên, tinh khiết pha dâng lên vua. Trà cung đình dành cho vua không sử dụng 1 bộ ấm chén cho cả 4 mùa mà phải có bốn loại chén khác nhau để phù hợp với thời khắc Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đấy là câu chuyện kể về ngày xưa. Giờ đây trà cung đình được bán phục vụ cho mọi tầng lớp. Cách thức pha và thưởng trà cũng không còn quá cầu kỳ như vậy nữa, song với người Huế uống trà vẫn là một hình thức nghi lễ,  một nét đẹp văn hóa cần giữ gìn.

khamphahue_thuongtratronghoangcung9.jpg

Những gia đình làm trà cung đình ở Huế hầu hết đều thuộc dòng dõi vua quan triều nhà Nguyễn với những bí quyết riêng được truyền qua nhiều thế hệ. Những loại thảo dược hay được sử dụng trong trà cung đình gồm:  vối nụ, tim sen, đại táo, hồng táo, khổ qua, cam thảo, hoa hòe, hạt chi chi, hoài sơn, hoa cúc, hoa hồng, atiso… Sau khi được bào chế qua đủ các công đoạn bí truyền của từng gia đình, trà sẽ được chọn giờ để “sao vàng hạ thổ” theo quy luật âm – dương, không sử dụng bất kỳ loại hóa chất phụ gia nào.

Người Huế thường uống trà cùng với một loại bánh đặc sản nào đó ví dụ như bánh đậu xanh, hạt sen hoặc kẹo lạc… Các quán trà Huế thường có chung 1 đặc điểm là không gian tĩnh lặng, không khí mát mẻ, khiến cho người thưởng trà cảm thấy thực sự thư thái, dễ chịu.

Từ ảnh hưởng của hoa sen trong đời sống tinh thần, người dân Huế đã đưa sen lên đỉnh cao của văn hóa ẩm thực. Nhưng, dù bất kể sử dụng với mục đích nào thì người Huế cũng luôn thể hiện tâm hồn thanh nhã của mình như hoa sen. Có thể nói nhìn thấy hoa sen xứ Huế là nhìn thấy con người xứ Huế vậy./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • 3 món ăn Việt bình dân từng lọt top những món ăn sáng ngon nhất Châu Á
    Ẩm thực Việt Nam luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của du khách và truyền thông quốc tế. Vào năm 2021, có 3 món ăn Việt đã được nhắc tên trong bài vinh danh trên South China Morning Post (SCMP) - tờ báo tiếng Anh uy tín bậc nhất Hồng Kông về những món ăn sáng ngon nhất châu Á. Đó là những món ăn nào?
  • Người dân Huế đổ xô vào rừng tràm săn đặc sản “trời cho”
    Sau những cơn mưa, người dân ở Thừa Thiên - Huế đi tìm nhổ loài nấm có vị đắng được ví như là đặc sản xứ Huế “trời cho” con người mọc ở dưới các tán cây keo tràm và có thể kết hợp chế biến thành nhiều món ăn ngon.
  • 6 món bánh miền Tây được làm từ lá cẩm đẹp mắt
    Những món bánh miền Tây với cách chế biến độc đáo, sáng tạo của người dân nơi đây, đã tạo nên màu sắc bắt mắt, cùng hương vị hấp dẫn khiến bao người “nhớ thương”.
  • Đặc sản hồng da tre ở Thái Nguyên
    Thu sang, hồng da tre nổi tiếng ở Thái Nguyên lại vào vụ thu hoạch, được vận chuyển khắp các tỉnh thành, trở thành thứ đặc sản được người Thủ đô yêu thích bởi phần thịt dẻo, giòn sần sật như thạch, ăn thanh mát và có vị ngọt thơm.
  • Bánh kẹo Bảo Minh – Đưa hương vị truyền thống Việt đến với Nhật Bản
    Nhằm khẳng định thương hiệu Việt Nam trên đất nước mặt trời mọc, Công ty CP Bánh mứt kẹo Bảo Minh đã tổ chức lễ bổ nhiệm văn phòng đại diện tại Nhật Bản và ký kết hợp tác với một số nhà hàng, khách sạn lớn của Nhật Bản, sự kiện được kỳ vọng sẽ lan tỏa và phát triển được sản phẩm bánh mứt kẹo đậm vị truyền thống Việt Nam đến bạn bè quốc tế phục vụ kiều bào sống xa Tổ Quốc.
  • 8 món bánh có vị lá dứa siêu hấp dẫn ở miền Tây
    Những món bánh có vị lá dứa ở miền Tây luôn gây ấn tượng với bất cứ thực khách nào. Không chỉ bởi màu sắc đẹp mắt mà hương vị của bánh cũng chính là điều khiến ai ai cũng lưu luyến.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Những triển vọng cho phát triển âm nhạc Thủ đô
    Phát triển công nghiệp văn hóa bằng việc sản xuất các sản phẩm văn hóa, tổ chức các sự kiện văn hóa nói chung và âm nhạc nói riêng là con đường mở ra nhiều cơ hội triển vọng. Tại Hà Nội, những show diễn của các nghệ sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước trong vài năm qua mang theo một làn gió mới đến từ người yêu âm nhạc muôn phương về với Thủ đô…
  • Mắm cáy
    Mắm cáy là món ăn dân dã từ bao đời nay gắn bó với người dân quê tôi như củ khoai nước, quả cà pháo... Mâm cơm nhà nông thời hợp tác xã thường có món rau khoai lang luộc, đĩa cá kho và bát nước mắm cáy (người dân thường vẫn gọi thân mật là nước cáy). Giản dị vậy thôi mà sao mỗi khi đi xa lại nhớ đến nao lòng.
  • Góc nhìn đa chiều về lễ vật trong hội làng Thăng Long - Hà Nội
    Từ buổi ban sơ dựng nước đến ngày nay, Thăng Long - Hà Nội mang trong mình bao trầm tích văn hóa, lịch sử. Góp thêm những góc nhìn đa chiều, cuốn sách “Lễ vật trong hội làng Thăng Long - Hà Nội” (Nxb Hà Nội, 2023) giúp người đọc khám phá những giá trị văn hóa truyền thống phong phú, đặc sắc của mảnh đất kinh kỳ.
  • Đề xuất bổ sung cấp chính quyền thành phố thuộc thành phố Hà Nội
    Xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) bổ sung cấp chính quyền thành phố thuộc thành phố Hà Nội, quy định một số thẩm quyền vượt trội của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội so với thẩm quyền của chính quyền quận, huyện.
  • Hà Nội điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới An Thịnh – Mê Linh
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4655/QĐ-UBND về phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới An Thịnh - Mê Linh, thuộc các xã Tiền Phong, Đại Thịnh, Thanh Lâm và thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Thưởng trà trong cung đình Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO