Đời sống văn hóa

Thực hư chuyện lạ ở Huế: Trai, gái hai làng không dám lấy nhau

Hà Oai 26/05/2024 16:18

Cách nhau bởi con sông Bồ nhưng hàng trăm năm nay trai gái hai làng ở Thừa Thiên Huế ít khi lấy nhau chỉ vì câu nói “Bất thú Phú Lễ thê” được truyền từ đời này sang đời khác.

Trai gái hai làng không lấy nhau

Làng Phú Ốc (phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà) và Phú Lễ (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền) của tỉnh Thừa Thiên - Huế có cùng lịch sử hình thành hơn 400 năm nay, hàng ngày người dân hai làng vẫn qua lại giao lưu với nhau về tất cả mọi thứ nhưng tuyệt nhiên duy nhất có một điều là chuyện lấy nhau làm vợ làm chồng thì không thể. Trước những thông tin chưa rõ thực hư PV chúng tôi đã đến hai ngôi làng này để tìm hiểu và thấy, hai làng Phú Ốc và Phú Lễ chỉ cách nhau con sông Bồ, hai làng giao lưu với nhau phải qua cầu Tứ Phú với khoảng cách chừng 2km.

z5470593503520_1791287766beb28de6047f0585809e52.jpg
Đường vào làng Phú Lễ (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền).

Chuyện tưởng không có trong thế giới hiện đại ngày nay nhưng điều này vẫn tồn tại như một luật bất thành văn mà người dân hai làng đều rõ và được thể hiện qua những câu ca mà tổ tiên làng Phú Ốc để lại “Bất thú Phú Lễ thê/Bất giao hữu Cổ Bi/Bất thực kê Cổ Tháp/Bất ẩm thủy Cao Ban”, trong đó câu “Bất thú Phú Lễ thê” được dịch nghĩa là con trai con gái làng Phú Ốc không được lấy con gái con trai làng Phú Lễ.

Tại làng Phú Ốc, PV Tạp chí Người Hà Nội đã gặp được một cụ bà (xin giấu tên) 80 tuổi (trú ở làng Phú Ốc) đang bán nước trên đường sông Bồ (phường Tứ Hạ) khẳng định có chuyện truyền tai nhau là trai gái hai làng Phú Ốc, Phú Lễ không dám lấy nhau nhưng đó là trước kia, ngày nay thì vẫn có trai gái hai làng lấy nhau nhưng là số ít. Điều đáng nói là các gia đình này cũng không được êm ấm như những gia đình khác(?). “Tôi nghe các cụ cao niên trước đây kể lại là hai vị khai canh ra làng Phú Ốc và Phú Lễ là hai anh em ruột, có cùng nguồn gốc và lấy nhau là loạn luân nên trai gái trong 2 làng không thể lấy nhau” – Cụ bà 80 tuổi nói.

Cũng theo lời kể của người dân, người dân làng Phú Lễ cũng không cho con cháu mình lấy con cháu làng Phú Ốc với lý do “tôi nghe kể là hai làng cùng nằm ven một khúc sông Bồ nên cùng con nước, tức làng ngang nhau mà về ở sống với nhau sẽ khó êm ấm” – ông Trần Minh Quang (67 tuổi, trú ở làng Phú Lễ) cho biết.

z5470593490078_c4b45e2b1bd76ff81d14ca035d326596.jpg
Đình làng Phú Ốc (phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà).

Liên quan đến trai gái hai làng không được lấy nhau, các cụ cao niên trong hai làng cũng hay kể với con cháu rằng, ngày xưa có một cô gái làng Phú Lễ yêu chàng trai Phú Ốc nhưng bị gia đình ngăn cấm nên hai người bất chấp lấy nhau và bỏ đi sống nơi khác. Tuy nhiên, đôi trai gái lấy nhau được một thời gian thì đường ai nấy đi và người con trai trở về quê cũ sống đơn độc một mình cho đến già. Còn cô gái thì biệt tăm không còn ai biết thông tin gì.

Nhà nghiên cứu văn hóa Huế nói gì?

Tuy nhiên, thế hệ trẻ hiện nay sau khi được nghe kể về việc này nhưng cũng cho đó là lời truyền miệng từ đời xưa và không có căn cứ. “Bây giờ vẫn có lấy nhau đó ạ, nếu sau này em có người yêu ở làng Phú Lễ phù hợp vẫn cưới thôi bởi hạnh phúc do mình quyết!” – anh Nguyễn Thanh Tùng (22 tuổi, trú làng Phú Ốc) cho biết.

Điều đặc biệt mà người dân thông tin cho PV chúng tôi biết đó là vào các ngày lễ lớn như thu tế hay lễ đầu năm... hai làng đều làm lễ cúng cùng ngày. Tuy nhiên, làng Phú Ốc thường cúng trước làng Phú Lễ và nếu làng này không cúng thì làng kia cũng không cúng vái. Thực hư câu chuyện ai lấy nhau cũng đổ vỡ hoặc gặp điều không may mắn nên chẳng ai dám lấy nhau truyền miệng lại từ ngày xưa “Bất thú Phú Lễ thê” nhưng đến nay vẫn còn giá trị bởi hơn 400 năm nay chỉ mới có vài đôi trai gái trong làng Phú Ốc và làng Phú Lễ lấy nhau.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Huế Trần Đại Vinh, trai gái hai làng Phú Ốc và Phú Lễ không lấy nhau là câu chuyện dân gian bởi hai làng không có hương ước nào ghi chép, không có bằng chứng trên gia phả nói là hai người khai canh là 2 anh em. Nhưng tâm lý dân gian lưu truyền như vậy và lưu truyền thì người dân ở đó coi trọng hoặc là tin đồn mà tin đồn sẽ ảnh hưởng đến một số người nhất định.

z5470593504511_2be77baa1bc9dfc3cdb27e6cc790fdd8.jpg
Làng Phú Ốc và Phú Lễ cách nhau bởi con sông Bồ.

Nói về những người khai canh, ông Trần Đại Vinh khẳng định, "hai làng này không thể cùng một nguồn gốc bởi Phú Lễ trước đây gọi là làng Bái Đáp và Phú Ốc gọi là Khúc Ốc nhưng hai đình làng có vị trí đối xứng nhau cho nên có thể là một giai đoạn nào đó là kết nghĩa hương lý (quản lý làng ngày xưa kết nghĩa) rồi có thể có ước hẹn và có mối quan hệ tương thân (lân lý), có sự tôn trọng chọn ngày để tế tự".

Giải thích về tế tự, ông Trần Đại Vinh cho rằng, thông thường người Huế hay chọn ngày tốt để thu tế (tức lễ cúng đình làng) mà hai làng trùng nhau nhưng trong làng không thể thu tế cùng giờ là phép lịch sự. Ngoài ra, có thể nể nhau về quan chức do trước đây hai làng có 2 vị làm quan trong triều Nguyễn, hai làng cách nhau một con sông Bồ nhưng không phải 2 anh em nhưng cũng là hàng xóm nên thu tế tế nhị./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Thực hư chuyện lạ ở Huế: Trai, gái hai làng không dám lấy nhau
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO