Chuyển động Hà Nội

Thảo luận Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Nhiều góp ý tâm huyết về văn hóa, giáo dục để Hà Nội vươn tầm cao mới

Phạm Hoa 27/11/2023 15:34

Một trong những nội dung quan trọng tại Kỳ họp thứ 6 (đợt 2), Quốc hội khóa XV, sáng 27/11, Quốc hội đã tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Trước đó, ngày 10/11, Chính phủ đã có Tờ trình Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) trước Quốc hội và Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã có Báo cáo thẩm tra Dự án Luật này. Ngay sau khi Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được trình, Dự án Luật đã nhận được sự quan tâm, thảo luận sôi nổi tại tổ của các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV.

luat-thu-do.jpg
Sáng 27/11, Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ sáu đã thảo luận tại Hội trường về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Tại chương trình làm việc của Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ sáu diễn ra sáng 27/11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, đã có 26 đại biểu Quốc hội phát biểu, 6 đại biểu tranh luận; 28 đại biểu đăng ký nhưng chưa phát biểu do hết thời gian. Các đại biểu đã đăng ký phát biểu sẽ gửi ý kiến tới Tổng Thư ký Quốc hội để tổng hợp gửi cơ quan tiếp thu giải trình đầy đủ. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định khẳng định, các ý kiến thảo luận diễn ra sôi nổi, trách nhiệm, thẳng thắng, trí tuệ, tâm huyết về nhiều nội dung bao quát quan trọng của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), vừa thể hiện tính toàn diện, vừa cụ thể, chi tiết, gắn với các điều khoản quy định cụ thể của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Phát biểu trong phiên thảo luận về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), ĐBQH Trần Thị Hồng Thanh (đoàn Ninh Bình) cho biết, thống nhất với quan điểm xây dựng và phạm vi sửa đổi Luật Thủ đô. Dự thảo Luật đã quy định tương đối đầy đủ 9 nhóm chính sách với nhiều nội dung mang tính đột phá đặc thù có kế thừa bổ sung và phát triển so với luật hiện hành. Tuy nhiên, ĐBQH Trần Thị Hồng Thanh góp ý, Dự thảo Luật cần thể hiện rõ nét riêng có của văn hóa Thủ đô, nội hàm văn hiến, văn minh, hiện đại, thành phố di sản sáng tạo và là nguồn lực phát triển của Thủ đô.

tran-thi-hong-thanh.jpg
ĐBQH Trần Thị Hồng Thanh phát biểu tại phiên thảo luận Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội.

Cùng đó, ĐBQH Trần Thị Hồng Thanh cho rằng Dự thảo Luật cần có những quy phạm cụ thể để tháo gỡ khó khăn trong bố trí trường lớp, bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất để giáo dục toàn diện cả trí lực, thể lực, tâm lý, tinh thần cho trẻ em, nhất là ở các khu vực đô thị lõi, đô thị mới tập trung đông dân cư hiện nay. Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng cần có những điều khoản để khắc phục sự chênh lệch trong đầu tư phát triển chất lượng giáo dục giữa khu vực nội thành và ngoại thành nông thôn.

Trong khi đó, ĐBQH Phạm Nam Tiến (đoàn Đắk Nông) cho biết, Dự thảo Luật cần thể chế hóa đầy đủ 12 lĩnh vực của ngành công nghiệp văn hóa theo tinh thần Quyết định số 1755 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời tiếp tục nghiên cứu, thể chế vào dự thảo các quy định tiên phong, mở đường về hạ tầng, không gian văn hóa để phù hợp với mục tiêu, tầm nhìn trong Chiến lược. Về du lịch, ĐBQH Phạm Nam Tiến đề nghị Điều 23 của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) nên bổ sung thêm quy định phát triển văn hóa thể thao, bởi lẽ Thủ đô Hà Nội đã và đang khẳng định rõ vị thế trên trường quốc tế về du lịch. ĐBQH Phạm Nam Tiến đánh giá, du lịch không chỉ đóng góp quan trọng vào ngân sách Thủ đô mà còn giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của ngành du lịch Việt Nam.

Thảo luật, góp ý về lĩnh vực giáo dục, phát triển nguồn nhân lực của Dự thảo Luật, Thượng tọa Thích Thanh Quyết (ĐBQH tỉnh Quảng Ninh) cho biết, tán thành sự cần thiết ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) bởi đây là dự án Luật nhằm cụ thể hóa các Nghị quyết của Trung ương và Bộ Chính trị để phát triển bền vững Thủ đô theo hướng văn hiến, văn minh, hiện đại, tạo động lực lan tỏa cho cả nước cùng phát triển.

thich-thanh-quyet.jpg
Thượng tọa Thích Thanh Quyết (ĐBQH tỉnh Quảng Ninh) cho biết tán thành sự cần thiết ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội.

Về thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, Thượng tọa Thích Thanh Quyết nhấn mạnh hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh. Do vậy, Thượng tọa Thích Thanh Quyết đề nghị trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần làm rõ một số cơ chế, chính sách đặc thù, thiết thực, áp dụng được ngay để xây dựng Thủ đô trở thành một trung tâm giáo dục chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế.

Cùng trong phiên thảo luận về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại hội trường sáng 27/11, ĐBQH Trần Hoàng Ngân (đoàn Hồ Chí Minh) đã có phát biểu tranh luận. Theo ĐBQH Trần Hoàng Ngân, Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quan trọng quốc gia, trái tim của cả nước, là đô thị đặc biệt quan trọng, là bộ mặt quốc gia, là cửa ngõ giao lưu, hội nhập quốc tế và thường xuyên đón tiếp các Nguyên thủ quốc gia. Do đó, việc phân cấp, ủy quyền cho Hà Nội nhiều hơn nữa là rất cần thiết.

Do đó, ĐBQH Trần Hoàng Ngân mong muốn lãnh đạo Thủ đô nên ưu tiên lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ hơn là lĩnh vực kinh tế. Tập trung bảo tồn các di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội, các giá trị văn hóa người Hà nội, đặc biệt các vị trị có giá trị lịch sử thiêng liêng tại các quận Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Hai Bà Trưng...

nguyen-thi-lan.jpg
ĐBQH Nguyễn Thị Lan (đoàn Thành phố Hà Nội) phát biểu thảo luận, góp ý cho Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội.

ĐBQH Nguyễn Thị Lan (đoàn Thành phố Hà Nội) phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu cơ bản đồng tình với nhiều nội dung trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Theo đánh giá của ĐBQH Nguyễn Thị Lan, Dự thảo Luật (sửa đổi) đã được chuẩn bị khá công phu, nghiêm túc đánh giá các kết quả thực hiện Luật Thủ đô năm 2012 và đã xác định rõ bối cảnh, vị trí, vai trò, yêu cầu phát triển thủ đô trong tình hình mới. Dự thảo Luật cũng đã bổ sung, xem xét, cập nhật tính đồng bộ, tính phù hợp với các luật như đất đai, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thu hút nhân tài, phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa.

Dự thảo Luật sửa đổi có tính kế thừa cao, bám sát các chủ trương, chính sách của Trung ương đối với sự phát triển của đất nước nói chung và thủ đô trong thời gian tới nói riêng. Dự thảo Luật Thủ đô lần này đã cụ thể hóa khá đầy đủ tinh thần của Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 với nhiều điểm mới thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ gắn với thực tiễn sản xuất, xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước và khu vực, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo…

Góp ý về vấn đề khoa học, công nghệ của Thủ đô, ĐBQH Nguyễn Thị Lan đề nghị khuyến khích và tạo thuận lợi hơn cho các nhà khoa học thì cần sửa đổi, bổ sung và khoán các gói sản phẩm trung gian của đề tài. Đồng thời, ĐBQH Nguyễn Thị Lan góp ý Dự thảo Luật nên bổ sung Điều 25 quy định Thành phố có quỹ hỗ trợ kinh phí sáng tạo, có chế độ lượng thưởng đặc biệt cho chuyên gia các lĩnh vực khoa học công nghệ quan trọng của thành phố, giao các trường đại học trên địa bàn Hà Nội tuyển dụng, lựa chọn, đào tạo, nuôi dưỡng đội ngũ chuyên gia cho thành phố./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Những con phố Hà Nội rợp sắc hoa tháng 5
    Suốt 4 mùa, mỗi con đường, góc phố của Thủ đô đều được tô điểm bởi sắc hoa. Có những loài hoa đã trở thành nét đặc trưng tiêu biểu cho từng tháng, từng mùa. Nếu hoa sữa gắn liền với mùa thu, với cái rét đầu đông thì hoa ban sẽ gọi Xuân về. Nhưng có lẽ, khoảng thời gian phố phường Hà Nội rực rỡ nhất chính là mùa hè, là tháng 5 với muôn vàn sắc thắm…
  • Đẩy mạnh hợp tác về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa giữa TP Hà Nội và tỉnh Thiểm Tây
    Sáng ngày 20/5/2024, tại trụ sở Tỉnh ủy Thiểm Tây, Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thiểm Tây - một trong “Bát đại cố đô” và là địa phương có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Phương Hồng Vệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Tây An. Cùng dự có các đồng chí đại diện các cơ quan của tỉnh quỷ Thiểm Tây và thành phố Tây An.
  • Bế mạc Liên hoan sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024
    Ban Tổ chức đã trao 7 giải thưởng cho các cá nhân xuất sắc; 25 Huy chương Vàng cá nhân, 37 Huy chương Bạc cá nhân; 4 Huy chương Vàng vở diễn, 3 Huy chương Bạc vở diễn.
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thảo luận Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Nhiều góp ý tâm huyết về văn hóa, giáo dục để Hà Nội vươn tầm cao mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO