Văn hóa – Di sản

Tham quan miễn phí Đại nội Huế, triển lãm đèn lồng và Đêm rằm Hoàng cung ở Phủ Nội Vụ dịp Tết Trung thu

Hương Giang 22/09/2023 11:58

Nhằm tạo dựng hình ảnh điểm đến để xây dựng chương trình trải nghiệm về đêm tại Hoàng cung Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp tổ chức Hội đèn lồng Huế 2023 và chương trình Đêm rằm Hoàng cung từ ngày 25 - 29/9 ở Phủ Nội Vụ (Đại nội Huế).

1.jpg
Đại nội Huế về đêm lung linh, ảo diệu... (ảnh: ivivu.com)

Ngày 22/9, tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, từ ngày 25 - 29/9 tại Phủ Nội Vụ (Đại nội Huế) sẽ diễn ra Hội đèn lồng Huế 2023 và chương trình Đêm rằm Hoàng cung.

Hội đèn lồng Huế 2023 sẽ có tổ chức các trò chơi cung đình như đầu hồ, bài vụ, xăm hường kết hợp với viết thư pháp tại khu vực sau cổng Tuần Binh Vệ môn. Tổ chức các chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc và ca Huế tại sân khấu sau Phủ Nội Vụ và các không gian trải nghiệm ẩm thực Huế (hoạt động mang tính dịch vụ).

Theo đó, du khách vào tham quan Hội đèn lồng Huế 2023 và Chương trình Đêm rằm Hoàng cung đi vào các cửa Hoà Bình và cửa Hiển Nhơn. Tại Đại nội Huế sẽ là một lễ hội đặc sắc với vẻ đẹp lung linh, ảo diệu của vô số lồng đèn đầy màu sắc mang nhiều giá trị văn hóa truyền thống trong không gian cổ kính của Kinh thành Huế.

Trong khuôn khổ Ngày Hội đèn lồng Huế 2023 và chương trình Đêm rằm Hoàng cung sẽ diễn ra không gian trưng bày triển lãm giao lưu đèn lồng giữa Việt Nam - Trung Quốc. Cụ thể là trưng bày và sắp đặt đèn lồng truyền thống Huế, nghệ nhân Trịnh Bách, nghệ nhân Trung Quốc, Mây tre đan Bao La, cơ sở Trúc Chỉ Huế, cơ sở CAN Studio hoạ sĩ Nguyễn Văn Đủ và không gian ký ức trung thu cổ truyền Việt Nam (trưng bày những mâm cỗ Trung thu truyền thống, lồng đèn hình các con thú dành cho trẻ em cùng hàng trăm mẫu tò he, con giống bột mang đủ hình thù).

Ban đêm, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế sẽ mở cửa Đại nội Huế miễn phí phục vụ người dân và du khách trong suốt thời gian diễn ra sự kiện (25/9 - 29/9) từ 19h30 - 22h. Đây là sự kiện phối hợp giữa Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố Đô Huế, Hội Nữ trí thức tỉnh và Ban Từ thiện - Xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hoạt động Hội đèn lồng Huế 2023 và chương trình Đêm rằm Hoàng cung với mục đích tạo dựng hình ảnh điểm đến và làm tiền đề để xây dựng chương trình mở cửa trải nghiệm về đêm tại Hoàng cung Huế, góp phần vào đời sống văn hóa tinh thần cho khách tham quan và người dân địa phương

Bài liên quan
  • Vui Tết Trung thu tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
    Với mong muốn tạo ra một không gian cho các bạn nhỏ vừa được vui chơi vừa được học tập qua các trải nghiệm tương tác, dịp Trung thu này Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ tổ chức chương trình “Em yêu Trung thu, em yêu khoa học”. Chương trình diễn ra trong 2 ngày 23 và 24/9 (tức ngày mùng 9 và mùng 10/8 Âm lịch) hứa hẹn mang đến một mùa Trung thu ý nghĩa cho các em nhỏ.
(0) Bình luận
  • Hà Nội đề xuất khôi phục tên phố Hàng Lọng
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên và điều chỉnh độ dài đường phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025.
  • Nghề gốm Mỹ Thiện là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Nghề gốm Mỹ Thiện được xếp vào loại hình “Nghề thủ công truyền thống” và chính thức trở thành một phần trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...
  • Tết cơm mới của người Xá Phó là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Khi tổ chức Tết cơm mới, mỗi gia đình phải đi rước “hồn lúa mới” từ cánh đồng, nương rẫy về nhà. Hình tượng cây lúa và “hồn lúa” trong tâm thức của người dân mang đậm tính nhân văn, bản sắc văn hóa tộc người.
  • Huế có thêm hai di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
    Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Cơ Tu và Tri thức dân gian về Bún bò Huế được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tham quan miễn phí Đại nội Huế, triển lãm đèn lồng và Đêm rằm Hoàng cung ở Phủ Nội Vụ dịp Tết Trung thu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO