Đời sống văn hóa

Nhiều mẫu đèn Trung thu cổ truyền được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long

Kim Thoa 20/09/2023 21:56

Đến với chương trình Vui Tết Trung thu 2023 tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long, các em nhỏ và du khách được tham quan không gian trưng bày các loại đèn Trung thu cổ truyền dưới hình thức là các gian hàng trên phố cổ...

trungthu-23.jpeg
Nhiều mẫu đèn Trung thu cổ truyền được phục dựng sẽ trưng bày tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội vào dịp Tết Trung thu. (ảnh: VNN)

Ngày 18/9, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội khởi động chương trình Vui Tết Trung thu với chủ đề “Đèn thu lung linh”.

Ngay từ thời Lý, Trung thu đã trở thành một lễ hội mang tính quốc gia, diễn ra đồng thời ở trong chốn cung đình và ngoài dân gian. Văn bia Sùng Thiện Diên Linh (năm 1121) cho biết, dưới thời vua Lý Nhân Tông trị vì, tiết Trung thu được triều đình tổ chức rất long trọng. Cũng không biết từ bao giờ, Trung thu mặc định đã trở thành ngày tết của trẻ thơ. Các em háo hức từ những ngày đầu tháng 8, đã được bố mẹ mua tặng đồ chơi, vui rước đèn, đánh trống, múa lân dưới ánh trăng thu vằng vặc trên khắp phố phường, làng quê. Đây là một nét đẹp văn hóa có bề dày lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc ta, cần được tiếp tục gìn giữ và phát huy.

Nhận thức được tầm quan trọng của những giá trị văn hóa phi vật thể đó, đến mỗi dịp Tết Trung thu hàng năm, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình "Vui Tết Trung thu" phục vụ các cháu thiếu nhi, nhân dân thủ đô và du khách bốn phương.

Đến với chương trình Vui Tết Trung thu 2023 tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long, các em nhỏ và du khách được tham quan không gian trưng bày các loại đèn Trung thu cổ truyền dưới hình thức là các gian hàng trên phố cổ.

Trên nền các nguyên liệu truyền thống giấy dó, giấy nhiễu, giấy bóng kính, nan tre, mây, hồ dán..., những mẫu đèn xưa cũ, như: Đèn cá chép hóa rồng, đèn cá chép trông trăng, đèn con cua, đèn thỏ, đèn bướm, đèn tôm, đèn quả đào, quả lựu, đèn trống... được tái hiện một cách sinh động, đầy cuốn hút.

Những điểm nổi bật bao gồm đèn cá chép hóa rồng, đèn cá chép trông trăng, đèn cua sống, đèn cua chín, đèn thỏ, đèn bướm, đèn tôm, đèn quả đào, quả lựu, đèn trống…

Trong dịp này, Hoàng thành Thăng Long cũng có gian hàng trưng bày đồ chơi trung thu truyền thống như ông tiến sĩ giấy, ông đánh gậy trông trăng, mặt nạ giấy bồi, đầu sư tử, trống ếch, trống bỏi, tàu thủy sắt tây, thỏ đánh trống, tò he, thiên nga nhồi bông…

Ngoài ra, du khách có thể tham gia chương trình “check-in không giới hạn” tại con đường đèn sắc màu trong không gian kiến trúc kinh thành trầm mặc chỉ có ở Hoàng thành Thăng Long.

Chương trình Vui Tết Trung thu với chủ đề “Đèn thu lung linh” kéo dài từ nay đến 24/9./.

Bài liên quan
  • Trải nghiệm Tết Trung thu tại các điểm di sản trong khu phố cổ Hà Nội
    Nhân dịp Tết Trung thu truyền thống, từ ngày 22/9 đến ngày 29/9/2023, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các nghệ nhân, thợ thủ công tổ chức chuỗi hoạt động trưng bày, trải nghiệm tại các điểm di sản trong khu Phố cổ Hà Nội và không gian bích họa phố Phùng Hưng.
(0) Bình luận
  • Chương trình trải nghiệm đặc biệt “Huyền thoại tuổi thanh xuân”
    Nhằm lan tỏa lòng yêu nước, tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu của người phụ nữ Việt Nam thời kháng chiến, đồng thời tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử đến các tầng lớp nhân dân và thế hệ trẻ, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tiếp tục tổ chức chương trình trải nghiệm đặc biệt “Huyền thoại tuổi thanh xuân”.
  • Đặc sắc Hội diễn văn nghệ công nhân, viên chức, lao động quận Ba Đình năm 2024
    Với chủ đề “CNVCLĐ quận Ba Đình tự hào tiến bước theo Đảng”, tối 4/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận tổ chức Hội diễn văn nghệ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Ba Đình năm 2024.
  • Khánh thành bức Phù điêu tác phẩm "Bài ca Chiến thắng"
    Bức Phù điêu tác phẩm “Bài ca Chiến thắng” của tác giả Nguyễn Đức Luận, được đặt tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, có chiều cao 2,7m, rộng 3,7m, với điểm nhấn là hình ảnh đoàn quân chiến thắng, hình ảnh nhân dân các dân tộc Tây Bắc tay cầm cờ, hoa vui mừng chào đón bộ đội Cụ Hồ...
  • Tháng 5 "Theo dấu chân Người" ở Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Từ ngày 02 - 31/5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Theo dấu chân Người”, các hoạt động hàng ngày, cuối tuần hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 -19/5/2024).
  • Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật sẽ khai mạc ngày 3/5
    Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) trên cơ sở là cây cầu đi bộ bắc ngang qua phố Trần Nhật Duật được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2014. Dưới sự chung tay của các nghệ sĩ, các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt trên cầu đi bộ phố Trần Nhật Duật đã biến không gian công cộng thành một không gian nghệ thuật hấp dẫn, đặc sắc.
  • Triển lãm "Hào khí Điện Biên - Một thiên sử vàng"
    Tư liệu, hình ảnh được tập trung vào 3 phần, gồm: “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, “Cuộc chiến 56 ngày đêm chấn động địa cầu”, “Quảng Nam - Đà Nẵng chia lửa cùng Điện Biên”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Nhiều mẫu đèn Trung thu cổ truyền được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO