Tản văn: Đèn quê

arttime| 05/11/2021 08:46

Chẳng biết đèn quê có tự bao giờ, chỉ biết rằng tôi và lũ bạn đồng trang lứa từ buổi lọt lòng trong mái nhà tranh vách đất nơi vùng trung du yên ả, đã có ánh đèn quê.

Theo thời gian, chúng tôi lớn lên, trưởng thành bên “nguồn sáng trong đời” đó. Bên ánh đèn quê tỏa ánh sáng yếu ớt, chúng tôi từng viết những câu văn, làm những bài toán buổi đầu đời, say sưa những truyện cổ tích, mê hồn và thấm đẫm những trang tục ngữ, ca dao. Mỗi gia đình nông thôn Việt Nam, đèn quê là thứ ánh sáng duy nhất trong nhịp sống, sinh hoạt, từ cá thể đơn vị gia đình đến cộng đồng làng xã.

den-dau-1634891749.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Thì đó, đèn quê hắt bóng nhập nhoạng xuống bao gương mặt khi bóng chiều đổ xuống. Ấy là bên mâm cơm lao xao; là bên ấm trà xanh bố mẹ bàn việc đồng áng, vườn tược; là tiếng ê a của những đứa trẻ học bài. Đèn quê thao thức cùng lứa học sinh cuối cấp miệt mài cho những mùa thi mong sao đỗ đạt, bõ công “đèn sách”. Đèn quê ra đồng ra bãi tần tảo, góp phần dệt những mùa vàng ấm no; đèn quê đi chống hạn, bão lũ, đèn quê còn theo người quê soi cá, bắt ếch, theo ngư dân tròng trành trên con thuyền nan bên những dòng sông để bữa ăn sinh tồn - bớt phần đạm bạc. Đèn quê rộn ràng bên khung cửi thánh thót thoi đưa của thiếu nữ; đèn quê râm ran buổi liên hoan chia tay ngày mai những chàng trai trẻ lên đường.

Không chỉ dự phần, “can thiệp” vào đời sống sinh hoạt, lao động của nghề nông, đèn quê đã có một thời ra trận làm nên những trang sử dân tộc vĩ đại, hào hùng. Tập thơ “Lửa đèn” của Phạm Tiến Duật nói lên điều đó, với “Anh cùng em sang bên kia cầu/ Nơi có những miền quê yên ả/ Nơi đêm ngày giặc điên cuồng bắn phá/ Những ngọn đèn vẫn cứ thắp lên”. Đèn quê còn được nhà thơ Chính Hữu phát triển hình tượng bằng “Ngọn đèn đứng gác”: “Trên đường ta đi đánh giặc/ dù về Nam hay ta lên Bắc/ ở đâu cũng gặp những ngọn đèn dầu chong mắt đêm thâu”. Những vầng sáng kiêu hãnh, bất khuất đó, phải chăng được “giữ qua đời này đời khác/ vùi trong tro trong trấu nhà ta”, bùng lên từ những ánh đèn buồn "Ngọn đèn khuya leo lét trong lều/ cơn bóng tối dập dờn trước ngõ” trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu và "Ngọn đèn khi tỏ khi mờ/ khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu” để "Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn” trong thơ Chế Lan Viên?

Giờ đây, điện khí hóa nông thôn đã “phủ lưới toàn quốc”. Các vùng quê điện như sao sa, giăng mắc khắp những con đường trải nhựa, bê tông và các tụ điểm công cộng bởi hệ thống đèn cao áp chiếu sáng. Trong mỗi gia đình làng quê Việt Nam, hình ảnh những chiếc đèn quê đã lùi xa. Từ đèn thắp dầu thực vật như dầu dọc, dầu sở, dầu dừa đến các loại thắp dầu hỏa như đèn Hoa Kỳ, tọa đăng, măng sông, đèn bão..., nay thay thế bằng các loại điện tuýp, các loại đèn tiết kiệm, đèn chùm, đèn trang trí đến cả đèn vườn. Tất cả sáng lòa, cái kim rơi trên nền nhà hoặc một vật nhỏ trên đường dạo cũng dễ tìm thấy. Người và cảnh về đêm rạng rỡ, bừng lên.

Dù có điện lưới quốc gia chói lòa như vậy, nhưng đèn quê đâu tắt hẳn? Bởi khi thắp nhang trên các ban thờ tổ tiên, các bậc sinh thành, dù có lắp đèn điện thờ, song người ta vẫn dùng đèn dầu. Tất cả các đình, đền, chùa, miếu, phủ cũng vậy. Và khi đưa người thân sang thế giới bên kia, người ta vẫn đặt chiếc đèn dầu bên cạnh bát cơm quả trứng, đôi đũa cách điệu trên mặt quan tài đến lúc “mồ yên mả đẹp”. Trong bạt ngàn các nghĩa trang liệt sĩ khắp Bắc - Trung - Nam mỗi dịp tri ân "đền ơn đáp nghĩa", hàng vạn ngọn nến lung linh thẳng hàng thẳng lối - như chính các anh - chỉnh tề, uy nghiêm trước giờ ra trận. “Sống dầu đèn chết kèn trống” là vậy. Chưa hết, bạn quan sát một trong các phần việc của ngành Đường sắt mà xem: Ớ các điểm chắn nút giao đường sắt với đường bộ, các nhân viên vẫn dùng đèn bão, vừa kéo rào chắn vừa giơ đèn làm “hiệu lệnh” cho các phương tiện tham gia giao thông dừng lại; những bước chân vẫn xuyên màn đêm lạnh giá trên các cung đường sắt bên ánh đèn bão đung đưa - tuần đường, kiểm tra trước mỗi chuyển tàu chuẩn bị chạy qua. Họ là “những ánh sao đêm”, là đèn quê “cháy” mãi trong ta đó sao?

Đèn quê, vì thế, mái mãi là thứ ánh sáng thiêng liêng nhất, vĩnh cửu nhất, là sợi dây cố kết cộng đồng bền chặt nhất, neo giữ sẻ chia, sống chết có nhau khi “tối lửa tắt đèn”. Đèn quê mãi là hồn quê. Mà “quê hương nếu ai không nhớ/ sẽ không lớn nổi thành người"!

(0) Bình luận
  • Phượng tím vắt ngang trời thương nhớ
    Đến Đà Lạt vào ngày nắng chói, đôi mắt chị dõi tìm loài hoa gieo thương nhớ, phượng tím. Đà Lạt mùa nào sắc đó, đều là những loài đặc trưng của xứ sở ngàn hoa. Mùa dã quỳ vàng hoang hoải, mùa cỏ hồng bềnh bồng như mây, mùa hoa ban trắng tinh khôi, mùa anh đào ngọt ngào trong trẻo. Với chị, lưu luyến nhất vẫn là mùa phượng tím. Mùa này phượng rải sắc tím ngăn ngắt khắp đất cùng trời, gợi lên trong lòng xiết bao lưu luyến.
  • Phù sa đời cha
    Cha trầm lành như đất, tôi là con gái nhưng lại đáo để, nghịch ra trò. Vậy mà hai cha con lại bện nhau như hình với bóng.
  • Dáng quê
    Ai cũng có trong lòng một dáng hình quê hương để mà thương, mà nhớ. Với tôi, đó là hình dáng con đường đi học, của bụi tre làng thấp thoáng trong đêm trăng; là dáng mẹ gánh lúa trên đê hay dáng cha đang lom khom cày ruộng. Quê hương không chỉ là nơi ta được sinh ra và nuôi lớn, mà còn là nơi chan chứa nhiều kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ.
  • Những mùa xuân nối tiếp
    Mùa xuân vẫn về qua cây cầu vắt ngang sông. Một khúc sông rộng đủ để những chuyến đò ngang bối rối, chênh chao. Khi không còn chở đò nữa, bóng người lái đò cứ thế xa dần, mờ dần phía cuối con đê. Bến đỗ, nẻo về ngoằn ngoèo, xa tít tắp. Ai đó còn gọi với: thầy ơi, u ơi. Chiếc lá rơi vào chiều lỗi hẹn. Quê và những mùa xuân nối tiếp làm xao động tấm chân tình.
  • Bà ngoại của tôi
    Bà ngoại tôi có dáng người gầy gầy, lưng bà hơi còng, tóc bà xen kẽ sợi đen, sợi bạc. Khuôn mặt bà nhiều nếp nhăn, nhưng khi bà cười, gương mặt bà vô cùng phúc hậu.
  • Trà Hương vị du ca
    Trong những tinh túy ẩm thực, trà là đồ uống mang hành trình gợi đầy chiêm nghiệm. Trà đến với người bởi nhớ, bởi duyên và bởi sự mê đắm của người, bảo tri kỷ thật chẳng sai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương
    Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (20/5 đến 8/6 và 17/6 đến 27/6), Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được chỉnh lý, bổ sung sẽ được Quốc hội thảo luận lần 2 và thông qua Dự án Luật. Có thể nói, đây là một sự kiện quan trọng, nhất là Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương, và để Hà Nội xứng với “trái tim của cả nước”.
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Bài 2 - Kho hàng, xưởng sản xuất cần thực hiện 9 nội dung phòng cháy chữa cháy
    Theo khuyến cáo của UBND Thành phố Hà Nội về công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) trên địa bàn Thủ đô trong mùa nắng nóng năm 2024, đối với với kho hàng, xưởng sản xuất cần thực hiện 9 nội dung.
  • Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV
    Hôm nay ngày 20/5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Cử tri và nhân dân Hà Nội đánh giá, kỳ họp thứ bảy là kỳ họp rất đặc biệt với Thủ đô Hà Nội khi Quốc hội dự kiến sẽ thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Đừng bỏ lỡ
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
  • Trưng bày, giới thiệu hơn 300 ảnh du lịch “Bình Định – Thừa Thiên Huế - Nghệ An”
    Để tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết phát triển du lịch, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế và Nghệ An tổ chức trưng bày, giới thiệu hơn 300 hình ảnh về các giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh…
  • “Tình sen” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Bích Vân
    Gần 70 tác phẩm với chủ đề “Tình sen” vừa được NSNA Hoàng Bích Vân giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm Giám định và triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm cá nhân đầu tiên này là một dấu ấn quan trọng và cũng là một minh chứng cho tình yêu với sen, với nghệ thuật (mỹ thuật và nhiếp ảnh) của nữ nghệ sĩ.
  • Vở xiếc "Giấc mơ tuổi thần tiên" ra mắt phục vụ khán giả nhí dịp 1/6
    Vở diễn “Giấc mơ tuổi thần tiên” do Nghệ sỹ Nhân dân Tống Toàn Thắng chỉ đạo nghệ thuật, Nghệ sỹ Ưu tú Trương Thị Mai đạo diễn, cùng sự tham gia của các diễn viên, nghệ sỹ xiếc của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.
  • Thừa Thiên Huế vinh dự, tự hào có hệ thống di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), tỉnh Thừa Thiên Huế dâng hoa và triển lãm “Điện Biên Phủ - Quyết chiến, Quyết thắng” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
  • "Bảy chuyện kể Gothic" mang đến cho độc giả Việt Nam thể loại văn chương hết sức mới lạ
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa trình làng cuốn sách “Bảy chuyện kể Gothic” của tác giả Isal Dinesen. Với thể loại văn chương hết sức mới lạ, tác phẩm mang đến cho độc giả Việt Nam những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn.
  • Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam
    Ngày 17/5, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam” với sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.
Tản văn: Đèn quê
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO