Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Tản mạn ở chân cầu Vĩnh Tuy

Izerghin 10:23 11/08/2023

Ngày bé, mỗi lần mất điện, tôi thường theo trẻ con trong xóm đi bộ lên triền đê. Đứng nhìn về phía xa xôi trước mặt, một luồng ánh sáng lấp lánh rất thu hút đôi mắt trẻ thơ. Lúc bấy giờ tôi chỉ ước được là cánh chim, để thoả sức vỗ cánh bay về phía ánh sáng…

bai-boi-song-hong-1.jpg
Bãi bồi sông Hồng

Đến khi vào đại học, tôi đặt chân lên Thủ đô, bắt đầu một cuộc sống phồn hoa, ngập tràn ánh sáng. Ánh sáng từ đèn đường phố, ánh sáng từ những tòa cao ốc,... vẫn thu hút tôi như ngày thơ bé. Mỗi lần nhìn những đốm sáng lấp lánh ấy, trong lòng tôi vẫn trỗi dậy niềm vui thích, khát khao và hy vọng... Và niềm hạnh phúc như dâng đầy vào một tối trời trong, gió mát, tôi theo các em trong xóm trọ ra bãi bồi sông Hồng nướng thịt ăn tối và ngả lưng trên nền cát nghe tiếng sóng nước dập dềnh sát bên tai như lời thì thầm của mẹ thiên nhiên.

Hà Nội rất thú vị. Muốn đến chốn đông vui, náo nhiệt thì điểm đến luôn sẵn sàng trong trung tâm thành phố, còn muốn đến những nơi thoáng đãng, yên tĩnh, thả mình vào gió trời thì chỉ cần bỏ ra 30-45 phút lái xe là có thể đến một “thế giới khác” bên sườn thành phố. Vì quá háo hức cho một chuyến trải nghiệm trong lòng thành phố, tôi đã xin nghỉ hẳn một buổi chiều để chuẩn bị đồ ăn, thức uống, đợi đến khi các em tan làm thì lên đường ngay.

bai-boi-song-hong-2.jpg
Và sau những bộn bề, chúng tôi trở về với mẹ thiên nhiên, đắm mình vào dòng sông lấp lánh

Chúng tôi xuất phát đúng vào giờ tan tầm nên tắc đường ghê gớm. Từ Cầu Giấy sang chân cầu Vĩnh Tuy mất hơn 40 phút để di chuyển. Theo chân cậu em tên Quân, chúng tôi đi xuyên qua một đoạn đường đất bụi mù để ra đến đê sông. Vì trời mưa kéo dài cả tuần, nhiều đoạn đường lầy lội và hõm sâu nên chúng tôi đành phải quay xe tìm đường đi khác. Đường vòng lại, chúng tôi đi tắt qua vườn nhãn rồi cứ thế chạy thẳng xe máy đến bãi bồi sát mặt sông.

Bãi bồi sông Hồng hiện ra trước mắt. Hương phù sa, vị cát ẩm của dòng sông lịch sử khiến lòng tôi xôn xao. Lúc này, tôi mới ngỡ ngàng nhận ra: Hóa ra, ở rìa sông Hồng có một cuộc sống thú vị như thế. Và sau những bộn bề, chúng tôi trở về với mẹ thiên nhiên, đắm mình vào dòng sông lấp lánh, để khi đã chếnh choáng bởi men bia, chúng tôi ngồi bệt xuống nền cát ẩm mịn, tự nói ra những điều muộn phiền, trăn trở sâu kín ở trong lòng.

Tôi khom lưng tháo quai dép và xắn quần cao lên tận đầu gối để được thỏa thích vầy bì bõm dưới dòng nước mát. Nước dập dềnh đẩy ánh trăng va chạm vào da thịt sau mỗi đợt sóng. Tôi cúi xuống nhặt một viên sỏi bị sóng cuốn trôi lên mặt cát, ném thật xa về phía dòng nước rồi hét thật to. Cảm giác như trút bỏ hết mọi muộn phiền ẩn nấp trong lòng.

Đứng dưới nền cát ẩm bên dưới những chân cầu bắc qua sông nhìn lên, thứ ánh sáng đã làm tôi mê đắm cả tuổi thơ như hiện ra trước mắt. Bởi khoảng cách khá xa, nên tôi chỉ thấy những đốm sáng nho nhỏ, còn tiếng ồn ào của các phương tiện di chuyển và tiếng người nói giống như một thước phim tắt tiếng, hoàn toàn tĩnh lặng.

bai-boi-song-hong-3.jpg
Hương phù sa, vị cát ẩm của dòng sông lịch sử khiến lòng tôi xôn xao...

Từ lúc nào, người sống ở Thủ đô lại xuất hiện ở bãi bồi đông đúc đến thế. Xe lớn, xe bé dựng đầy trên bãi bồi, rồi san sát những lều trại, ghế dù, bàn xếp. Thiết nghĩ, trong cuộc sống bức bối này, được lái xe chạy tới những nơi gần gũi với thiên nhiên là điều nên làm nhất để giải tỏa tâm hồn. Thế là từ nay tôi đã có đáp án cho lòng mình, rằng những lúc thấy bế tắc, mệt mỏi, tù túng, tôi sẽ đi đâu, làm gì. Câu trả lời là chạy xe ra bãi bồi sông Hồng, ngồi bệt xuống nền cát ẩm, mặc cho sóng xô ướt hết quần áo, để khi sóng ra xa sẽ cuốn trôi hết mọi muộn phiền bên trong. Chỉ thế thôi mà lòng bình an và tim vui rộn rã.

Cũng lạ, sao con người lại phức tạp thế nhỉ? Đầu tư cả mớ bận rộn để đổi lại một ít thảnh thơi! Tính ra là lỗ nặng mà vẫn thấy hài lòng, nên tôi mới ham thích việc chạy xe xuôi về ven thành phố mỗi khi lòng rối rắm.

Tối muộn lúc quay về, một trận bão lớn cuốn bay bụi đất cùng lá khô. Biết rằng, nếu tiếp tục lái xe thì nguy hiểm nên chúng tôi đã vội trú vào một mái hiên gần đó, nhìn những bóng người mặc áo mưa cố gắng lao đi trong màn mưa để kịp về cho sớm.

Trong lúc đứng đợi mưa ngớt, tôi nghĩ nhiều về duyên nợ với thành phố này. Có phải vì nợ nhau, nên thay vì hoảng sợ trong đêm tăm tối thì tôi vẫn thấy mình may mắn. May mắn vì vẫn còn những mái hiên cho người lữ hành đêm khuya dừng chân trú tạm, giữa thành phố vẫn hối hả người qua lại để trong lòng được góp thêm một chút an tâm.

Mưa tạnh, những dòng nước xối xả dốc xuống các cống thoát nước. Chúng tôi lại lên xe, vít ga chạy một mạch về với phố. Năm tháng ấy vẫn xanh ngời trong những chuyến ngược xuôi trong thành phố./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Izerghin. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Nhớ sự hoài cổ, mong sự đổi mới
    Tôi được sinh ra ở Hà Nội vào năm 2007. Có thể nói, từ quãng thời gian tôi sinh ra cho tới giờ, tôi đã được chứng kiến sự đổi thay của Hà Nội. Không chỉ qua những bức tranh, mà còn qua cả chính con mắt trải nghiệm của bản thân từ những chuyến đi chơi trong thành phố cùng với ba mẹ. Để rồi, tôi nhận ra rằng bản thân tôi vẫn nhớ sự hoài cổ ấy, nhưng chính tôi cũng mong sự đổi mới nơi mình sinh ra.
(0) Bình luận
  • Lấp lánh gốm sứ Bát Tràng
    “Trước khi về, nhớ sang Bát Tràng mua cho mẹ bộ bát đĩa nhé!”. Nghe lời dặn của mẹ, ký ức một thuở hiện về và nỗi nhớ căn nhà kỷ niệm cứ xốn xang trong tôi. Nơi đó có mẹ đang móm mém mỉm cười chờ tôi. Thấy con về, nhất định mẹ sẽ hỏi “Có sang Bát Tràng không?”. Tôi sẽ đùa “Nhà thiếu gì bát đĩa mà mẹ cứ phải Bát Tràng!”. Mẹ sẽ mắng yêu “Đấy là tôi dặn mua sắm cho anh em anh đấy chứ. Thi thoảng các con về đây ăn uống đầy nhà đầy cửa không vui sao!”... Càng nghĩ, ký ức càng cuộn lên khôn nguôi, trong đó có những hình ảnh rất quen thuộc trong nhà tôi – một gia đình miền núi nhưng đậm đặc hơi hướng một miền đất đồng bằng nổi tiếng - Bát Tràng.
  • Nghề thuốc ở xứ Đoài
    Nhắc đến xứ Đoài, trong tâm thức người Việt Nam ta đó là vùng đất cổ, nơi lưu giữ những tầng lịch sử, văn hóa được trầm tích qua hàng ngàn năm. Xứ Đoài, tên gọi quen thuộc, nhưng không dễ để hiểu tại sao lại gọi như vậy.
  • Hà Nội trong trái tim tôi
    Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường tôi đã vô cùng yêu thích và thuộc nằm lòng bài hát: “Hà Nội - Một trái tim hồng” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Khi những ca từ trong trẻo cất lên: “Tôi hát bài ca ngợi ca Hà Nội/ Ơi Thủ đô xao xuyến trong trái tim tôi/ Hàng cây xanh bao mùa lá đỏ/ Gió sông Hồng rì rào sóng vỗ…”.
  • Hoài niệm về tàu điện xưa
    Hình ảnh những chuyến tàu điện chở khách hồi xưa: bây giờ chỉ còn trong hoài niệm. Nghe nói, tàu điện do người Pháp đưa sang, có hơn 100 năm (có nhà ga, sửa chữa cho tàu khá lớn, ở đường Hoàng Hoa Thám bây giờ)...
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
  • Sơn Tây, một thoáng thành cổ
    Nằm dưới chân núi Tổ lại ở vị trí trung tâm của xứ Đoài, thành cổ Sơn Tây từng in dấu thời gian và trở thành một chứng nhân của lịch sử trong giai đoạn cuối của thời phong kiến và những năm tháng bi hùng kháng chiến chống Pháp của phe “chủ chiến” và phong trào cần vương trên mảnh đất xứ Đoài.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”
    Trường Đại học Luật (Đại học Huế) phối hợp tổ chức Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ IV với chủ đề “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”.
Đừng bỏ lỡ
Tản mạn ở chân cầu Vĩnh Tuy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO