Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Tấm lòng mẹ Cường

Nguyễn Ngọc Châu 09/10/2024 11:16

Tháng 1 năm 1954, đơn vị chúng tôi (C trợ chiến, D79, bộ đội Hà Đông) đóng quân ở đồi Đình, căn cứ du kích xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức. Tại đây, chúng tôi tiếp tục quán triệt Nghị quyết của Tỉnh ủy Hà Đông về phối hợp với chiến trường chính (lúc ấy chưa nói rõ là Điện Biên Phủ) tăng cường hoạt động đánh địch mở rộng khu du kích từ Bắc Mỹ Đức sang Nam Chương Mỹ nhằm tạo thế đứng chân cho bộ đội chủ lực khi về giải phóng Thủ đô.

Nam Chương Mỹ thời gian này còn dày bốt giặc, chỉ trong khoảng cách chừng dưới 20 km từ Ba Thá sang Chúc Sơn, có tới 3 bốt lớn: Phù Yên, Quảng Bị, Chúc Sơn. Ngoài ra, còn có các đồn lính ở Khôn Duy, và vùng phụ cận. Cách Quảng Bị không xa, địch còn cắm các bốt Miếu Môn, Cầu Tây, Núi Sáo.

6-tam-hung-bao-ve-can-bo.jpg
Trong những ngày chiến tranh, có biết bao người như mẹ Cường luôn sẵn sàng bao bọc, chở che cho những người lính. (Ảnh minh họa)

Như thấy quân ta về, địch tăng thêm lượt tuần tra ngày đêm, có lúc mò tới từng gia đình nghi là “ăn ở hai lòng”. Địch tăng cường hoạt động làm dân vùng địch hậu đã thiếu thốn về vật chất, lại thêm căng thẳng về tinh thần nên dân càng mong chờ bộ đội về giải phóng quê hương.

Chúng tôi về Chương Mỹ vào một đêm cuối tháng. Cái rét cuối đông còn sót lại cũng đủ sức tạo nên những mũi kim chích vào da thịt các chiến sĩ quần mỏng, áo sờn. Trời tối như bưng, mưa phùn dài ngày khiến nhiều đoạn đường trơn như đổ mỡ, mỗi bước đi là một lần vấp ngã. Trên không văng vẳng tiếng vạc bay đi ăn đêm. Chúng tôi hành quân lặng lẽ nhưng hối hả. Thỉnh thoảng lại nghe tiếng súng địch từ các bốt Miếu Môn, núi Sáo bắn cầm canh. Pháo 105 của địch từ Phù Yên bắn tọa độ từng đợt, từng đợt làm vỡ tan không khí yên tĩnh vốn có của cảnh quê về đêm.

Khoảng 3 giờ sáng, chúng tôi qua sông Bùi về trú quân ở thôn Đồng Bầu (phía bên kia là chợ Sẽ Khê). Tại đây, cán bộ cơ sở “nằm vùng” từ trước dẫn chúng tôi đến các xóm, từng xóm gửi mỗi gia đình một, hai người. Tiểu đội của tôi lúc ấy có 9 người do anh Cơ, người Nho Tống (Phú Xuyên) làm Tiểu đội trưởng. Tám anh em trong tiểu đội là: Dư và tôi, ở Phù Lưu Tế (Mỹ Đức); Thắng và Xuân ở Thượng Lâm; Du và Luận ở Bột Xuyên; Lượng và Thắm ở Tử Dương (Ứng Hòa).

Dư và tôi được về nhà mẹ Cường, một ngôi nhà nhỏ bên bờ sông Bùi. Ánh đèn dầu hỏa vặn nhỏ như con đom đóm nhưng cũng đủ ánh sáng cho chúng tôi nhìn thấy mọi vật trong căn nhà của mẹ. Nhà một gian, hai chái, khung bằng tre, mái lợp rạ. Gian giữa đặt bàn thờ, hai gian bên kê hai chiếc giường tre. Một bên kề giường là cái chum đựng ngô, cái vại đựng gạo. Một bên lại kê cái hòm chân đựng thóc, dưới gầm giường đổ khoai lang mới dỡ. Ngắm ngôi nhà, tôi hình dung nó như con gà mái xòe cánh ấp đàn con nhỏ khỏi chết cóng vì rét.

Mẹ Cường chừng sáu lăm, bảy mươi tuổi, dáng vẻ còn nhanh nhẹn lắm. Mẹ tươi cười đón chúng tôi vào nhà, chỉ chỗ cho chúng tôi rửa mặt, bê giỏ nước chè tươi ủ sẵn mời chúng tôi uống. Rồi mẹ quay xuống bếp lần thứ hai bưng lên rá khoai lang hầm thơm phức, mời chúng tôi ăn. Từng bước, từng bước chân mẹ thoăn thoắt, nhẹ nhàng nhưng vẫn phát lên tiếng chân chạm đất rậm rịch, đều đều tưởng như tiếng phách cầm nhịp của một dàn nhạc vậy.

Chúng tôi được lệnh “gói quân” trong nhà. Không ai được ra hè, ra sân, không được nói to, càng cấm không được cười đùa. Hình như được biết trước về yêu cầu đảm bảo bí mật cho bộ đội, mẹ đã chuẩn bị sẵn mẹt tro bếp, một ống bơ to đặt ở xó nhà. Khi sáng, mẹ đã nhắc khẽ chúng tôi có đi vệ sinh thì đi vào đấy.

Hai bữa ăn trong ngày đều do mẹ lo. Mẹ còn kể chuyện về mình làm hai chúng tôi vô cùng cảm động. Lấy chồng từ năm 18 tuổi, mẹ trải qua tám lần sinh con nhưng chỉ nuôi được hai. Năm 1947, chồng mẹ bị Pháp bắn chết. Năm 1949, anh con trai cả hy sinh trong trận đánh địch ở Mai Lĩnh để lại vợ và một con trai lên 5 tuổi. Năm 1951, anh thứ hai xin ra vùng tự do nhập ngũ nhưng từ đó chưa một lá thư gửi về. Gửi con dâu và cháu nội ở nhà quen trên phố Hàng Buồm ngoài Hà Nội cho an toàn, mẹ chờ cho bao giờ yên nước yên dân thì về. Hiện mẹ ở nhà một mình, sống nhờ hai sào ruộng cấy và khoai lang trong vườn nhà.

Đêm hôm sau, chúng tôi được lệnh đi công đồn. Mục tiêu là bốt Quảng Bị (cách Đồng Bầu chừng ba, bốn kilômét. Địch đóng ở đây vừa đông, vừa nhiều sắc lính. Chúng bố trí khá chắc chắn, trang bị hỏa lực mạnh. Từ 6 giờ chiều hôm trước đến bốn, năm giờ sáng hôm sau, cứ 15 phút một lần, địch bắn pháo sáng nhằm đe dọa dân, phát hiện bộ đội từ xa và báo cho nhau biết đồn bốt còn an toàn.

Do nắm chắc tình hình, lại được phổ biến kỹ phương án tác chiến trên sa bàn nên khi bộ đội vào gần đồn địch mà chúng không phát hiện được. Bộ đội triển khai về vị trí rất nhanh. Mọi con mắt hướng cả vào đồn giặc, sẵn sàng xông trận.

Khoảng 2 giờ sáng, tiếng súng lệnh tấn công nổ giòn, các mũi xung kích đồng loạt nổ súng. Gần 5 giờ sáng, quân ta san bằng bốt Quảng Bị.

Bảy giờ sáng, nhân dân quanh vùng biết tin Quảng Bị được giải phóng, nhiều bà con rủ nhau đến xem đồn thù tan tác như thế nào và mừng bộ đội ta đánh thắng. Trong số những người dân có mặt hôm đó, tôi thấy có cả mẹ Cường.

Sau trận đánh, mọi việc đều được giải quyết êm xuôi. Riêng việc mai táng các chiến sĩ hy sinh đã làm cho chỉ huy đơn vị rất lo lắng. Chỉ có 3 liệt sĩ thôi mà nhân dân phối hợp cùng bộ đội lo mãi mới được hai cỗ áo, còn thiếu một cỗ nữa biết mua ở đâu?

Các cụ phụ lão đi vận động bà con trong làng ai có ván nằm hay cánh cửa hãy ủng hộ để lo cho các anh, nhưng là vùng bị địch tàn phá nhiều lần nên không thể kiếm ra. Biết được nỗi lo lắng này của đơn vị, mẹ Cường xin gặp ban chỉ huy. Mẹ nói: “Tục quê tôi có từ xưa, hễ đến tuổi như tôi, mà lo được cỗ hậu sự trước thì cứ lo, để trước là chủ động khi “về quê”, hai là đỡ việc cho con cháu. Tôi đã làm được như vậy nhưng nay quê hương đã được giải phóng mà tôi còn đang khỏe, chắc còn thọ thêm. Tôi xin ủng hộ đơn vị cỗ hậu sự của tôi để đơn vị lo cho anh em vừa hy sinh”.

Chúng tôi theo về nhà mẹ lấy cỗ áo quan lo an táng cho cho anh em được mồ yên mả đẹp. Mang cỗ áo quan đi, lòng chúng tôi rưng rưng. Chúng tôi rời quê hương Chương Mỹ, đi hết mấy cuộc chiến tranh nhưng không ai nguôi nghĩ về mẹ Cường, về tấm lòng của mẹ./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”
    Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, đã có bài viết “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này tới bạn đọc.
  • Gợi mở để văn nghệ sỹ Thủ đô triển khai hiệu quả Chỉ thị 30-CT/TU của Thành ủy Hà Nội
    Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội khẳng định: “Phát huy vai trò của Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là sự thể hiện bản lĩnh và trách nhiệm nghề nghiệp của người nghệ sĩ”.
  • Lan tỏa những điển hình phụ nữ Thủ đô
    Chào mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025) và hướng tới Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/6, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025 với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô Tự tin – Hội nhập – Kết nối thành công”.
  • Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà: Bản sắc riêng là nguồn lực để tạp chí Người Hà Nội phát triển
    “Tạp chí Người Hà Nội có bản sắc riêng và không hòa lẫn với với những tạp chí, cơ quan báo chí khác. Chúng ta phải tìm được lối đi, cách làm riêng chuyên sâu về văn hóa, con người Hà Nội” - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh.
  • Kỳ thi vào lớp 10 Thành phố Hà Nội: Rưng rưng hình ảnh phụ huynh đồng hành cùng con
    Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập năm học 2025 – 2026 của Thành phố Hà Nội khép lại với môn thi Toán (120 phút) trong sáng 8/6. Cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của các thí sinh, hình ảnh các bậc phụ huynh ân cần đưa, đón, dang rộng vòng tay ôm con vào lòng, chở che cho con trong suốt kỳ thi đã thắp sáng truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ” hay “Cha là bóng mát giữa trời/ Cha là điểm tựa bên đời của con”.
  • Di tích lịch sử Thủ đô Hà Nội: “Quả ngọt” từ sản phẩm phục vụ công nghiệp văn hóa
    Các di tích lịch sử trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thời gian qua tiếp tục là điểm đến tham quan hấp dẫn với du khách. Ước tính doanh thu tại các di tích lịch sử Hà Nội trong 5 tháng năm 2025 đạt hơn 100 tỷ đồng, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2024. Câu hỏi được đặt ra: các di tích lịch sử của Thành phố đã được “chăm sóc, gieo trồng” thế nào để có “quả ngọt” đến vậy?
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Ra mắt không gian trưng bày đặc sắc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Sáng ngày 20/6/2025, tại số 66 Nguyễn Thái Học (Ba Đình, Hà Nội), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ ra mắt Không gian trưng bày Mỹ thuật ứng dụng và Mỹ thuật dân gian. Sự kiện diễn ra nhân dịp kỷ niệm 59 năm thành lập Bảo tàng (1966 – 2025), đánh dấu bước phát triển mới trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản mỹ thuật truyền thống.
  • Sử dụng địa danh “Xà Cầu” đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Hương Xà Cầu”
    UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3020/QĐ-UBND về việc cho phép Hợp tác xã sản xuất hương làng nghề Xà Cầu sử dụng địa danh “Xà Cầu” tương ứng với bản đồ địa lý đã được phê duyệt để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Hương Xà Cầu” cho sản phẩm và dịch vụ mua bán: hương ở xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
  • Nhạc kịch học đường Việt Nam góp mặt tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng 2025
    “The Enchanted Crossbow” không tái hiện lịch sử theo lối kể cổ điển mà khai thác câu chuyện bằng ngôn ngữ sân khấu hiện đại, kết hợp âm nhạc, ánh sáng, vũ đạo và cảm xúc để đưa khán giả đến gần hơn với những giá trị văn hóa dân gian Việt Nam.
  • [Video] Bảo tàng Báo chí Việt Nam – "Ngôi nhà di sản" của những người làm báo
    Có một địa điểm rất đặc biệt giữa lòng Thủ đô Hà Nội được ví như “Ngôi nhà di sản” của nền báo chí Việt Nam, nơi lưu giữ những ký ức, sự dấn thân của người làm báo có khi đổi bằng nước mắt và máu, hay cả những trang báo lấm bụi thời gian – đó chính là Bảo tàng Báo chí Việt Nam trên phố Dương Đình Nghệ.
  • Gợi mở để văn nghệ sỹ Thủ đô triển khai hiệu quả Chỉ thị 30-CT/TU của Thành ủy Hà Nội
    Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội khẳng định: “Phát huy vai trò của Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là sự thể hiện bản lĩnh và trách nhiệm nghề nghiệp của người nghệ sĩ”.
  • Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng: Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin”
    Trong cuộc trao đổi với Văn Hóa nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao sự đóng góp, đồng hành của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt một thế kỷ qua.
  • “Con đường tương lai ” – Hành trình trí tuệ nối dài khát vọng Việt
    Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, ngày 19/6, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội, Viện Nhân học Văn hóa, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường kết hợp với Sàn văn hóa Học và Đọc Việt Nam, Nhà xuất bản Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá tập 1 và định hướng tập tiếp theo của dự án sách “Con đường tương lai”.
  • [Podcast] Chùa Kim Lan – Cổ tự linh thiêng bên bờ sông Đuống
    Hà Nội là vùng đất kết tinh của những dòng chảy văn hóa âm thầm, lặng lẽ cùng lịch sử hơn ngàn năm văn hiến. Nằm ở phía Đông Nam Hà Nội, bên dòng sông Đuống đỏ nặng phù sa, có một ngôi làng nhỏ mang tên Kim Lan - một miền đất yên ả, nơi nghề gốm cổ truyền được lưu truyền hàng nghìn năm đến nay vẫn luôn đỏ lửa. Và tại nơi này còn có một mái chùa cổ rêu phong - nơi lưu giữ những âm thanh sâu lắng nhất của văn hóa tín ngưỡng dân gian Hà Nội – Chùa Kim Lan. Chùa đã được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng là Di tích lịch sử – kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố năm 2003.
  • Tuần văn hóa, du lịch Gốm và Làng nghề Bắc Ninh
    Sự kiện quy tụ hơn 100 gian hàng, trong đó có sự hiện diện của các làng nghề gốm nổi tiếng như: Bát Tràng (Hà Nội), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Bồ Bát (Ninh Bình), Chu Đậu (Hải Dương) và gốm Phù Lãng, gốm Luy Lâu của Bắc Ninh...
  • “Nhìn lại quá khứ”: Lời tự thú lịch sử và bài học từ một cuộc chiến
    Cuốn sách “Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam” của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày ra mắt ấn phẩm đầu tiên tại Hoa Kỳ. Không chỉ là một tài liệu lịch sử quý giá, cuốn sách còn là lời mời đối thoại để cùng thấu hiểu, bao dung và tiến xa hơn trong hành trình hòa giải, hợp tác giữa hai quốc gia.
Tấm lòng mẹ Cường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO