Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Một Thủ đô phát triển toàn diện đang vươn lên mạnh mẽ cùng dân tộc và thời đại

Trung Kiên 04/10/2024 14:16

Sáng 4/10, tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”. Triển lãm là một trong các chuỗi hoạt động trọng tâm của Thành phố Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Đại biểu Trung ương dự lễ khai mạc có các đồng chí: Trung tướng Nguyễn Doãn Anh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Nguyễn Hồng Sơn – Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương; Trần Thị Nhị Hà – Phó Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội…Lãnh đạo Thành phố Hà Nội dự lễ khai mạc triển lãm có các đồng chí: Nguyễn Văn Phong – Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Quang Đức – Trưởng ban Nội chính Thành ủy; Hà Minh Hải – Phó Chủ tịch UBND Thành phố…cùng lãnh đạo các Sở, Ngành thành phố và nhân dân Thủ đô.

dv2.jpg
dv1.jpg
Các đại biểu Trung ương và Hà Nội dự Lễ khai mạc triển lãm.

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải nhấn mạnh, triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển” giới thiệu những thành tựu quan trọng của Thủ đô Hà Nội qua 70 năm trong từng giai đoạn lịch sử. “Triển lãm được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, lựa chọn những hình ảnh, mô hình, hiện vật, tư liệu tiêu biểu, hình thức trưng bày đa dạng, phong phú đảm bảo trang trọng, hiện đại, hiệu quả, mỹ thuật, ấn tượng và có tính tuyên truyền lan tỏa sâu rộng”, đồng chí Hà Minh Hải khẳng định.

a-hai.jpg
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải phát biểu khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.

Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển” diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội trong diện tích trưng bày 2.500m2 với hơn 500 hình ảnh, 500 hiện vật, 30 mô hình sinh động, hấp dẫn, ứng dụng công nghệ hiện đại. Triển lãm thể hiện bức tranh về một Thủ đô phát triển toàn diện từ quá khứ đến hiện đại - hào hùng trong chiến đấu, hăng say trong lao động, sáng tạo, đang vươn lên mạnh mẽ cùng dân tộc và thời đại, thể hiện tầm vóc của Thủ đô đang dần đổi mới.

Thông qua việc sử dụng pano, bản vẽ, tài liệu, phim, hình ảnh, hiện vật, mô hình kết hợp trình chiếu 3D mapping, ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI), triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển” đưa khách tham quan theo dòng lịch sử trở về các giai đoạn phát triển của Hà Nội với 5 không gian trưng bày: Hà Nội trước năm 1954 - Truyền thống ngàn năm, Hà Nội trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) - Hà Nội vang mãi bản hùng ca, Hà Nội cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới (1975 - 2008) - Trên đường đổi mới và phát triển, Thủ đô Hà Nội từ năm 2008 đến nay - Mở rộng và phát triển Định hướng phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 - Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

bamnut.jpg
Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc triển lãm.

“Triển lãm sẽ là một dấu ấn đẹp chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, qua đó tái hiện chặng đường lịch sử vẻ vang, cùng nhiều thành tựu trong lao động, chiến đấu của Thủ đô Hà Nội. Từ những ngày tháng khó khăn, gian khổ trong kháng chiến, Hà Nội đã trở thành một thành phố văn minh hiện đại, mang tầm vóc khu vực và quốc tế, qua đó thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, nhất là phát triển Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại theo Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị” – đồng chí Hà Minh Hải, khẳng định.

Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển” diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội từ ngày 4/10 đến 14/10 đã tiếp tục khẳng định và lan tỏa hình ảnh về một Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến và không ngừng phát triển. Đồng thời, triển lãm khẳng định những cố gắng, nỗ lực trong suốt 70 năm qua của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô, Hà Nội xứng đáng là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, được bạn bè thế giới ngợi ca và được UNESCO vinh danh là Thành phố vì hòa bình, Thành phố Sáng tạo, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người.

Những hình ảnh ấn tượng tại ngày khai mạc triển lãm:

quyhoach-chung.jpg
Các đại biểu và người dân tham quan mô hình 3D Quy hoạch Thủ đô Hà Nội trong không gian triển lãm.
trien-lam-1.jpg
Các đại biểu tham quan một không gian trình chiếu 3D trong triển lãm.
trien-lam-2.jpg
trien-lam-4.jpg
Triển lãm đưa khách tham quan theo dòng lịch sử trở về các giai đoạn phát triển của Hà Nội với 5 không gian trưng bày ấn tượng.
trien-lam-5.jpg
u36a0324.jpg
Thủ đô Hà Nội hào hùng làm nên Chiến thắng Điện Biên phủ trên không hiện lên trong mắt người xem đầy sống động, tự hào.
congnghiep.jpg
Hà Nội trước đây trong phát triển công nghiệp.
congnghiep-3.jpg
Văn hóa nghệ thuật trong thời kỳ Hà Nội vừa giải phóng cùng những năm 60 của thế kỷ 20.
u36a0417.jpg
u36a0372.jpg
Phong trào Ba sẵn sàng tại Hà Nội vì miền Nam thân yêu.
doi-moi.jpg
Hà Nội trong thời hiện đại với những thành tựu nổi bật trong hầu hết các lĩnh vực.
u36a0488.jpg
Kinh tế...
u36a0479.jpg
Văn hóa...
u36a0468.jpg
u36a0467.jpg
u36a0423.jpg
u36a0430.jpg
Đổi mới và phát triển...
u36a0505.jpg
Và Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội...
Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Kỳ thi vào lớp 10 Thành phố Hà Nội: Rưng rưng hình ảnh phụ huynh đồng hành cùng con
    Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập năm học 2025 – 2026 của Thành phố Hà Nội khép lại với môn thi Toán (120 phút) trong sáng 8/6. Cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của các thí sinh, hình ảnh các bậc phụ huynh ân cần đưa, đón, dang rộng vòng tay ôm con vào lòng, chở che cho con trong suốt kỳ thi đã thắp sáng truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ” hay “Cha là bóng mát giữa trời/ Cha là điểm tựa bên đời của con”.
  • Di tích lịch sử Thủ đô Hà Nội: “Quả ngọt” từ sản phẩm phục vụ công nghiệp văn hóa
    Các di tích lịch sử trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thời gian qua tiếp tục là điểm đến tham quan hấp dẫn với du khách. Ước tính doanh thu tại các di tích lịch sử Hà Nội trong 5 tháng năm 2025 đạt hơn 100 tỷ đồng, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2024. Câu hỏi được đặt ra: các di tích lịch sử của Thành phố đã được “chăm sóc, gieo trồng” thế nào để có “quả ngọt” đến vậy?
  • Tây Hồ vinh danh những sáng tạo vì cộng đồng: Dấu ấn 30 năm xây dựng và phát triển
    Tối ngày 6/6, tại sân khấu Đôi con rồng gốm, quận Tây Hồ, chương trình Tổng kết và trao giải các cuộc thi sáng tác chào mừng 30 năm thành lập quận Tây Hồ (27/12/1995 – 27/12/2025) đã diễn ra trang trọng, ấm áp và đầy cảm xúc. Đây là dịp để quận Tây Hồ tôn vinh những đóng góp trí tuệ, sáng tạo từ cộng đồng, đồng thời khẳng định bước chuyển mình mạnh mẽ của địa phương trong suốt ba thập kỷ qua.
  • Hà Nội phát động Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2025
    Hướng đến kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 và thực hiện Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình năm 2025 với chủ đề “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng thiết thực và ý nghĩa. Trong đó trọng tâm là Lễ phát động Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình năm 2025 được tổ chức vào sáng ngày 5/6/ 2025 tại quận Nam Từ Liêm.
  • Hội nghị đại biểu nhân dân góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Nhiều năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội phối hợp cùng UBND Thành phố triển khai tổ chức “Hội nghị đại biểu nhân dân bàn về việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, nhằm thực hiện tốt Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
  • Người mẹ của những trẻ em khuyết tật
    Hơn 80 tuổi, bà Phan Thị Phúc (hiện sống tại phố Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội) vẫn miệt mài với công việc gieo mầm yêu thương, giúp nhiều trẻ em khuyết tật trưởng thành, tự tin hơn và hòa nhập với cộng đồng. Ở Câu lạc bộ Văn nghệ trẻ em khuyết tật Hà Nội, các học trò đều gọi bà bằng cái tên đầy trìu mến: “Mẹ Phúc”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • 11 tác phẩm xuất sắc giành Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất
    Sáng 13/6/2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức lễ tổng kết Cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi giai đoạn 2023 đến 2025 và trao Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất.
  • Gặp lại liệt sĩ Đặng Thùy Trâm qua cuốn nhật ký thứ ba
    Hai mươi năm kể từ ngày những dòng nhật ký chiến tranh đầu tiên của nữ bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm được công bố, hình tượng người con gái Hà Nội kiên cường, đầy lý tưởng vẫn luôn cháy sáng trong tâm trí bạn đọc nhiều thế hệ. Năm 2025, cuốn sách “Đặng Thùy Trâm và cuốn nhật ký thứ ba” do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành tiếp tục khắc họa chân dung đa chiều của người nữ bác sĩ anh hùng đồng thời là một tài liệu giàu giá trị về thời đại, về lý tưởng sống của một thế hệ.
  • Cuốn sách ảnh đầu tiên về lịch sử Báo chí Cách mạng Việt Nam
    "100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2025)" là cuốn sách ảnh đầu tiên về lịch sử Báo chí cách mạng Việt Nam với những bài viết cô đọng cùng hơn 1.000 bức ảnh, tư liệu quý hiếm được khai thác, chọn lọc công phu từ nhiều nguồn trong cả nước.
  • Phát huy tinh thần chủ động, phục vụ nhân dân nhiều hơn khi tổ chức chính quyền 2 cấp
    Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tập huấn toàn quốc về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã mới tại điểm cầu Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh thực hiện chính quyền 2 cấp sẽ có công việc nhiều hơn nên các cấp ủy, chính quyền cần phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, linh hoạt, trách nhiệm phải cao, sát dân hơn, chủ động kiến tạo, phục vụ nhân dân, cố gắng nhiều hơn.
  • Hội nghị toàn quốc tập huấn về hệ thống chính trị cấp xã (mới) kết nối tới 11.000 điểm cầu cả nước
    Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã mới đã khai mạc sáng 14/6 tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 11.000 điểm cầu trên cả nước với trên 1,5 triệu đại biểu tham dự.
Đừng bỏ lỡ
  • “Em yêu buôn làng Tây Nguyên” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Tham gia chương trình, đồng bào và du khách cùng hòa với sắc màu văn hóa Tây Nguyên tại Làng; trải nghiệm các trò chơi dân gian truyền thống tại không gian làng dân tộc Ba Na...
  • Tự hào Hoàn Kiếm - Nối mạch nguồn xưa, tri ân và tiếp bước
    Tối 13/6/2025, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình “Tự hào Hoàn Kiếm – Nối mạch truyền thống, tri ân và tiếp bước” tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (số 50 Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm), nhân kỷ niệm 64 năm Ngày thành lập quận. Sự kiện nhằm tri ân các tổ chức, cá nhân tiêu biểu đã có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn.
  • Ra mắt bản dịch cuốn tiểu thuyết “Đôi mắt của Mona” của Thomas Schlesser
    Tái bản chỉ một tuần sau khi phát hành, “Đôi mắt của Mona” – bản dịch tiếng Việt do Nhã Nam ấn hành đang trở thành một hiện tượng mới trên thị trường sách nghệ thuật. Tác phẩm của nhà sử học nghệ thuật Pháp Thomas Schlesser gây ấn tượng bởi cấu trúc 52 chương tương ứng với 52 tuần, nội dung dung hòa giữa văn chương và hội họa. Đây là một trong số ít những ấn phẩm vừa mang tính nghệ thuật cao, vừa chạm tới những giá trị nhân văn thiết thực.
  • Kế hoạch sử dụng đất 5 năm của Hà Nội: Cụ thể hóa Quy hoạch Thủ đô, đáp ứng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
    Tại họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 13/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã biểu quyết thông qua Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) của Thành phố. Đây là quyết định mang tính đột phá của Thành phố Hà Nội nhằm cụ thể hóa Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ đó xây dựng và phát triển Hà Nội trong kỷ nguyên mới.
  • Thành lập Ban soạn thảo xây dựng “Đề án chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa”
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1737/ QĐ-BVHTTDL ngày 9/6/2025 về việc thành lập Ban soạn thảo xây dựng “Đề án chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa”.
  • [Podcast] Đền Bạch Mã – Nơi lưu giữ hồn Thăng Long xưa
    Hà Nội 36 phố phường vừa đậm nét cổ kính với sự rêu phong của kiến trúc cổ, vừa hiện đại với các công trình mới quy mô, nhưng cũng có địa điểm cất giữ cả chiều sâu của nghìn năm lịch sử Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Khi chúng ta đi qua phố Hàng Buồm nhộn nhịp, náo nhiệt sẽ cảm nhận được đây từng là một trong những vùng đất linh thiêng nhất của Thăng Long xưa mà sự hiện diện của đền Bạch Mã là minh chứng cụ thể. Di tích đền Bạch Mã không chỉ là một ngôi đền cổ, mà còn là một biểu tượng trấn giữ phía Đông kinh thành xưa, nơi giao thoa giữa văn hóa tâm linh và lịch sử, giữa đô thị hiện đại và cội nguồn văn hóa truyền thống.
  • Hội diễn nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông" khu vực Bắc Trung bộ
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định 1742/QĐ-BVHTTDL ngày 10/6/2025 về việc tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng “Câu hò nối những dòng sông” khu vực Bắc Trung bộ.
  • Ra mắt sách "Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút"
    Nhân kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), sáng 12/6, Thư viện Quân đội phối hợp Nhà xuất bản Hà Nội tổ chức lễ ra mắt cuốn sách "Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút" của nhà báo, nhà văn Hồ Quang Lợi.
  • Hà Nội: Thêm 9 di tích được xếp hạng cấp thành phố
    Ngày 10/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  • Công nhận hội Lim ở Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Hội Lim là nơi các giá trị lịch sử, tín ngưỡng và đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh được thực hành, bảo tồn và lan tỏa, thể hiện tính gắn kết bền chặt và tinh tế giữa các làng Quan họ.
Một Thủ đô phát triển toàn diện đang vươn lên mạnh mẽ cùng dân tộc và thời đại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO