Tấm chân tình của người thầy thuốc

Hiền Trần| 17/01/2020 15:59

“Tôi có một tâm nguyện đó là phải tiếp tục sống, cống hiến cho quê hương đất nước sao cho xứng đáng với sự mất mát, hi sinh của những người đồng đội”. Mang theo tâm nguyện đó khi xuất ngũ, tấm chân tình ấy của người lính, người thầy thuốc, Tiến sĩ, lương y Nguyễn Văn Đạt đã làm ấm nóng lại biết bao trái tim nguội lạnh của những người bệnh.

Tấm chân tình của người thầy thuốc
Tiến sĩ, lương y Nguyễn Văn Đạt cùng các em nhỏ ở Mường Phăng trong
hoạt động từ thiện tại Điện Biên.

Từ tâm nguyện của người lính năm xưa đến người thầy thuốc hôm nay
Trở về quê hương sau những năm tháng chiến đấu, sự ác liệt của chiến tranh đã hun đúc trong anh một ý chí kiên cường, một tình yêu thương con người tha thiết, một trái tim chưa bao giờ hết thôi thúc về cuộc đời, về con người. Trong anh luôn day dứt, suy tư về cái người ta gọi là “sự sống”. Và hơn ai hết chính bản thân anh đã không biết bao nhiêu lần đối mặt với ranh giới giữa sinh và tử. Đã không biết bao nhiêu lần anh tận mắt chứng kiến sự hi sinh của những người đồng đội. Có lẽ cũng chính vì vậy mà anh quyết tâm theo nghề y.

Ngay khi ra khỏi quân ngũ anh xin chuyển công tác về Bộ Y tế, ngoài giờ hành chính thực hiện công việc chuyên môn ở văn phòng, anh dành thời gian tìm tòi học hỏi kiến thức chuyên môn ngành y. Đến năm 2010 khi nghỉ hưu, anh chính thức mở phòng khám và chữa bệnh. Phòng chẩn trị y học cổ truyền Đạt Minh Đường chính là tâm huyết cả cuộc đời anh. Anh chọn việc chữa bệnh bằng cách sử dụng các cây thuốc Nam bởi theo anh thuốc Nam lại là một nguồn dược liệu quý hiếm cần phải bảo tồn và phát triển để không bị lãng phí nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng. Theo anh, chữa bệnh bằng cây thuốc Nam là mình chữa từ nguồn gốc của căn bệnh, điều đặc biệt của việc điều trị bệnh bằng cây thuốc Nam là không sử dụng hóa chất trong quá trình bào chế, chi phí điều trị thấp và hầu như không có các tác dụng phụ. Anh cho biết, đặc tính của cây thuốc Nam quý ở chỗ, cùng một cây thuốc mình có thể ứng dụng chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Tùy từng cây thuốc, từng loại bệnh mà anh sử dụng cách bào chế thuốc khác nhau như: phơi, sấy khô nghiền nhỏ, ủ lên men vi sinh, chiết xuất tinh dầu, nấu thành cao, hoàn tán thành bột để đun uống… như vậy mới có thể giảm độc tố của các cây thuốc Nam mà không làm mất đi công dụng của cây thuốc. 

Từ ngày mở phòng khám đến nay có rất nhiều bệnh nhân trên khắp mọi miền đất nước tìm đến phòng khám để chữa trị. Hầu hết họ biết đến lương y Nguyễn Văn Đạt là do những người bệnh nhân đã được anh điều trị và chữa khỏi bệnh giới thiệu. Anh tâm sự: có ngày bệnh nhân tìm đến quá nhiều nên rất mệt nhưng vì thương họ lặn lội đường sá xa xôi, anh vẫn cố gắng nán lại phòng khám đến muộn mới về. Bởi hơn hết anh luôn mong muốn sẽ giúp được ngày càng nhiều bệnh nhân hơn nữa. Cả ngày tất bật khám điều trị cho bệnh nhân như vậy nhưng đêm về anh vẫn miệt mài nghiên cứu, bào chế các bài thuốc cho người bệnh. 

Không chỉ là chữa bệnh cứu người
Trong suốt những năm theo nghề y anh luôn mang tấm lòng bao dung và trái tim đa cảm để cứu giúp mọi người. Bên cạnh công việc chữa bệnh hàng ngày ở phòng khám, anh cùng các bác  sĩ trong Hội Đông y quận Hai Bà Trưng thường xuyên tổ chức khám chữa bệnh cho những người già neo đơn, trẻ em cơ nhỡ tại chùa Liên Phái (Hà Nội). Anh cũng thường xuyên đi khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em khuyết tật tại mái ấm Thanh Tâm (Mỹ Đức - Hà Nội), phát cháo miễn phí tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, khám và điều trị bệnh tại trại khuyết tật Hòa Bình… Nhiều khi anh còn tự bỏ chi phí đi đường vượt hàng trăm cây số để khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người nghèo. 

Tôi còn nhớ rất rõ hình ảnh một người thầy thuốc lặn lội hàng trăm cây số từ Hà Nội lên Lạng Sơn chữa bệnh chỉ vì nghe tin đồng đội của mình  vừa qua cơn nguy kịch sau một trận tai biến. Rồi có khi, anh thức mấy đêm liền để chuẩn bị thuốc cho kịp chuyến bay gửi sang Lào cho đồng đội nơi chiến trường Lào năm xưa. Thiết nghĩ giữa những đổi thay, tác động của nền kinh tế thị trường, giữa nhưng lo toan cơm áo gạo tiền của cuộc sống thường nhật mà đâu đó vẫn còn những người cho đi mà không cần nhận lại thì thật đáng trân quý biết bao.

Hiện nay anh còn đảm nhận vai trò chăm sóc sức khỏe cho các thành viên của Ban Liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào, trong đó có rất nhiều người đã từng là đồng đội của anh. Anh trở thành người bạn đồng hành, thành viên không thể thiếu trong các chuyến công tác trong và ngoài nước của Ban Liên lạc. Đặc biệt, năm 2018 anh đã được Bộ Nội vụ Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tặng thưởng Bằng khen vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc và có tấm lòng hảo tâm trong việc góp phần giúp đỡ chữa bệnh cho ông Ăm Pha Sim Mạ Sỏn - Ủy viên BCH Đảng bộ, Vụ trưởng Vụ Phát triển Hành chính công - Bộ Nội vụ Lào.

Chia sẻ cùng anh tôi càng hiểu rõ hơn rằng, trong thâm tâm của người thầy thuốc này anh coi người bệnh cũng chính là người thân, sinh mệnh của người bệnh như sinh mệnh của chính mình chứ không hề có sự vụ lợi cá nhân. Mong muốn lớn nhất của anh là chữa lành bệnh và cứu chữa được cho thật nhiều bệnh nhân, anh không bao giờ coi trọng vấn đề tiền bạc. Từ đó anh luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho người bệnh, mỗi bài thuốc làm ra, từ việc trồng và chọn nguyên liệu rồi đến việc bào chế thành bài thuốc đều được anh làm rất cẩn thận, tỉ mẩn. Đó cũng là cách để anh trân trọng những giá trị nhân văn nhất của nghề thầy thuốc bởi nghề thuốc đã đến với anh như “cơ duyên trời định”. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • [Emagzine] Chiến dịch Hồ Chí Minh: Năm ngày làm nên “lịch sử”
    Chiến dịch Hồ Chí Minh - chiến dịch cuối cùng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, là chiến dịch quân sự có thời gian ngắn nhất trong chiến tranh Việt Nam. Chỉ diễn ra trong 5 ngày (từ 26/4 đến 30/4/1975) song chiến dịch đã đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam.
  • Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2024) từ ngày 3 đến 6-5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh QĐND (17 Lý Nam Đế, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
  • “Người chép sử” trận thắng thế kỷ Điện Biên Phủ bằng ảnh
    Năm 1953, nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Triệu Đại được Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp điều động tham chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói:"Tôi đánh giá cao về anh Triệu Đại, những bức ảnh về Điện Biên Phủ của anh rất tốt. Triệu Đại ra mặt trận không trực tiếp cầm súng như các chiến sĩ, mà vũ khí là máy ảnh. Các bức ảnh là chiến công của Triệu Đại..."
  • "Lật mặt 7" của Lý Hải cán mốc 100 tỉ sau 3 ngày ra rạp
    Theo số liệu từ Box Office Vietnam (trang thống kê độc lập), Lật mặt 7: Một điều ước cán mốc 100 tỷ đồng vào sáng 29/4, trở thành phim Việt thứ hai vượt mốc 100 tỷ đồng trong năm nay, sau Mai của Trấn Thành.
Đừng bỏ lỡ
Tấm chân tình của người thầy thuốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO