Sách ảnh “Linh hồn Hà Nội” sẽ tham dự Hội chợ sách Frankfurt 2018

T.Minh/HNM| 09/01/2018 09:41

Với mong muốn ghi lại góc nhìn nguyên sơ của chính những người dân Hà Nội về thủ đô nơi họ sinh sống, Viện Goethe Hà Nội đã phát động gửi ảnh cho dự án xuất bản sách và tổ chức triển lãm “Linh hồn Hà Nội” - Thủ đô của Việt Nam.

Cuốn sách sẽ được giới thiệu và triển lãm tại Hội chợ sách Frankfurt diễn ra vào tháng 10-2018. Theo Ban tổ chức, thời hạn nhận ảnh sẽ kéo dài tới 31-3-2018.

Sách ảnh “Linh hồn Hà Nội” sẽ tham dự Hội chợ sách Frankfurt 2018

Thủ đô Hà Nội của Việt Nam được coi là một trong những đại đô thị đẹp nhất Đông Nam Á. Nơi đây hội tụ rất nhiều ảnh hưởng lịch sử và tạo nên một sự hòa trộn giữa nhiều nền kiến trúc: những di sản của thời phong kiến để lại, những đại lộ thời Pháp thuộc, vô số đền, chùa, công trình…

Sự phát triển về kinh tế và đô thị của Hà Nội đang ở giai đoạn thách thức. Chẳng hạn, làm thế nào để một mặt bảo tồn được những giá trị truyền thống, giữ gìn những di sản văn hóa và xây dựng đô thị và mặt khác tạo ra một siêu đô thị hiện đại tầm cỡ thế giới mà không làm mất đi những giá trị ban đầu?. Đồng thời, thành phố phải đáp ứng được những yêu cầu về chỗ ở ngày càng tăng của cư dân thành phố, giải quyết được vấn đề giao thông ngày càng quá tải, tạo sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đến để đầu tư vào các ngành công nghiệp tri thức và dịch vụ. Đối với những người ưa sáng tạo thì sự quyến rũ của nội thành có một hấp lực lớn. Sẽ là rất tuyệt vời nếu Hà Nội thành công trong việc tạo ra trong cuộc cạnh tranh toàn cầu này điểm độc đáo của riêng mình.

Cuốn sách ảnh sẽ được xuất bản bằng tiếng Anh và tiếng Việt với các chương: Hà Nội nhìn từ trên cao; Thay đổi qua thời gian; Kiến trúc và nhà cửa; Cư dân Hà Nội; Giao thông Hà Nội; Linh hồn của Hà Nội.

Các tác phẩm ảnh gửi về sẽ tập trung vào chương 6: “Linh hồn của Hà Nội”. Chương này sẽ phản ánh tập tục, truyền thống, văn hóa và bản sắc Thủ đô của Việt Nam. Cùng với các ảnh với chủ đề tập trung vào địa phận trung tâm thành phố Hà Nội, Ban tổ chức mong muốn nhận được những bức ảnh của Thủ đô mở rộng từ 10 năm trở lại đây, hay các làng nghề thủ công truyền thống cũng như mối liên hệ lâu đời giữa đời sống nội thành và ngoại thành. Bên cạnh đó, dấu ấn của nghệ thuật đường phố (street-art) ngày một phát triển tại Hà Nội cũng là một chủ đề hấp dẫn.

Cuốn sách do nhiếp ảnh gia Michael Waibel là chủ biên và giám tuyển cho triển lãm ảnh. Nhiếp ảnh gia là chuyên gia về địa lý đô thị và là trưởng dự án của Viện Địa lý trường Đại học Tổng hợp Hamburg. Trong vòng hai mươi năm gần đây ông đã đến Việt Nam rất nhiều lần. Ông đã cho xuất bản các cuốn sách ảnh về Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, thể hiện sự ngưỡng mộ của ông về con người và sự phát triển của Việt Nam. 
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Sách ảnh “Linh hồn Hà Nội” sẽ tham dự Hội chợ sách Frankfurt 2018
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO