Quản lý vỉa hè xưa ở Hà Nội

HNMCT| 05/12/2020 14:15

Khi người Pháp xâm chiếm Hà Nội, một trong những sự thay đổi đầu tiên mà họ làm chính là thay đổi mô hình kết cấu phố phường, từ đô thị theo kiểu truyền thống phương Đông chuyển sang mô hình đô thị hiện đại kiểu phương Tây. Tức là từ mặt nhà ra đến đường giao thông công cộng có một khoảng đệm gọi là vỉa hè. Vỉa hè này chạy theo các tuyến phố, làm duyên cho đô thị nhưng cũng còn có chức năng giao thông, dành riêng cho người đi bộ.

Quản lý vỉa hè xưa ở Hà Nội
Phố Tràng Tiền thập niên 1930 - 1940.

Nét duyên đô thị

Vỉa hè đầu tiên ở Hà Nội hoàn thành cuối năm 1885 cùng với những con đường được mở rộng, bắt đầu từ khu nhượng địa Đồn Thủy (tương ứng với khu vực Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hiện nay) qua phố Hàng Khảm (nay là Tràng Tiền, Hàng Khay và Tràng Thi) ra Cửa Nam vào thành Hà Nội. Mặt đường rải đá dăm, hai bên có vỉa hè rộng lát gạch. Từ khi vỉa hè phố Hàng Khảm (cuối năm 1886 đổi thành phố Paul Bert) hình thành, lại thêm hàng phượng hai bên phố bắt đầu lên xanh, nơi đây dần trở thành trung tâm thương mại mới của Hà Nội.

Tiếp theo đó là con đường vòng quanh hồ Hoàn Kiếm khánh thành vào đầu năm 1893 cũng có vỉa hè lát gạch. Năm 1894, khi phá tường thành Hà Nội, cô Tư Hồng (người trúng thầu) đã cho mang chiếc ghế đá lấy trong thành ra kê ở vỉa hè trước Thư viện Thành phố (nay là số 16 phố Lê Thái Tổ) cho mọi người ngồi nghỉ và đây chính là ghế đá đầu tiên ở vỉa hè Hà Nội.

Trong công báo ngày 21-4-1890, chính quyền thành phố đã cho đăng quy định về chiều dài, chiều ngang và chiều rộng vỉa hè của các phố đã có và cả các phố trong quy hoạch ở phía đông nam Hồ Gươm. Theo quy định này thì vỉa hè rộng nhất ở khu phố mới là 7,5m; hẹp nhất là ở khu phố cổ, chỉ có 3m. Phần lớn vỉa hè rộng 3m tập trung ở khu vực “36 phố phường”. Khi thực hiện cải tạo khu phố cổ và xây phố mới, các nhà dân, công sở cứ theo quy định mà thực hiện. 

Theo thời gian, vỉa hè lát gạch ngày càng dài hơn. Từ năm 1897 đến năm 1901, người ta tiếp tục lát thêm khoảng 5km vỉa hè tại các phố đang xây dựng (tương ứng với các phố Trần Hưng Ðạo, Hàng Bài, Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, Bà Triệu... ngày nay). Để tạo ra sự thống nhất, biến Hà Nội thành một thành phố thuộc địa duyên dáng, lãng mạn, chính quyền đã quy định cụ thể chiều cao từng khu vực, thống nhất mẫu gạch lát vỉa hè là đá hình vuông khổ 30cm x 30cm, dày 3cm, trên mặt khía chéo để tránh trơn trượt. Mép hè là đá xanh chôn sâu xuống mặt đường, vừa làm thành rãnh thoát nước đồng thời cũng làm vật chắn phòng xe ngựa lao lên hè gây thương tích cho người đi bộ.

Để tránh cái nắng gay gắt vào mùa hè ở miền Bắc, chính quyền thành phố đã cho trồng cây theo tiêu chuẩn khắt khe về bộ rễ, tán lá, hoa, nhựa cây tiết ra không gây độc hại... trên các tuyến phố có vỉa hè rộng từ 3m trở lên. Và lần đầu tiên quan niệm về kiến trúc phong cảnh xuất hiện tại Hà Nội.

Nếp sống văn minh

Tuy khu vực phố cổ đã có vỉa hè nhưng nhiều người vẫn đi bộ, gánh gồng dưới đường cản trở xe tay, xe ngựa nên cảnh sát được lệnh phạt nặng những ai không chấp hành. Tại các phố vắng chưa có bóng đèn đường hay diễn ra tình trạng đi vệ sinh bừa bãi trên vỉa hè, dân ở đây đã phải góp tiền thuê người “bắt đái” song cũng không xuể.

Trước thực trạng đó, chính quyền thành phố đã cho xây một số nhà vệ sinh công cộng. Để vận hành đô thị và tạo lối sống văn minh, chính quyền đưa ra hàng loạt quy định: “Tất cả chủ nhà mặt phố, người thuê phải có trách nhiệm dọn vệ sinh hè phố trước cửa nhà, khơi thông rãnh thoát nước, nếu không thực hiện sẽ bị phạt”. Vỉa hè không chỉ dành cho người đi bộ mà còn là nơi để xe đạp, một phương tiện giao thông cá nhân mới xuất hiện ở thành phố này. Tại bách hóa lớn nhất xứ Đông Dương là Godard (nay là Tràng Tiền Plaza), trước lối vào có dòng chữ Pháp “Khu vực cấm để xe đạp” bằng đá trắng gắn chìm vào vỉa hè. Nhờ những quy định đó, cách ứng xử tại khu vực vỉa hè dần đi vào nếp, hình thành lối sống văn minh.

Theo thời gian, theo biến động của xã hội, sinh hoạt trên vỉa hè cũng có thay đổi. Ví dụ, có thời kỳ chính quyền ban hành nghị định cho thuê vỉa hè để bán cà phê ở những nơi có vỉa hè rộng, số tiền thu được dành cho việc bảo trì hè phố. Lại có giai đoạn chính quyền cấm bán hàng rong song lại cho phép các hàng quà ngồi nép vào tường nhà mặt phố. Hàng quà vỉa hè bao giờ cũng là lựa chọn của dân phố, không phải vì rẻ mà vì nó ngon và tinh tế. Ở phố Hàng Khay những năm 1947 - 1954, chính quyền còn cho phép bán hoa vào buổi sáng. Thời kỳ Mỹ ném bom Hà Nội, trên các vỉa hè có hầm cá nhân tránh mảnh bom và suốt thời bao cấp, vỉa hè còn là nơi họp chợ.

Cũng chính vì sự linh động trong việc quản lý vỉa hè mà trong ký ức những người đi xa nhớ về Hà Nội, vỉa hè không chỉ hiện lên với sự ngăn nắp, văn minh mà còn có cảm xúc dạt dào về những quán quen, về thú vui ẩm thực... Nếu mất đi sự sống động ấy, có lẽ Hà Nội mất đi một nét riêng của đô thị hơn nghìn năm tuổi.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phố Hàng Buồm - Không gian di sản giữa lòng thành phố sáng tạo
    Nằm trong lòng khu phố cổ Hà Nội, phố Hàng Buồm không chỉ là nơi lưu giữ những di sản quý giá của Thăng Long xưa mà còn là minh chứng sinh động cho sự hòa quyện giữa bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch trong bối cảnh thành phố đang vươn mình trở thành đô thị sáng tạo. Giữa dòng chảy hiện đại hóa và đô thị hóa nhanh chóng, Hàng Buồm trở thành một mô hình điển hình cho việc phát huy giá trị di sản để hướng tới phát triển bền vững, vừa gìn giữ cốt cách văn hóa, vừa mở ra những trải nghiệm độc đáo cho khách du lịch.
  • Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tổng kết 6 tháng đầu năm 2025: Tiếp tục ổn định tổ chức, đẩy mạnh hoạt động chuyên môn
    “Đổi mới phương thức hoạt động, phát huy năng lực hội viên, nâng cao chất lượng sáng tác là yêu cầu tất yếu để Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đồng hành cùng Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới”, NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 do Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (VHNT) Hà Nội tổ chức sáng 16/7/2025.
  • Thiên nhiên trong kí viết về chiến tranh của Minh Chuyên
    Năm 2025, nhà văn, nhà báo, đạo diễn Minh Chuyên được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, ghi nhận những đóng góp nổi bật cho văn học và sự nghiệp gìn giữ ký ức chiến tranh Việt Nam của ông. Không chỉ có trải nghiệm thực tế của một người lính từng xông pha gần chục năm trên chiến trường miền Nam vào những năm máu lửa, Minh Chuyên còn có đủ độ lùi thời gian cần thiết của một nhà văn thời hậu chiến để có thể nhìn về chiến tranh từ nhiều phía. Bởi vậy, chiến tranh trong ký của Minh Chuyên hiện lên đa diện, vừa chân thực vừa thấm đẫm suy tư. Thiên nhiên trong tác phẩm không chỉ là chứng nhân của tội ác, mà còn là hình tượng nghệ thuật giàu cảm xúc - như người mẹ bao dung, lặng lẽ chở che con người giữa mất mát và tàn phá.
  • Hà Nội triển khai “Bữa cơm Công đoàn” năm 2025
    Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hà Nội mới ban hành Hướng dẫn triển khai tổ chức “Bữa cơm Công đoàn” năm 2025 đến Công đoàn cơ sở trên địa bàn Hà Nội.
  • Phường Hoàn Kiếm vững bước, tiến tới Đại hội điểm của Thành phố Hà Nội
    Vận hành đơn vị hành chính mới từ ngày 1/7/2025 hiệu lực, hiệu quả, Đảng bộ phường Hoàn Kiếm còn vinh dự được Thành phố Hà Nội lựa chọn làm Đại hội đại biểu điểm. Dự kiến, Đại hội đại biểu phường Hoàn Kiếm nhiệm kỳ 2025 – 2030 sẽ diễn ra ngày 22 – 23/7. Được biết, phường Hoàn Kiếm đã, đang tích cực chuẩn bị cho Đại hội mang tính lịch sử của phường, hướng tới Đại hội Đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ Thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Quản lý vỉa hè xưa ở Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO