Phố cổ Hà Nội trước thách thức bảo tồn

KTĐT| 26/10/2020 14:29

Phố cổ Hà Nội - khu vực chứa đựng giá trị rất lớn về văn hóa, lịch sử, kiến trúc không chỉ với Thủ đô mà còn đối với cả nước. Tuy nhiên, trước nhu cầu phát triển nhanh trong những năm gần đây, việc bảo tồn, tôn tạo khu phố cổ Hà Nội gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là khi quy hoạch phân khu khu vực này đến nay vẫn chưa được phê duyệt.

Nhiều thách thức
Nhằm cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011, Hà Nội đã triển khai lập 35 đồ án quy hoạch đô thị phân khu. Tuy nhiên, đến thời điểm này, vẫn còn tới 9 đồ án chưa được phê duyệt, đặc biệt trong đó có quy hoạch phân khu đô thị H1-1A (khu phố cổ Hà Nội). Nhiều ý kiến cho rằng, chính sự chậm trễ này khiến khu phố cổ Hà Nội, di sản vô giá của Thủ đô đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như điều kiện nhà ở thấp kém, cơ sở hạ tầng xuống cấp, cảnh quan đô thị không hấp dẫn, nổi cộm nhiều vấn đề giao thông. Hệ lụy kéo theo là các công trình có giá trị mất dần, công trình tôn giáo văn hóa bị xuống cấp và xâm phạm, thiết kế đô thị không được quan tâm, cảnh quan lộn xộn, mất mỹ quan, thiếu cây xanh, điểm đỗ xe… Ngoài ra, các phố nghề truyền thống của Hà Nội đang có nguy cơ bị mai một, gây ô nhiễm môi trường.
Khu phố cổ Hà Nội hiện có diện tích khoảng hơn 82ha với 10 phường, 79 tuyến phố và 83 ô phố trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Dân số hiện có hơn 66.000 người, mật độ 823 người/ha, rất cao so với yêu cầu của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô về mật độ dân khống chế cho khu phố cổ đến năm 2020 là 500 người/ha. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên sự quá tải và xuống cấp trầm trọng về môi trường sống đô thị của khu phố cổ. Rất nhiều hộ dân phải sống chen chức trong những căn nhà ống chật chội, ẩm thấp.
Với góc nhìn của một chuyên gia, KTS Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam đưa ra nhận định vị thế, vai trò khu phố cổ: “Phố cổ không chỉ là của quận Hoàn Kiếm, của Thủ đô Hà Nội mà nó đã được xác định trên bản đồ thế giới. Các con phố đã đi vào ký ức của biết bao thế hệ. Đối với một di sản lớn như vậy thì việc phải có những quy chế, chính sách đặc biệt, cơ sở pháp lý để quản lý là một việc cấp thiết hiện nay đối với Hà Nội”.
Trưởng Ban Văn hóa xã hội, HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thanh Bình nêu, đến thời điểm này, rất cần nâng tầm đối với công tác bảo tồn phát huy giá trị phố cổ Hà Nội, để địa danh này được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, di sản thế giới, bảo tàng sống. Muốn vậy, công tác quy hoạch khu vực này phải được quan tâm hơn nữa, bổ sung các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội như không gian công cộng, trường học, bãi đỗ xe, không gian ngầm, bảo vệ giữ gìn môi trường, tạo tiện nghi, tiện ích sống của người dân…
Cần sớm phê duyệt quy hoạch
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 có định hướng đối với khu vực nội đô lịch sử, đặc biệt là khu phố cổ cần cải tạo chỉnh trang để gìn giữ phát huy các giá trị đô thị lịch sử, bổ sung hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong khu vực; không phát triển công trình cao tầng, giảm mật độ xây dựng và mật độ cư trú; bảo tồn đặc trưng, cấu trúc đô thị cũ và bảo vệ phát huy giá trị cảnh quan các công trình kiến trúc có giá trị văn hóa -lịch sử - tôn giáo, kiến trúc đặc trưng qua các thời kỳ phát triển xây dựng Thủ đô.
Cụ thể hóa quy hoạch chung, thực hiện nhiệm vụ UBND TP giao, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã phối hợp với Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội tổ chức nghiên cứu lập, thẩm định Quy hoạch phân khu đô thị H1-1A (khu phố cổ Hà Nội), hiện đã trình để UBND TP xem xét phê duyệt. Trong nội dung của đồ án khuyến khích phát triển các loại hình chức năng thương mại, dịch vụ, khách sạn, phố nghề buôn bán truyền thống trong khu vực phố cổ để phục vụ quảng bá hình ảnh và hấp dẫn phát triển kích cầu du lịch trong nước và quốc tế; di chuyển các cơ sở sản xuất không còn phù hợp và chuyển đổi chức năng sử dụng đất, tăng cường các không gian sinh hoạt cộng đồng, không gian xanh, các giải pháp kiến trúc xanh, bổ sung các tiện ích đô thị; nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật và dần dần hướng đến mở rộng không gian đi bộ trong toàn khu vực phố cổ kết nối với không gian đi bộ khu vực Hồ Gươm và phụ cận; thực hiện đề án giãn dân phố cổ, trả lại không gian cảnh quan ban đầu trong các khuôn viên di tích đình, đền chùa,… giảm mật độ xây dựng các công trình…
Theo đồ án, các công trình với nguyên tắc bảo tồn, phát huy giá trị bao gồm: Mạng lưới đường toàn bộ khu vực được bảo tồn nguyên trạng mặt cắt ngang; 6 tuyến phố chính phục dựng hình ảnh tuyến phố đặc trưng khu phố cổ gắn với các nhà ống truyền thống; duy trì tính liên tục cảnh quan, tính thống nhất về chiều cao công trình. 7 phố nghề bảo tồn hoạt động sản xuất, buôn bán các sản phẩm thủ công truyền thống. Các tuyến phố còn lại cải tạo mặt phố theo hướng phục dựng lại nguyên gốc (nếu còn tư liệu); được phép cải tạo xây mới theo kiến trúc mới nhưng cần đảm bảo hài hòa với phong cách kiến trúc truyền thống.
Các nhà mặt phố đi bộ chính, trục trung tâm sẽ bảo tồn toàn bộ các nhà ống có giá trị (bảo tồn phong cách kiến trúc gốc, kết cấu không gian). Các nhà mặt phố trục trung tâm, trong khu vực bảo tồn cấp I được phục dựng, cải tạo mặt đứng theo mẫu; cho phép cải tạo, làm mới hiện đại bên trong. Trục trung tâm và khu vực bảo tồn cấp I phục dựng hình ảnh “mái ngói lô xô”, mái dốc. Các đi tích đã được xếp hạng trùng tu, sẽ bảo tồn nguyên trạng (hoặc nguyên gốc nếu có tư liệu); kiểm soát không gian với các công trình kề cận. Các di tích chưa được xếp hạng, quản lý chống lấn chiếm, duy tu bảo dưỡng…
Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trúc Anh thông tin, Viện Quy hoạch Xây dụng Hà Nội đã tiếp thu giải trình, bổ sung hoàn chỉnh theo các góp ý của chính quyền địa phương, các tổ chức cá nhân, cộng đồng dân cư liên quan, Bộ Xây dựng và theo các chỉ đạo của UBND TP. Thời gian tới, khi được duyệt đây sẽ là cơ sở để quản lý, phát triển khu vực này một cách toàn diện. “Tuy nhiên, bên cạnh những quy định đưa ra thì quan trọng nhất vẫn cần có sự nghiêm túc đồng lòng chung tay, chung sức của chính quyền và người dân trong việc nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ gìn giữ phát huy món quà di sản của Thủ đô - ông Nguyễn Trúc Anh nhấn mạnh.
Hà Nội đã gia nhập mạng lưới các TP sáng tạo của UNESCO, trong phố cổ có rất nhiều không gian công cộng nhỏ, cần biến những không gian này thành tiểu không gian sáng tạo để thúc đẩy sự sáng tạo của giới trẻ, giới tri thức, thu hút khách du lịch. Có thể làm thí điểm một vài khu như tổ chức sinh hoạt văn hóa theo nếp người Hà Nội xưa. Làm được như vậy sẽ biến khu phố cổ thành bảo tàng sinh thái đô thị, sẽ nâng tầm giá trị bảo tồn khu phố cổ, biến di sản văn hóa thành động lực cho sự phát triển.
Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia - PGS.TS Đặng Văn Bài
Theo đồ án Quy hoạch phân khu dô thị H1-1A (khu phố cổ), khu vực nghiên cứu có diện tích khoảng 80,93 ha thuộc địa giới hành chính 10 phường của quận Hoàn Kiếm. Trong đó, tổng diện tích đất dành cho giao thông khoảng 21,4ha (chiếm 26,44%); diện tích đất cây xanh, TDTT khoảng 0,07ha (đạt chỉ tiêu 0,02m2/người); đất nhà ở có tổng diện tích 48,9ha (chiếm 60,42%, đạt chỉ tiêu 10,87m2/người)…
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tháng 4 này sẽ diễn ra chuỗi sự kiện điện ảnh “Như trăng trong đêm”
    Chuỗi sự kiện "Như trăng trong đêm" năm 2025 do Trung tâm Hỗ trợ Phát triển tài năng điện ảnh (TPD) tổ chức, năm nay lấy chủ đề "Điện ảnh Việt Nam qua một góc nhìn", diễn ra từ 17 - 27/4.
  • Tìm kiếm kịch bản điện ảnh kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
    Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2030), Cục Điện ảnh triển khai chương trình đầu tư chiều sâu nhằm tạo nguồn kịch bản phim truyện điện ảnh.
  • Khám phá hành trình nghệ thuật của họa sĩ Huỳnh Phương Đông
    Sáng ngày 11/4/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hành trình Huỳnh Phương Đông”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình họa sĩ tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025), .
  • GRDP Thủ đô Hà Nội tăng cao nhất trong 5 năm gần đây
    Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I năm 2025 của Cục Thống kê Thành phố Hà Nội vừa công bố, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Thành phố quý I/2025 ước tính tăng 7,35% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao trong 5 năm gần đây. Điều này tạo đà cho Hà Nội sẽ đạt mức tăng trưởng 8% trở lên theo mục tiêu của Thành phố và của Chính phủ giao.
  • Sôi nổi giải bơi chải tại lễ hội Đền Hùng
    Giải Bơi chải Việt Trì mở rộng năm Ất Tỵ 2025 trong khuôn khổ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025 thu hút hàng trăm người dân tập trung theo dõi.
Đừng bỏ lỡ
  • Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025
    Diễn ra từ ngày 6/4 đến 8/4 (tức từ mồng 9/3 đến 11/3 âm lịch), Lễ hội Hoa Lư 2025 có ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 1.057 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (968-2025), lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tưởng niệm 1.020 năm Ngày mất Lê Đại Hành Hoàng đế (1005-2025).
  • Hội Sách Hà Nội lần thứ X – năm 2025 sẽ tổ chức vào tháng 10/2025
    Hội sách Hà Nội lần thứ X năm 2025, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 5/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Hà Nội tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận huyện trên địa bàn thành phố, từ ngày 27-4 đến 7-5.
  • Triển lãm gốm lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
    Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”.
  • Hang Sơn Đoòng được bình chọn vào top điểm đến siêu thực trên thế giới
    Tạp chí du lịch Wanderlust (Anh) cuối tháng 3 xếp hang Sơn Đoòng của Việt Nam vào danh sách 9 điểm đến "siêu thực" trên thế giới.
  • Khai mạc Lễ hội truyền thống làng Lực Canh năm 2025
    Ngày 5/4, UBND xã Xuân Canh và nhân dân thôn Lực Canh, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh (Hà Nội) tổ chức Lễ hội truyền thống Làng Lực Canh năm 2025.
  • Công nhận Điện thờ và lăng mộ Ngô Thù là di tích lịch sử cấp Thành phố Huế
    Điện thờ và lăng mộ Ngô Thù (thị xã Hương Thủy, TP Huế) gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất Phù Bài từ thế kỷ XVI được công nhận xếp hạng di tích lịch sử cấp Thành phố Huế.
  • Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025
    Chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4, kỷ niệm 79 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam (19/4/1946 - 19/4/2025) và gần 20 năm thực hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 19/4 hàng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, từ 17/4 đến ngày 20/4//2025, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.
  • "Bá chủ AI: Trí tuệ nhân tạo, ChatGPT và cuộc chạy đua thay đổi thế giới"
    Sau thành công ấn tượng từ cuốn sách "Chip War - Cuộc chiến vi mạch" của tác giả Chris Miller, Nhã Nam tiếp tục giới thiệu tới độc giả cuốn sách: "Bá chủ AI: Trí tuệ nhân tạo, ChatGPT và cuộc chạy đua thay đổi thế giới" của Parmy Olson - một trong những nhà báo công nghệ hàng đầu thế giới, người đã có những đóng góp nổi bật trong việc phân tích và khám phá các xu hướng công nghệ toàn cầu.
  • Thủ đô Hà Nội sẵn sàng đồng hành với “xứ Trà” Thái Nguyên phát triển du lịch
    Ông Trần Trung Hiếu – Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, chia sẻ, sự liên kết, phối hợp giữa Thành phố Hà Nội với tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển du lịch hai địa phương. “Du lịch Hà Nội cam kết không ngừng tăng cường hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với tỉnh Thái Nguyên trong hoạt động phát triển du lịch, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của các địa phương và cả nước” – ông Hiếu nhấn mạnh thêm.
Phố cổ Hà Nội trước thách thức bảo tồn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO