Thế giới điện ảnh

Tháng 4 này sẽ diễn ra chuỗi sự kiện điện ảnh “Như trăng trong đêm”

Việt Thương 17:22 06/04/2025

Chuỗi sự kiện "Như trăng trong đêm" năm 2025 do Trung tâm Hỗ trợ Phát triển tài năng điện ảnh (TPD) tổ chức, năm nay lấy chủ đề "Điện ảnh Việt Nam qua một góc nhìn", diễn ra từ 17 - 27/4.

488183901_1237376308398033_4384687492971145509_n.jpg

Đây là chương trình về điện ảnh Việt Nam liên thời kỳ được lên ý tưởng và xây dựng bởi các thành viên khóa Giám tuyển Phim 1 của TPD, lần đầu tiên được tổ chức năm 2020 tại Hà Nội và lần thứ hai tại TP. Hồ Chí Minh năm 2021.

Quay lại sau 3 năm, “Như trăng trong đêm” 2025 là tiếng vọng và phản chiếu từ những kỳ chương trình đã diễn ra, hướng vào một số vận động điện ảnh những thập niên 1990 và 2000.

Các đạo diễn Việt Nam có phim trong chuỗi sự kiện năm nay gồm Trần Phương, Tự Huy, Tất Bình, Lê Mạnh Thích, Trương Qua, Ngô Mạnh Lân, Bùi Thạc Chuyên, Trần Phương Thảo, Síu Phạm...

Mở màn chuỗi sự kiện là công chiếu bộ phim “Hy vọng cuối cùng” của đạo diễn, NSND Trần Phương. Phim kể một câu chuyện diễn ra tại Hà Nội đầu những năm 1980, do NSND Như Quỳnh vào vai chính. Tác phẩm được ví như cái nhìn sắc sảo lẫn dịu dàng trước những đổi thay trong xã hội Việt Nam, nơi lòng tốt, sự quả cảm, cao thượng bị đe dọa bởi lòng tham, sự tha hóa của chủ nghĩa cá nhân. “Hy vọng cuối cùng” là hy vọng vào tình yêu, một quan niệm tình yêu đầy tính lý tưởng và quá mức ý nhị.

Phim "Cái tát sau cánh gà" ghi lại ký ức tập thể về sự dịch chuyển của sân khấu miền Bắc thập niên 1990, khi các giá trị cũ dần mờ nhạt và cái mới đang tìm đường định hình. Trong phim, với mong muốn tìm cách đưa đoàn kịch Gió Mới trở lại, cũng là một sự tri ân cuối cùng dành cho khán giả, đạo diễn Nguyễn Đình dồn tâm sức dựng vở kịch kết hợp sân khấu và điện ảnh. Ông tạo ra một phối cảnh giao giữa hai loại hình, đan cài cùng ký ức, những lớp lang thời gian mời gọi những suy ngẫm về ranh giới giữa hư cấu và hiện thực.

Phim "Truy lùng băng quye gió", bộ phim như một hình dung về Hải Phòng của đạo diễn Tự Huy với bối cảnh thành phố được hiện lên trong những khắc nghiệt của địa lý lẫn xã hội: khi kẻ mạnh đàn áp kẻ yếu dưới những quy luật của tự nhiên; ham muốn quyền lực với khát vọng đồng tiền dẫn đến lầm lạc; con người trở nên nhỏ bé trong chính những quang cảnh quanh mình. Dưới chuyển động cao điểm của một thời đại mới trước thềm thập niên 2000 tưởng chừng như đang nuốt chửng lấy mọi thứ bên đường thì dường như, chỉ có những kẻ ồn ào nhất mới may ra được biết đến tên...

Trong khuôn khổ chương trình vào ngày 20/4 sẽ diễn ra trò chuyện “Điện ảnh, những ký ức mới” chia sẻ về việc tạo ký ức mới cho điện ảnh từ các cách tiếp cận, thực hành, quy mô và kinh nghiệm khác nhau; ngày 27/4 sẽ diễn ra trò chuyện về “Những khóa học điện ảnh tại Việt Nam” mang tới câu chuyện của TPD, Varan VietNam, Hanoi Doclab và Gặp gỡ mùa thu.

Chương trình chiếu phim diễn ra tại Rạp Ngọc Khánh (523 phố Kim Mã) và Complex 01 (phố Tây Sơn) từ ngày 17 đến 27-4./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Tuần phim diễn ra từ ngày 12 đến 15/5 tại nhiều địa điểm trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đây là dịp đặc biệt để tôn vinh những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đồng thời khẳng định vai trò của điện ảnh trong việc lan tỏa di sản văn hóa và giáo dục lý tưởng sống cho thế hệ trẻ trong thời đại mới.
  • Từ phim thị trường đến phim nghệ thuật: Đâu là hướng đi bền vững cho điện ảnh Việt?
    Những năm gần đây, điện ảnh Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của các bộ phim thương mại với doanh thu trăm tỷ, tạo nên những cơn sốt phòng vé. Tuy nhiên, bên cạnh những con số ấn tượng về doanh thu, chất lượng nghệ thuật của những bộ phim này vẫn là chủ đề gây tranh cãi. Đồng thời, việc quá tập trung vào dòng phim giải trí cũng để lại một khoảng trống lớn cho các bộ phim về lịch sử, chiến tranh - những tác phẩm mang giá trị văn hóa và tinh thần dân tộc. Thực tế này đặt ra những thách thức cho điện ảnh Việt, đòi hỏi cần một chiến lược phát triển dài hạn, cân bằng giữa yếu tố thị trường và nghệ thuật để không chỉ phát triển bền vững mà còn khẳng định vị thế trên bản đồ điện ảnh thế giới.
  • Phim hoạt hình 3D đầu tiên được công chiếu: "Trạng Quỳnh thời nhí nhố: Truyền thuyết Kim Ngưu"
    "Trạng Quỳnh thời nhí nhố: Truyền thuyết Kim Ngưu" là dự án hoạt hình 3D đầu tiên được công chiếu trên màn ảnh rộng Việt Nam từ ngày 30/5.
  • 'Lật mặt 8' của Lý Hải vượt 100 tỷ đồng
    Sau chưa đầy một tuần công chiếu, bộ phim 'Lật mặt 8: Vòng tay nắng' của đạo diễn Lý Hải đã vượt mốc doanh thu 100 tỷ đồng phòng vé.
  • "Vầng trăng thơ ấu" được chiếu trong Đợt phim Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các ngày lễ lớn 1/5, 7/5 và 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các đơn vị điện ảnh trên cả nước tổ chức hai sự kiện điện ảnh quy mô toàn quốc gồm: Đợt phim Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và Tuần phim Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Thụy Điển trao tặng Việt Nam phim tài liệu về 30/4/1975
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và thống nhất đất nước, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam cùng với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ trao tặng bộ phim tài liệu “Victory Vietnam” (Chiến thắng của Việt Nam).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm: Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch “Lửa từ Đất”
    Sáng 23/5 tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch Lửa từ Đất”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và giới chuyên môn, cùng trao đổi về vai trò và sức mạnh biểu đạt của múa đương đại trong một tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử - chính trị.
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • Hà Nội bổ sung diện tích rào chắn phục vụ thi công trên đường Kim Mã
    Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ bổ sung khu vực rào chắn để thi công gia cố nền đất tại khu vực giếng đứng trên đường Kim Mã để ứng phó trong trường hợp khẩn cấp (khu vực ngã tư nút giao Kim Mã - Núi Trúc) trong quá trình thi công khoan hầm đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.
  • Huyện Thường Tín đề xuất 4 trụ sở xã mới sau sắp xếp, đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương lớn của Đảng
    Thông tin UBND huyện Thường Tín (TP. Hà Nội) vừa cho biết, địa phương đã có đề xuất với UBND Thành phố Hà Nội về việc đặt trung tâm hành chính - chính trị, trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức chính trị - xã hội của 4 xã mới được thành lập sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
Đừng bỏ lỡ
Tháng 4 này sẽ diễn ra chuỗi sự kiện điện ảnh “Như trăng trong đêm”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO