Phở bát đá cho giới sành ăn Hà thành

Kim Thoa | 29/11/2022 12:03

Phở từ lâu vẫn luôn là món ăn đặc trưng cho ẩm thực Việt và cũng là món ăn nổi tiếng vươn tầm thế giới, được nhiều người ưa thích. Bên cạnh phở truyền thống thì theo nhịp sống hiện đại, phở cũng đã có những biến tấu khác nhau tạo nên sự đa dạng cũng như nét cuốn hút độc đáo cho món ăn này, một trong số đó phải kể đến phở bát đá.

pho-bat-da5(1).jpg

Với giới sành ăn thì món phở bát đá đã không còn quá xa lạ, món ăn này không chỉ kế thừa vị phở xưa mà còn nâng tầm cho phong vị ẩm thực của một món ngon truyền thống khiến người ta phải say mê.

Nguyên liệu nấu phở bát đá không khác nấu phở thường là mấy. Để nấu, ta cần những nguyên liệu sau: xương ống bò, bánh phở tươi, hành tím, hành tây, húng quế, rau ngổ, hành hoa, rau thơm, giá đậu xanh, ngò gai, hoa hồi, quế thanh, hạt mùi, chanh, nước mắm, gừng tươi, đường, hạt nêm, ớt và thịt bò. Thịt bò ta nên chọn phần ngon như nạm bò, gầu bò, thịt đỏ lựng cần phải tươi và thái mỏng.

thanh-pham.jpg

Món phở bát đá có nguồn gốc từ phở truyền thống.  Tuy nhiên, để giữ được hương vị thơm ngon, nóng hổi đến miếng cuối cùng, người ta đã sử dụng những chiếc bát đá dày, được đun nóng để đựng nước lèo phở. Khác với bát phở thông thường, nguyên liệu chế biến phở bát đá được để riêng và còn sống. Do đó nước dùng trong tô phở bát đá rất nóng và có khả năng giữ nóng rất lâu. Ngoài ra thì khác với phở truyền thống thì món phở này sẽ để nguyên liệu riêng ra, ăn tới đâu thì thả nguyên liệu vào bát nước dùng tới đó.

Khi ăn, người dùng sẽ tự tay thả những nguyên liệu mình muốn vào bát nước lèo nóng hổi. Do đó, khẩu vị và độ chín của thịt, rau, các nguyên liệu sẽ do chính người thưởng thức quyết định.

Thức ăn sáng mang hương vị truyền thống và nét chấm phá tinh tế của hiện đại, tạo nên tuyệt phẩm cuốn hút thực khách ngay từ lần đầu thưởng thức. Các nhà văn đã dùng ngòi bút của mình tô điểm lên món ăn này lên thành một tuyệt tác.

pho-tho-da-42-le-duc-tho.jpg

Nhà văn viết về cuộc sống bình dị Thạch Lam từng viết “Phở là một món quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ có Hà Nội mới ngon.” Còn đối với nhà văn có nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng, Nguyễn Tuân, ông xem phở “Một miếng ăn kỳ diệu của tất của người Việt Nam chân chính”. Phở là một đặc sản thưởng thức chứ không còn là món ăn đơn thuần.

Phở bát đá không còn xa lạ với nhiều người yêu phở ở Thủ đô.Món phở này được xem là sự kết hợp hoàn hảo của hương vị phở truyền thống và nét ẩm thực hiện đại, tạo nên một điểm nhấn rất riêng, nơi thực khách có thể tự coi mình là một đầu bếp để tạo nên những tô phở thơm ngon, đậm vị. 

Bài liên quan
  • Rau cải cúc tốt cho sức khoẻ khi mùa đông đến
    Mùa đông đến, là mùa của rau cải cúc. Cải cúc có vị đắng nhẹ, mùi thơm đặc trưng của rau cải cúc. Cải cúc tươi có thể được sử dụng cho bánh mì sandwich và salad hoặc cải cúc tươi nấu canh hay dùng trong các món lẩu.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Phở bát đá cho giới sành ăn Hà thành
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO