Mỹ thuật - Nhiếp ảnh

Phê duyệt mẫu biểu trưng tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Quỳnh Chi 16/04/2024 05:48

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định phê duyệt mẫu biểu trưng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của tác giả Tô Minh Trang (TP. Hà Nội) để sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

dien-bien.jpg
Mẫu biểu trưng (logo) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của tác giả Tô Minh Trang vừa được Bộ VH-TT&DL phê duyệt, sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).

Mẫu biểu trưng được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ kể từ ngày 12/4/2024. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các tổ chức, cá nhân sử dụng mẫu biểu trưng đã được phê duyệt theo đúng thông số thiết kế để đảm bảo tính chuẩn xác và thống nhất.

Theo đó, mẫu biểu trưng được thiết kế từ con số 70 cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều từ hai nét thể hiện ý tưởng về quá trình gian khổ vượt qua mọi khó khăn và lòng quyết tâm của quân dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong nét con số 70 được đổ màu theo đa hướng để tạo cảm giác thị giác lung linh huyền ảo thể hiện tinh thần hân hoan mừng vui chiến thắng của cả dân tộc. Nền con số 0 là hình tượng chiến thắng của chiến sĩ Điện Biên.

Toàn bộ nội dung chữ có màu xanh dương thể hiện cho hòa bình và ý tưởng ngợi ca chiến thắng của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng và đặc trưng cho núi rừng Tây Bắc.

dien-bien(1).jpg
Trường đoạn 4 “Chiến thắng” trong bức tranh Panorama tái hiện Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên). Ảnh minh họa.

Về yêu cầu kỹ thuật, hình ảnh mô phỏng biểu tượng chiến sĩ Điện Biên phất cao lá cờ Quyết chiến Quyết thắn được tạo bởi vector trên phần mềm đồ họa CorelDRAW12, màu đỏ (C:0, M:100,Y:100, K:0), ngôi sao vàng và dòng chữ “Quyết chiến Quyết thắng” trên biểu tượng lá cờ màu vàng (C:0, M: 0, Y:100, K:0).

Hình tượng con số 70 được tạo hình với vector thẳng nét đều nhau và được đổ màu trên công cụ Fill Tool/Fountain Fill Dialog (F11) trên phần mềm đồ họa CorelDRAW12 theo thông số màu. Cụ thể, có 6 chỉ số màu trong ô Color blend như mẫu đính kèm (theo thứ tự từ trái qua phải) như sau: (C:100, M:20, Y:0, K:0) (C:40, M:0, Y:0, K:0); (C:0, M:20, Y:100, K:0) x 2; (C:0, M:97, Y:97, K:0) (C:0, M:100, Y:100, K:0).

Nội dung chữ trên logo: 1954 – 2024, CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ màu xanh (C:100, M:20,Y:0, K:0), phông chữ VnBlackH, bảng chữ TCVN3(ABC) trên phần mềm đồ họa CorelDRAW12./.

Bài liên quan
  • Lễ xuất quân hành hương về nguồn “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên” của các văn nghệ sĩ
    Sáng 15/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Lễ xuất quân đưa các văn nghệ sĩ hành hương về nguồn “Qua miền Tây Bắc – Về với Điện Biên”. Đây là chương trình mở đầu cho chuỗi các hoạt động sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 21/4/2024 của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Phê duyệt mẫu biểu trưng tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO