Hoạt động hội

Phát huy giá trị văn hóa dân gian trong phim hoạt hình

Thụy Phương 08/11/2023 15:27

Sáng ngày 8/11, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Phát huy truyền thống văn hóa dân gian trong nghệ thuật phim hoạt hình” với sự tham gia của đông đảo các hội viên.

Tham gia tọa đàm với vai trò là diễn giả, đạo diễn, họa sĩ, NSND Hà Bắc đã giới thiệu những nội dung bao quát xoay quanh các vấn đề về: vai trò của văn hóa dân gian, các biểu hiện của yếu tố dân gian trong phim hoạt hình, những khó khăn thách thức cũng như giải pháp phát huy yếu tố dân gian trong phim hoạt hình.

NSND Hà Bắc khẳng định: Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, các thế hệ người Việt Nam đã xây dựng, bồi đắp, hun đúc nên các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Các giá trị đó đã làm nên cốt cách và bản sắc văn hóa; là nền móng, sức mạnh nội sinh để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xây dựng đất nước độc lập, tự do, ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

hoa-si-ha-bac.jpg
Đạo diễn, họa sĩ, NSND Hà Bắc chia sẻ những thông tin về việc phát huy truyền thống văn hóa dân gian trong nghệ thuật phim hoạt hình .

Theo đạo diễn, NSND Hà Bắc, văn hóa dân gian phản ánh chiều sâu nguồn cội, là gốc rễ nuôi dưỡng tâm hồn, cốt cách… Trong các sáng tạo văn học nghệ thuật, đặc biệt là trong phim hoạt hình việc khai thác yếu tố dân gian cũng đã được nhiều tác giả chú trọng.

Phim hoạt hình là nghệ thuật tổng hợp bao gồm cả yếu tố văn học, âm nhạc, mỹ thuật, diễn xuất, tạo hình, nhịp điệu... Với mục tiêu là cải tiến, nâng cao chất lượng phim hoạt hình, các nhà làm phim luôn nỗ lực tìm tòi và phát huy yếu tố truyền thống để kịp thời đáp ứng nhu cầu thưởng thức ngày một cao của quần chúng.

Trong vài chục năm gần đây phim hoạt hình đã khai thác từ nguồn văn học dân gian nhiều sự tích và truyền thuyết cổ để tạo ra nhiều phim có chất lượng và đã có nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Có thể kể tới các bộ phim “Chuyện Ông Gióng”, “Sự tích cái nhà sàn”, “Chuyện trăm trứng”, “Sự tích con muỗi”, “Người anh hùng áo vải”, “Chiến thắng Bạch Đằng”, “Phạm Ngũ Lão”, “Đinh Tiên Hoàng đế”, “Đại Hành Hoàng đế”, “Người thầy của muôn đời”, “Phật hoàng Trần Nhân Tông”…

Tại buổi tọa đàm NSND Hà Bắc đã giới thiệu một số phim hoạt hình mang đậm yếu tố dân gian từ đề tài, tạo hình, diễn xuất, âm nhạc…; đồng thời chỉ rõ những khó khăn thách thức trong việc phát huy yếu tố dân gian trong phim hoạt hình.

toa-dam.jpg
Song song với phần trình bày của diễn giả, tọa đàm còn giới thiệu một số bộ phim hoạt hình mang đậm yếu tố văn hóa dân gian.

“Hoạt hình có thế mạnh là khi làm phim lịch sử thì chúng ta có thể tái hiện lại những trường cảnh hoành tráng mà phim điện ảnh hay truyền hình không có khả năng làm, do yêu cầu kinh phí. Hoạt hình có thể phục dựng được không gian, thời gian, nhân vật. Ví như phim điện ảnh, ta khó chọn được một diễn viên lên được khí chất của nhân vật, nhưng hoạt hình thì lại dễ làm điều đó”, NSND Hà Bắc cho hay.

Theo NSND Hà Bắc, ngoài đòi hỏi về quan điểm của phim lịch sử, phim hoạt hình đề tài lịch sử còn cần phải có đủ chất của hoạt hình, tạo được sự hấp dẫn và mức độ hư cấu hợp lý, làm sao trung thành với lịch sử nhưng lại phải phù hợp với thẩm mỹ của các em, các em cảm thụ, chấp nhận được.

Bên cạnh đó, đạo diễn cũng đề cập sâu tới yếu tố diễn xuất trong phim hoạt hình. Từ những phân tích về hành động ước lệ - phương tiện nghệ thuật của sân khấu truyền thống, đạo diễn Hà Bắc khẳng định: “Những động tác chủ đạo bao giờ cũng là cái hồn trong hệ thống động tác diễn xuất mang tính mô hình - ngôn ngữ biểu đạt nghệ thuật của người diễn viên. Chính những động tác, đường nét, ca khúc, làn điệu, màu sắc, trang phục... đã tạo nên mô hình nhân vật với nét tính cách đặc trưng. Đây hoàn toàn là tiêu chí để họa sĩ diễn xuất phim hoạt hình có thể học tập để có những bộ phim chất lượng”.

Cùng với phần trình bày tham luận của NSND Hà Bắc, tại tọa đàm, nhiều văn nghệ sĩ cũng đã có những trao đổi sôi nổi xoay quanh các chủ đề mà diễn giả đã trình bày như: Phát huy nội dung của các truyện cổ dân gian; nghệ thuật sử dụng yếu tố dân gian trong tác phẩm góp phần tạo nên những thành công cho tác phẩm điện ảnh nói riêng, văn học nghệ thuật nói chung; làm thế nào để chuyển tải văn hóa dân gian cho thế hệ sau; trí tuệ nhân tạo liệu có khiến cho văn hóa dân gian bị nhạt nhòa?...

“Trí tuệ nhân tạo ảnh hưởng đến nhiều đến đời sống, nhưng không thể thay thế được yếu tố văn hóa dân gian. Văn hóa dân gian có những đặc thù riêng, mang đậm tâm thức, tâm hồn Việt mà tri thức số không thể chạm tới. Đây cũng là nhiệm vụ, thách thức đặt ra với những người làm công tác nghiên cứu văn nghệ dân gian. Chúng ta cần tìm tòi, khai thác và chuyển tải những nét đặc sắc, phong phú ấy vào tác phẩm để những giá trị văn hóa dân gian luôn được gìn giữ, phát huy”, NSND Hà Bắc bày tỏ./.

Bài liên quan
  • Phim hoạt hình: Cần đa dạng hóa hình thức tiếp cận
    Phim hoạt hình là một thể loại đặc biệt của nghệ thuật Điện ảnh, là một trong những lĩnh vực nghệ thuật đặc thù, gần gũi và có sức hút với trẻ em. Nâng cao chất lượng phim hoạt hình phục vụ thiếu niên nhi đồng, đưa phim hoạt hình Việt Nam đến gần với khán giả nhỏ tuổi để cung cấp cho các em một sản phẩm nghệ thuật lành mạnh, bổ ích và hấp dẫn, đó là điều mà những người làm phim hoạt hình Việt Nam luôn mong đợi và kỳ vọng.
(0) Bình luận
  • Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam
    Ngày 17/5, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam” với sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.
  • Giới thiệu tác phẩm âm nhạc hát về Bác Hồ và Điện Biên
    Sáng ngày 15/5, tại Hà Nội, Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức buổi “Giới thiệu tác phẩm âm nhạc hát về Bác Hồ và Điện Biên”. Tới dự buổi sinh hoạt có đại diện Ban chấp hành Hội cùng đông đảo nhạc sĩ hội viên.
  • Phát động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Hà Nội - Đổi mới và phát triển”
    Sáng 14/5, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức lễ phát động Cuộc vận động sáng tác Văn học nghệ thuật với chủ đề “Hà Nội - Đổi mới và phát triển”.
  • Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm: Những câu thơ viết đợi mặt trời
    Sáng ngày 10/5, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm "Những câu thơ viết đợi mặt trời" nhân kỷ niệm ba năm ngày mất của nhà thơ. Tới dự buổi sinh hoạt hôm nay có đại diện ban chấp hành Hội và đông đảo hội viên, văn nghệ sĩ.
  • Vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW
    Sáng 3/5, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức cuộc tọa đàm: “Vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước”. Bên cạnh việc đánh giá những thành tựu, chỉ rõ hạn chế của văn học, nghệ thuật Thủ đô sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33, tọa đàm cũng đã gợi mở nhiều giải pháp trong việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết thời gian tới.
  • Nỗi ám ảnh và sự cách tân trong thơ Nguyễn Việt Chiến
    Sáng ngày 25/4, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm "Tuyển tập thơ: Thơ và trường ca của Nguyễn Việt Chiến", nhìn lại một hành trình thi ca của tác giả và khẳng định những giá trị đặc sắc trong tác phẩm đối với nền thơ ca đương đại của Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Đẩy mạnh hợp tác về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa giữa TP Hà Nội và tỉnh Thiểm Tây
    Sáng ngày 20/5/2024, tại trụ sở Tỉnh ủy Thiểm Tây, Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thiểm Tây - một trong “Bát đại cố đô” và là địa phương có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Phương Hồng Vệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Tây An. Cùng dự có các đồng chí đại diện các cơ quan của tỉnh quỷ Thiểm Tây và thành phố Tây An.
  • Bế mạc Liên hoan sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024
    Ban Tổ chức đã trao 7 giải thưởng cho các cá nhân xuất sắc; 25 Huy chương Vàng cá nhân, 37 Huy chương Bạc cá nhân; 4 Huy chương Vàng vở diễn, 3 Huy chương Bạc vở diễn.
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
Phát huy giá trị văn hóa dân gian trong phim hoạt hình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO