Phim hoạt hình Việt: Nhiều cơ hội bứt phá

PLXH| 19/04/2022 10:12

Thị trường phim hoạt hình Việt Nam vốn được đánh giá giàu tiềm năng nhưng chưa có chỗ đứng trên sân nhà. Để lấy lại vị thế, các kịch bản phim hoạt hình dài hơi đang được nhiều nhà làm phim ấp ủ, điều này được kỳ vọng là cơ hội phát triển bứt phá cho phim hoạt hình chiếu rạp.

Kịch bản phim hoạt hình “Dưới bóng cây” dành giải Nhất cuộc thi Sáng tác kịch bản phim hoạt hình (90 phút).
Kịch bản phim hoạt hình “Dưới bóng cây” giành giải Nhất cuộc thi Sáng tác kịch bản phim hoạt hình (90 phút).

Nhiều kịch bản được kỳ vọng

Có thể nói, cuộc thi sáng tác kịch bản phim hoạt hình (90 phút) đem đến nhiều cơ hội bứt phá cho phim hoạt hình Việt thời gian tới. Nhiều kịch bản kỳ vọng sẽ sớm được sản xuất, như: “Sống sót” (tác giả Đặng Thị Linh), “Tò he nổi loạn” (tác giả Đàm Thùy Dương), “Gió thần” (tác giả Nguyễn Anh Quốc)... Trong đó gây chú ý hơn cả là bộ phim “Dưới bóng cây” ra mắt trên YouTube vào năm 2011đã trở thành một “hiện tượng” trong cộng đồng mạng với đa số nhận xét rất tích cực. Video clip hoạt hình dài 7 phút, kể về một cu chuyện đơn giản, súc tích của bốn nhân vật Chuột, Ếch, Kua, Rắn.

Ấn tượng ban đầu của Dưới bóng cây là hình ảnh sinh động, màu sắc tươi sáng, kỹ thuật đồ họa 3D được ứng dụng khá tốt. Nội dung phim tuy giản dị nhưng đầy đủ, gần gũi, cốt truyện rõ ràng, rành mạch, sử dụng tình tiết để tạo nên những nút thắt – mở cho câu chuyện. Bên cạnh đó, lời thoại được sáng tác và lồng tiếng khá dễ thương, phù hợp tính cách nhân vật cũng như đối tượng khán giả nhỏ tuổi. Vừa qua, kịch bản phim gửi tham gia cuộc thi sáng tác kịch bản phim tài liệu (60 phút) và kịch bản phim hoạt hình (90 phút) năm 2021 do Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức, đã đoạt giải Nhất.

Bên cạnh đó, một số đơn vị sản xuất phim hoạt hình tư nhân cũng đang “nuôi mộng” làm phim hoạt hình dài chiếu rạp như: Red Cat Motion, “U Linh Tích Ký: Bột thần kỳ”, “Tàn thể: Tiền truyện”…

Cần mạnh dạn kể câu chuyện dài hơi

Nhiều năm qua, phim hoạt hình Việt Nam vẫn chỉ chọn lối đi an toàn, chủ yếu sản xuất phim từ 10 đến 30 phút. Tuy nhiên, muốn hướng đến công nghiệp điện ảnh, đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay, thì hoạt hình Việt Nam phải mạnh dạn kể câu chuyện dài hơi, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn, ngoài nâng cao về mặt thẩm mỹ, nội dung cũng như thể loại, phim phải có bản sắc dân tộc. Đặc biệt, cần thể hiện rõ tính chất của phim hoạt hình là nội dung hướng đến tính gợi mở khám phá, phát huy trí tưởng tượng của khán giả. Cách thể hiện cũng cần sáng tạo, hấp dẫn, giàu hình ảnh, phù hợp với những đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật phim hoạt hình.

Nguồn lực là yếu tố quan trọng nhằm thu hút được đội ngũ nhân lực chất lượng cao là những đạo diễn, họa sĩ hàng đầu đồng thời hoàn thiện hạ tầng làm phim, ứng dụng những công nghệ, kỹ xảo tiên tiến nhất, đáp ứng việc sản xuất hoàn thiện cả hoạt hình 2D và 3D mang đẳng cấp quốc tế.

Cần có cơ chế khuyến khích, tạo môi trường tốt để các nhà làm phim thỏa sức sáng tạo tác phẩm có chất lượng, thu hút công chúng, thường xuyên tổ chức các cuộc thi, hoạt động nhằm tạo môi trường cho các biên kịch trẻ thỏa sức sáng tạo. Lưu ý siết chặt công tác quản lý vấn đề bản quyền tác phẩm, không để diễn ra tình trạng nhiều phim hoạt hình mới phát hành đã bị ngang nhiên đăng tải trên mạng internet.

(0) Bình luận
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • “Bay qua Hồ Gươm” - trò chuyện cùng Hà Nội, về Hà Nội
    “Mơ là bồ câu trắng/ Bay qua Hồ Gươm xanh”, tác giả Huỳnh Mai Liên đã bật lên khao khát muốn được trở thành cánh chim nhẹ nhàng và tự do khám phá bầu trời Hà Nội ở cuối bài thơ Bay qua Hồ Gươm (cũng là tên tập thơ). Dường như cũng từ giấc mơ này, nhà thơ đã viết ra những vần thơ kể chuyện dẫn lối người đọc ngắm nhìn Hà Nội từ cao đến thấp, từ xa đến gần.
  • Thơ truyền thống trong thời đại số
    Thơ truyền thống là loại thơ viết theo đúng niêm luật, thường bó buộc trong các thể loại: Lục bát, Đường luật (Nhất, tam ngũ bất luận), song thất lục bát, thơ (bốn, năm, sáu, bẩy, tám) chữ… phải có vần điệu, cấu tứ rõ ràng và ngôn từ là phương tiện để nhà thơ biểu đạt, giãi bày tình cảm, tư tưởng tinh thần của tác giả. Trong thời đại số, thơ truyền thống vẫn được nhiều tác giả tiếp nối nhưng theo một hình thức mới, nội dung mới và nhà thơ không bị giới hạn bởi bất kỳ khuôn phép nào.
  • 50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế
    Hội nghị Lý luận, phê bình Văn học lần thứ V diễn ra ngày 27/11 tại Hà Nội, quy tụ những nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ và nhà phê bình hàng đầu. Với chủ đề “50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế”, hội nghị đã làm nổi bật bức tranh toàn cảnh văn học Việt Nam...
  • Thị trường nghệ thuật Việt Nam: Chuyên nghiệp để bứt phá
    Nghệ thuật Việt Nam gần đây thu hút sự chú ý đáng kể trên thị trường trong và ngoài nước. Các tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam không chỉ được công nhận về mặt giá trị nghệ thuật mà còn đạt được mức giá cao, phản ánh sự gia tăng sức hút và quan tâm của các nhà sưu tầm, người yêu mỹ thuật, cũng như các hãng đấu giá quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Phim hoạt hình Việt: Nhiều cơ hội bứt phá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO