NSND Hà Bắc: "Với hoạt hình tôi luôn là kẻ si tình"

Đặng Thủy| 27/06/2021 15:57

Nhắc đến hoạt hình Việt Nam không thể không nhắc đến họa sĩ, NSND Hà Bắc và ngược lại nhắc đến họa sĩ Hà Bắc không thể không nhắc đến phim hoạt hình. Hơn 40 năm gắn bó với phim hoạt hình NSND Hà Bắc đã khẳng định được dấu ấn trong giới nghề với nhiều giải thưởng: Bông sen Vàng, Bông sen Bạc, Cánh diều Vàng, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật… và đã lưu dấu ấn trong lòng công chúng nhất là công chúng nhỏ tuổi qua một loạt phim hoạt hình cổ điển mang đậm màu sắc Việt. Điều gì ở thể loại phim này đã khiến anh luôn “lao tâm khổ tứ” và đến nay vẫn còn đau đáu? Cùng phóng viên Người Hà Nội trò chuyện và lắng nghe những chia sẻ của họa sĩ, NSND Hà Bắc. 

NSND Hà Bắc:
Họa sĩ, NSND Hà Bắc
PV: Là một họa sĩ sinh ra và lớn lên ở Thủ đô chắc hẳn tuổi thơ của anh ít nhiều cũng đã gắn bó với cây cọ và giá vẽ?

NSND Hà Bắc: Tôi sinh ra trong một gia đình cán bộ ở Hà Nội - một gia đình rất yêu nghệ thuật. Khi 10 tuổi, tôi thi đỗ vào lớp vẽ của trường năng khiếu nghệ thuật Hà Nội (nay là trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội) do thầy Cửu Long Giang và cô Tạ Diệu Tâm hướng dẫn. Đây là cái nôi đào tạo ra nhiều nghệ sĩ thành danh. Cũng từ mái trường này tôi có cơ hội tham gia nhiều phong trào thiếu nhi Hà Nội lúc ấy, nhất là các triển lãm tranh thiếu nhi và cũng đã có một số giải thưởng. Ngày còn bé tôi cũng rất mê phim hoạt hình và cứ thắc mắc hoài tại sao người ta lại có thể làm cho con ếch nhảy, con chuột chạy nhanh như cắt, rồi thiên nhiên, cỏ cây chuyển động trên những khuôn hình. Sự say mê, thích thú khiến tôi luôn tò mò và mong muốn khám phá thế giới của phim hoạt hình từ khi còn nhỏ tuổi.

PV: Việc rẽ lối sang hoạt hình với anh có phải là cơ duyên?

NSND Hà Bắc: Học xong trung cấp mỹ thuật tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 1976, tôi về công tác tại Xưởng phim hoạt hình Việt Nam. Lúc ấy tôi mới 20 tuổi, tràn đầy đam mê và nhiệt huyết. Thật may mắn vì ngay từ những năm tháng chập chững vào nghề tôi đã được làm việc cùng nhiều chuyên gia gạo cội trong giới làm phim hoạt hình: thầy Roman Đavưđốp (Liên Xô), thầy NSND Trương Qua, NSND Ngô Mạnh Lân, NSƯT Hồ Quảng và nhiều nghệ sĩ tài năng khác. Chính sự yêu nghề, kinh nghiệm nghề nghiệp của các bậc đàn anh đi trước cùng sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của họ đã giúp tôi có thêm kiến thức và cả động lực trong hành trình chinh phục thể loại phim này. 

PV: Anh từng chia sẻ làm phim hoạt hình quá vất vả, gian nan, vậy đã khi nào anh có ý định “bỏ cuộc”?

NSND Hà Bắc: Thời điểm tôi mới vào nghề, hoạt hình Việt Nam cũng đang đứng trước muôn vàn khó khăn thử thách. Lúc ấy hoạt hình còn phải làm thủ công, vẽ trên giấy đục lỗ rất xấu. Khổ nhất là vẽ diễn xuất 24 hình/giây mà phải chờ cả tuần mới được xem thử, rất mất công. Làm một bộ phim thời lượng 10 phút nhưng có khi mất 14-18 tháng, rất mệt… Đời sống lúc đó vô cùng khó khăn, vừa mới giải phóng lại tiếp đến chiến tranh biên giới, nên để làm phim và theo phim, tôi phải làm tất cả để tồn tại, từ dạy vẽ, bán tranh, in ấn… Nhưng với tôi dù khó khăn thế nào thì tôi cũng chưa bao giờ có ý định bỏ cuộc. Tính đến nay, sau chặng đường hơn 40 năm làm nghề, tôi đã trải nghiệm cùng phim hoạt hình ở “nhiều vai”: làm đạo diễn, viết kịch bản và đã tham gia họa sĩ diễn xuất khoảng 50 phim, là đạo diễn và họa sĩ tạo hình 23 bộ phim trình làng công chúng. 

Có thể nói với hoạt hình tôi luôn là kẻ si tình. Mỗi khi làm một bộ phim tôi đều cố gắng mang hết năng lượng sáng tạo để đem đến những màu sắc tươi mới, phong phú, đa dạng cho hoạt hình Việt Nam cả ở phương diện kỹ thuật cũng như đề tài. Năm 2007, tôi tìm tòi, nung nấu để sản xuất phim hoạt hình 3D mang tên “Giấc mơ của chú ếch xanh”. Năm 2011, tôi tiếp tục thử sức làm phim hoạt hình 3D về đề tài lịch sử, đó bộ phim “Quyết định lịch sử” nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sau khi công chiếu cả hai bộ phim đều gặt hái một số giải thưởng cả trong nước và quốc tế giúp tôi có thêm động lực để sáng tạo và cống hiến. Hay như gần đây nhất (năm 2019) là bộ phim hoạt hình “Truyền thuyết đảo xa” đề cập đề tài mang tính thời sự, đó là đề tài biển đảo. Đề tài này tôi đã ấp ủ, đau đáu suốt gần 5 năm và cuối cùng “đứa con tinh thần” cũng đã đến được với công chúng. 

NSND Hà Bắc:
“Mẫu địa đàng” - tranh của họa sĩ Hà Bắc
Chúng tôi vẫn gọi phim hoạt hình là thể loại phim "quý tộc". Một phim hoạt hình có thể chỉ dài 15 đến 20 phút, chưa bằng một nửa tập phim truyền hình, nhưng thời gian làm ra nó phải tính bằng nhiều tháng, thậm chí cả năm. Dẫu thời lượng ngắn nhưng phim hoạt hình đòi hỏi sự cô đọng và là sự tổng hòa của nhiều loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, sân khấu… Tôi từng có nhiều năm làm đạo diễn diễn xuất, rồi cũng phải mày mò học hỏi thêm cả về văn học, âm  nhạc, tìm hiểu cả các chiêu trò trong dân gian… mới có thể đưa chất nghệ thuật, chất Việt vào phim hoạt hình. Nếu không có sự kiên trì, say mê có lẽ tôi đã chẳng thể song hành với hoạt hình trong một hành trình dài như thế.

NSND Hà Bắc:
Một cảnh trong bộ phim hoạt hình “Truyền thuyết đảo xa” do NSND Hà Bắc làm đạo diễn.

PV: Hơn 40 năm gắn bó với phim hoạt hình, anh có nhận xét gì về những bước chuyển của phim hoạt hình Việt Nam?

NSND Hà Bắc: Kể từ bộ phim đầu tiên của hoạt hình Việt Nam “Đáng đời thằng Cáo” được thực hiện cuối năm 1959 cho đến nay hoạt hình Việt Nam đã trải qua chặng đường hơn 60 năm. Giờ đây ngành hoạt hình đã phát triển nhiều, đã số hóa toàn bộ khâu sản xuất. Chất lượng kỹ thuật được nâng cao. Tuy nhiên so với phim truyện, phim truyền hình thì dường như hoạt hình việt Nam vẫn bị lép vế. 
Dù rằng phim hoạt hình của Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận qua những giải thưởng hoạt hình quốc tế nhưng hành trình để đưa tác phẩm tới khán giả thì còn rất nhiều gian nan. Vẫn còn rất nhiều phim hoạt hình hay để ở trong kho chưa đến được công chúng. Vẫn còn thiếu những rạp chiếu, những sân chơi riêng cho những người làm phim hoạt hình… So về công nghệ, kỹ xảo và kinh nghiệm, rõ ràng ta đang kém xa những “người khổng lồ” về phim hoạt hình trên thế giới như: Walt Disney, Pixar, Universal... Về đầu tư sản xuất thì còn khá “èo uột”. 
NSND Hà Bắc:
Thêm nữa, vấn đề đầu ra cho phim hoạt hình cũng vô cùng khó khăn. Lâu nay đầu ra trên sóng truyền hình quốc gia cho phim hoạt hình vẫn hạn chế, chưa kể việc phát hành phim tại các rạp chiếu với mục đích thương mại thì cũng ngổn ngang trăm nỗi…
PV: Vậy để “bắt nhịp” được với hoạt hình thế giới, hoạt hình Việt Nam cần phải làm gì thưa anh?
NSND Hà Bắc: Bên cạnh những kết quả đã gặt hái được có thể thấy hoạt hình Việt Nam vẫn chưa phát triển như kỳ vọng. Lâu nay, sản xuất phim hoạt hình chỉ mới trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước, tư nhân tham gia rất ít. Bởi thế, để phim hoạt hình Việt Nam khởi sắc thì ngoài sự đầu tư của Nhà nước cũng rất cần chung sức của các đơn vị, tư nhân. Làm hoạt hình rất tốn kém, nhưng nếu đầu tư nghiêm túc, đặc biệt là cập nhật những thiết bị mới nhất, công nghệ 3D tiên tiến nhất… thì hiệu quả thu lại cũng rất lớn. Về vấn đề phát hành phim, đây là vấn đề lớn liên quan đến cơ chế. Trong thời buổi kinh tế thị trường rất phức tạp, cần phải có những chuyên gia kinh tế và quản lý giỏi thì mới có thể tạo được sự bứt phá cho ngành hoạt hình.
Lâu nay, nghĩ đến phim hoạt hình mọi người thường nghĩ đó là thể loại phim dành cho trẻ em. Tôi nghĩ quan niệm này đã lỗi thời, trên thế giới họ làm phim hoạt hình không chỉ riêng cho trẻ nhỏ mà cả người lớn nữa. Bởi thế chúng ta cần giũ bỏ những quan niệm xưa cũ về phim hoạt hình, cần phải mở mang ra thế giới để tìm hiểu, học tập cách làm phim của họ.
Bên cạnh đó, cần phải lưu tâm đến vấn đề con người. Các họa viên hiện nay đã được đào tạo bài bản và có trình độ cao trong xử lý kĩ xảo nhưng trình độ nghệ thuật vẫn cần phải trau dồi nhiều vì hoạt hình là bộ môn nghệ thuật tổng hợp cần có sự hiểu biết rộng mới có những tác phẩm sâu sắc được. Chúng ta có lực lượng làm phim hoạt hình có một nền tảng tốt, trong đó có nhiều người có trình độ “tiệm cận” thế giới. Điều cần thiết là tạo cho họ một môi trường, một sân chơi phù hợp thì chắc chắn họ sẽ góp sức để xây dựng nền công nghiệp hoạt hình Việt Nam. 
Cách đây gần 5 năm, Tập đoàn Vingroup ra mắt hãng phim hoạt hình VinTaTa. Đây là một tín hiệu vui cho hoạt hình Việt Nam vì Vingroup là một doanh nghiệp lớn, họ xác định đầu tư bài bản và làm nghiêm túc. Với tiềm lực kinh tế, VinTaTa đã thu hút được nhiều tài năng trong giới làm hoạt hình Việt Nam. Tuy nhiên, cần có thêm những kịch bản tốt thì mới có thể ra mắt các sản phẩm chất lượng có khả năng cạnh tranh với phim hoạt hình nước ngoài…
PV: Ngoài điện ảnh, được biết anh vẫn luôn dành thời gian ít ỏi của mình cho hội họa. Chắc hẳn khi về hưu anh cũng đã chuyên tâm nhiều hơn cho niềm đam mê này?
NSND Hà Bắc: Hơn chục năm trước khi tôi chưa về hưu cũng có người hỏi tôi “đã bao giờ anh có ý định từ bỏ phim hoạt hình để chuyển sang vẽ tranh chưa?” Thực ra với tôi điện ảnh và hội họa luôn song hành cùng nhau. Thời kỳ còn công tác ở Hãng phim Hoạt hình Việt Nam tôi đã có triển lãm cá nhân cả trong và ngoài nước. Đầu tiên là triển lãm cá nhân tại Dresden - Đức (năm 1985), tiếp đó là triển lãm cá nhân tại Pháp (năm 1993, 1995, 2010) cùng về chuyên đề sơn lụa giấy dó; rồi triển lãm cá nhân tại Bruxelles - Bỉ (năm 1996), tại New Hamshir - Mỹ (năm 2017) và tại Hà Nội (năm 2004, 2007). Ngoài ra trong 45 năm qua tôi cũng đã tham gia nhiều triển lãm Mỹ thuật toàn quốc, triển lãm Mỹ thuật Thủ đô. Tôi cũng là tác giả sáng tác clip tranh cát cho VTV và nhiều tổ chức khác nhau: clip tranh cát khai mạc lễ hội chùa Tam Chúc, clip tranh cát minh họa cho các ca khúc, clip tranh cát có chủ đề phòng chống thiên tai…
Cứ có dịp là tôi lại tìm đến với toan với cọ, rồi tranh cát. Tôi may mắn có người bạn đời cùng làm nghệ thuật (vợ NSND Hà Bắc là nhà điêu khắc Mai Thu Vân - giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam), và chúng tôi có chia sẻ đồng hành cùng nhau trong đời sống cũng như công việc. Đó cũng là hậu phương vững chắc giúp tôi chuyên tâm gắn bó với nghệ thuật. Sau khi về hưu, tôi có nhiều thời gian hơn và hiện nay tôi đang tập trung sáng tác dòng tranh về đạo mẫu. Tất nhiên, nếu có cơ hội thì tôi lại vẫn tiếp tục làm phim hoạt hình, bởi niềm đam mê ấy đã ngấm vào máu thịt tôi từ rất lâu rồi.
PV: Trân trọng cảm ơn họa sĩ, NSND Hà Bắc!
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm: Người kết nối giá trị thẩm mỹ truyền thống với đương đại
    Cuộc đời danh họa Nguyễn Tư Nghiêm gắn liền với 3 giai đoạn lịch sử nghệ thuật hiện đại Việt Nam: Từ mỹ thuật Đông Dương rồi mỹ thuật kháng chiến đến thời kỳ đổi mới. Đồng hành với nghệ thuật gần một thế kỷ, Nguyễn Tư Nghiêm đã tạo nên một đỉnh cao mới của nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Phóng viên Tạp chí Người Hà Nội đã có cuộc trò chuyện với họa sĩ Đặng Thị Khuê - nguyên Ủy viên Ban thư ký Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam thời kỳ đổi mới để hiểu hơn về những cống hiến trong nghệ thuật của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm.
  • Tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách về xây dựng, phát triển văn hóa của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy cho biết, vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Nâng cao vị thế, vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô
    Hơn một thiên niên kỷ nay, Thủ đô Hà Nội luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Nhất là từ sau ngày giải phóng Thủ đô, vai trò trung tâm ấy càng thể hiện rõ nét hơn. Với số lượng đông đảo, trong đó có không ít tác giả tên tuổi, văn nghệ sĩ Thủ đô đã góp phần làm nên vóc dáng, diện mạo văn học nghệ thuật (VHNT) Thủ đô.
  • Khai mạc Triển lãm VIMEXPO 2024
    Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam – Vimexpo 2024 được chính thức khai mạc vào ngày 17/10/2024 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE, số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Đề xuất chưa áp dụng thuế TTĐB nước giải khát có đường
    Ngày 17/10, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Đánh giá tác động kinh tế của dự thảo thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường”.
Đừng bỏ lỡ
  • Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hồ Gươm của tác giả Quang Hoài nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)
  • [Podcast] Nét văn hóa nhìn từ đám cưới xưa và nay ở Hà thành
    Trong văn hóa truyền thống của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng, lễ cưới là một sự kiện trọng đại, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân, gia đình, lưu giữ những giá trị, chuẩn mực văn hóa của dân tộc. Chuyện cưới hỏi từ bao đời nay vẫn luôn được cho là chuyện hệ trong của cả một đời người. Mỗi nơi, mỗi thời đại lại có cách tổ chức khác nhau. Hà Nội hào hoa xưa và nay vốn là đất Kẻ Chợ, hội tụ tinh hoa văn hóa xứ Bắc, đám cưới vì thế cũng có nhiều nét riêng. So với trước đây, lễ cưới ngày nay đã có nhiều thay đổi.
  •  “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp
    Với tính độc lập trong tổ chức, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) và quy trình số hóa, Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng cường tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), khẳng định “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp...
  • Học sinh có thể được miễn phí vé tham quan bảo tàng, di tích lịch sử
    Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố để lấy ý kiến rộng rãi.
  • Tây Hồ thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội
    Ngày 16/10, HĐND quận Tây Hồ (TP Hà Nội) khóa VI tổ chức kỳ họp thứ 16 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
  • Việt Nam lọt top 15 quốc gia du lịch hấp dẫn nhất thế giới năm 2024
    Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler vừa công bố bảng xếp hạng 20 quốc gia tốt nhất thế giới dành cho khách du lịch năm 2024, Việt Nam xếp hạng thứ 15 với đánh giá 89 điểm.
  • Thị xã Sơn Tây: Hệ thống chính trị quyết tâm cao, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển
    Chiều 16/10, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Sơn Tây khóa XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức kỳ họp thứ 20; Sơ kết công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thị xã 9 tháng đầu năm 2024, phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, 9 tháng đầu năm 2024, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Thị xã đến cơ sở, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trên địa bàn ổn định và đạt được những kết quả tích cực, nổi bật.
  • Triển lãm ảnh về khối Đại đoàn kết toàn dân tộc
    Chiều ngày 16/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm trưng bày hình ảnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc và kết quả công tác Mặt trận nhiệm kỳ 2019-2024 với chủ đề “Phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”.
  • Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2024: Trao 3 HCV và 6 HCB cho các đơn vị nghệ thuật
    Liên hoan năm nay có sự tham gia của 24 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trên toàn quốc, mang đến hơn 200 tiết mục ca múa nhạc và nhạc kịch. Đây là cơ hội để các nghệ sĩ cống hiến những màn trình diễn được dàn dựng công phu, kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại, góp phần bảo tồn và phát triển nền văn hóa nghệ thuật của Việt Nam.
  • Lan tỏa những tấm gương phụ nữ Thủ đô tiêu biểu vì cộng đồng, xã hội
    Sáng 16/10, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô thi đua xây dựng thành phố Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại”.
NSND Hà Bắc: "Với hoạt hình tôi luôn là kẻ si tình"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO