Văn hóa – Di sản

Phan Phu Tiên – người mở đường sưu tập thi ca

Nguyễn Vinh Phúc 30/11/2023 17:49

Phan Phu Tiên tự Tín Thần, hiệu Mặc Hiên, người làng Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Theo một số sách cũ thì vào năm Bính Tý (1396) đời Trần Thuận Tông, ông đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) và làm việc ở Quốc sử viện và Quốc Tử Giám.

Song, theo các sách Đăng khoa lục thì năm 1396 chưa có thi Hội, chỉ mới có thi Hương, sang năm 1397 mới thi Hội nhưng không có sách nào ghi được tên họ các Thái học sinh. Riêng sách Đinh khiết Đại Việt lịch triều đăng khoa thì ghi Phan Phu Tiên đỗ Thái học sinh vào cuối đời Hồ. Trong 7 năm ngự trị, nhà Hồ chỉ mới mở hai khoa thi Hội: khoa mở năm 1400 và khoa năm 1405. Riêng khoa năm 1405, thí sinh mới qua kỳ thi tuyển ở bộ Lễ, chưa kịp thi Hội thì xảy ra cuộc xâm lược của quân Minh. Nhưng dù sao Phan Phu Tiên cũng đã đỗ Thái học sinh, vì nếu không thì không thể có tên trong Đăng khoa lục, duy có thời gian đỗ là chưa rõ. Có tài liệu viết ông đỗ Thái học sinh cùng khoa với Hoàng Quán Chi người làng Cót thì không phải, vì tất cả các sách Đăng khoa lục đều ghi họ Hoàng đỗ khóa 1393.Có tài liệu ghi rằng “con cháu (Phan Phu Tiên) nay không còn ai nữa”. Không đúng! Họ Phan của ông hiện vẫn là một trong 5 họ lớn ở làng Đông Ngạc (Phan, Phạm, Đỗ, Nguyễn, Hoàng), con cháu đầy đàn, lắm cử nhân, tiến sĩ. Riêng ở đầu thế kỷ XX có Phan Văn Trường, du học Pháp và đỗ tiến sĩ luật khoa, làm luật sư tại tòa thượng thẩm Paris, từng bị nhà cầm quyền Pháp bắt giam vì có cảm tình với chủ nghĩa Mác, đã giúp đỡ Nguyễn Ái Quốc nhiều, khi Nguyễn Ái Quốc mới bước vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

phan-phu-tien.jpg
Tượng thờ Phan Phu Tiên tại nhà thờ họ Phan ở làng Đông Ngạc, quê hương của ông.

Điều đáng băn khoăn là ở chỗ này: không hiểu làm sao mà một người đỗ đạt và làm quan sớm như vậy mà trong ngót 30 năm, từ khi nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần cho đến khi Lê Lợi giành lại được độc lập (1400 - 1428), con người ấy ở đâu và làm gì? Không có một sách vở nào nhắc đến.

Tới năm 1429, năm thứ hai sau chiến thắng giặc Minh, Lê Thái Tổ cho mở khoa thi Minh kinh để chọn nhân tài, Phan Phu Tiên ra dự thi và đỗ thứ ba. Lại có tài liệu như Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn cho rằng. Ông thi đỗ khoa Hoành từ một năm trước khoa này.

Như vậy vấn đề tuổi tác cũng như việc thi đỗ của Phan Phu Tiên dưới thời Lê cũng chưa được khẳng định, chỉ biết là sau thi đỗ, Phan Phu Tiên được bổ làm quan Quốc sử viện. Thời gian này vâng mệnh vua, ông biên soạn Việt âm thi tập, bộ hợp tuyển văn học đầu tiên của nước ta. Năm 1433, sách cơ bản đã soạn xong nhưng ông lại được bổ đi làm An phủ sứ ở Thiên Trường, rồi Hoan Châu nên chưa thể khắc ván in sách. Phải đợi đến năm 1459, đời Lê Nhân Tông, sau khi được Thị ngự sử Chu Xa (Tiến sĩ năm 1433) biên tập lại, bổ sung mới có dịp khắc ván in sách. Theo lời tựa của Lý Tử tấn (Tiến sĩ năm 1400) thì sách có hơn 700 bài thơ, song đếm theo mục lục thì có 624 bài thơ của 119 tác giả thuộc đủ mọi tầng lớp, vua, quan, danh nho, cao tăng… từ đời Trần đến đời Lê sơ. Trải bao năm tháng sách bị mất đến một nửa, nay chỉ còn 288 bài của 54 tác giả.

Gọi là “Việt âm” là có ý nói tuy thơ viết bằng chữ Hán nhưng lại là của người Việt và phát âm theo kiểu Việt. Phan Phu Tiên đã nói rõ ý tưởng khi soạn sách trong bài Tựa viết năm 1433:

“.. Gần đây vua chúa, sĩ phu, công khanh, không mấy ai không lưu lại chí hướng học thuật của mình, nhân việc ngâm vịnh hàng ngày, mà mô tả tâm tư của mình, do đó các tập thơ truyền ở đời, nhưng tiếc thay, qua cơn binh hỏa, chẳng còn được mấy...

... Phu Tiên này chẳng nề nông cạn, vốn xưa nay nghe được những gì về thơ, đều ghi lại tất cả, dù đó là những bài thơ hay của người Nam ở trong nước hay ở Bắc mà có quan hệ đến nước nhà, hoặc là những câu bình dị của các bậc hiền ngu, đem gộp lại một số gọi là Việt âm thi tập. Sau khi có các ý kiến của các bậc quân tử, tập này được chia ra thành từng quyển, sắp xếp cẩn thận, vì sợ sau này để rơi rụng đi những hạt châu trong biển xanh mờ mịt...”.

Như vậy, ông là người đầu tiên làm hợp tuyển thơ của Việt Nam. Trên cơ sở đó mà sau này mới có được các hợp tuyển khác của Dương Đức Nhan (Tinh tuyển chư gia), của Hoàng Tụy Phu (Quần hiền phú tập), của Hoàng Đức Lương (Trích diễm thi tập) ...

Khoảng trên chục năm sau Phan Phu Tiên mới được gọi về Thăng Long giữ chức Bác sĩ ở Quốc Tử Giám. Năm 1455, vua Lê Nhân Tông giao cho ông biên bộ Đại Việt sử ký tục biên, nối tiếp bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu, viết từ Trần Thái Tông đến khi giặc Minh rút quân về nước.

Về thơ, Phan chỉ còn để lại ba bài được chép trong Toàn Việt thi lục. Một bài là lời khuyên lứa trẻ chịu khó học tập, có nhan đề Vi nhân cầu giáo. Một bài tặng bạn họ Lương mãn hạn làm quan, đề cao chí hướng vươn đến cái cao đẹp, tránh nghĩ đến cá nhân, có nhan đề Đương đạo Lương phản quan nhậm mãn. Một bài tặng nhà văn, nhà thơ, nhà chính khách đại tài: Ức Trai Nguyễn Trãi, khi ông được giao chức Gián nghị đại phu:

Chân nguyên hội hợp hạnh phùng thần,

Tả trị danh nho hi hữu hân.

Ấu học, tráng hành, hành thị đạo,

Sinh tiên, tri giác, giác tư dân.

Diêm mai đinh nại điều hòa mỹ,

Lễ nhạc, quy mô, chế độ tân.

Tứ hải phương kim quy nhất thống,

Thùy tri lô dã ngoại đào quân.

(Hạ Gián nghị Đại phu Nguyễn Ức Trai)

Vân Trình dịch thơ:

Mở đầu dựng nước thuở hồn vinh,

May gặp danh nho giúp trị bình.

Trẻ học, lớn làm, làm đạo lớn,

Sinh khôn sớm biết, biết dân tình.

Muối mơ, sanh vạc điều hòa khéo,

Lễ nhạc, thước khuôn sắp đặt tinh.

Bốn bể nay đà về một mối,

Ai hay lò tạo có tiên sinh?

(Mừng quan Gián nghị đại phu Nguyễn Ức Trai)

Phan Phu Tiên thực sự là nhà nho có tâm huyết với học thuật nước nhà. Về văn chương, ông là người đầu tiên có ý thức sưu tập thơ văn, biên soạn hợp tuyển. Công việc của ông về sau được Chu Xa, Hoàng Đức Lương, Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích... nối tiếp đời này qua đời khác. Về sử, ông là người nối chí Lê Văn Hưu đời Trần, mở đầu việc viết sử đời Lê, dọn đường cho nhóm Ngô Sĩ Liên hoàn thành bộ Đại Việt sử ký toàn thư. Chỉ với hai công tích đó, Phan Phu Tiên cũng đã đáng được coi là danh nhân của Thăng Long - Hà Nội./.

Theo Danh nhân Thăng Long - Hà Nội

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Huế đề nghị công nhận 4 hiện vật quý thời Nguyễn là Bảo vật Quốc gia
    Chuông Ngọ Môn, Ngai hoàng đế Duy Tân, Phù điêu bằng đá thời Minh Mạng và Tượng rồng thời Thiệu Trị đã được lập hồ sơ trình cơ quan chuyên môn thẩm định để công nhận bảo vật Quốc gia.
  • 45 cây trăm tuổi vừa được công nhận cây di sản Việt Nam
    Hội đồng Cây di sản Việt Nam (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) vừa tổ chức họp và xét duyệt 45 cây lâu năm của 6 tỉnh, thành phố đủ điều kiện được công nhận là cây di sản Việt Nam.
  • Giới thiệu gần 200 hình ảnh, tài liệu lưu trữ gốc về tiếp quản Thủ đô
    Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), sáng 24/9 tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức sự kiện “Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia và Tiếp quản Thủ đô”. Đây là minh chứng góp phần tái hiện những thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc và Thủ đô từ khi Hiệp định Geneva năm 1954 được ký kết.
  • Từ ngôi đình làng Vạn Phúc
    Họa sĩ Nguyễn Nghiêm thật có lý, khi chọn tấm ảnh đình làng Vạn Phúc, như một biểu tượng, để trình bày bìa cuốn “Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Vạn Phúc”. Xưởng in Viện Điều tra - Quy hoạch rừng, với máy ốp - sét hiện đại đã thể hiện được gần như trọn vẹn, đường nét và màu sắc, hơn thế nữa, tôn lên vẻ đẹp vốn có của ngôi đình, từ búp bàng non đến lớp rêu phong cổ kính...
  • Nghệ thuật trang trí, chạm khắc ở bảo vật Quốc gia “Thần Oai Vô địch Thượng tướng quân”
    “Cửu vị thần công” được đúc bằng đồng tại Kinh đô Phú Xuân (TP Huế ngày nay) dưới thời vua Gia Long (1762 - 1820) với nghệ thuật trang trí và chạm khắc đỉnh cao thời Nguyễn.
  • Làng gốm cổ Kim Lan - điểm du lịch mới của Thủ đô
    Đầu tháng 8 vừa qua, UBND Thành phố Hà Nội có quyết định về việc công nhận điểm du lịch xã Kim Lan, huyện Gia Lâm. Đây là bước cộng hưởng tuyệt vời trong nỗ lực không mệt mỏi của người dân, nghệ nhân làng nghề gốm cổ, các nhà khoa học, chính quyền địa phương với mục tiêu phát triển bền vững làng nghề nhờ tài nguyên văn hóa độc đáo ở Kim Lan.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hàng nghìn phụ nữ Thủ đô tham gia đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài
    Sáng 5/10, Chương trình đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 thu hút đông đảo sự quan tâm của nhân dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước.
  • 22 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi ảnh nghệ thuật Hà Nội lần thứ 54
    Sáng ngày 5/10/2024, tại Phố Sách Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc và trao giải Cuộc thi ảnh nghệ thuật Hà Nội lần thứ 54. Triển lãm là một hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).
  • Lan tỏa giá trị truyền thống qua Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024
    Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tối 4/10, Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa áo dài” đã khai mạc tại sân khấu Quảng trường Đoan Môn - Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long.
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
    Kỳ thi vào lớp 10 năm tới có thể gồm toán, văn và một môn được bốc thăm ngẫu nhiên, theo dự kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư về Quy chế tuyển sinh THCS và THPT mới.
  • Trưng bày 70 tranh cổ động tấm lớn tại thị xã Sơn Tây
    Triển lãm tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trưng bày, giới thiệu 70 tác phẩm tranh cổ động của các họa sĩ chuyên và không chuyên trên toàn quốc, được tuyển chọn từ Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
  • [Video] Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội: tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử
    Nằm trong chuỗi các hoạt động cao điểm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), tối 4/10 tại Trung tâm Di sản văn hóa Thế thế giới Hoàng thành Thăng Long, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa áo dài”. Chương trình nghệ thuật đem đến cho các đại biểu, người dân và du khách quốc tế các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu, tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử.
  • Những hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt "Ngày hội văn hoá vì hoà bình"
    Để chuẩn bị cho "Ngày hội văn hoá vì hoà bình" trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), các đơn vị tham gia chương trình đã có buổi tổng duyệt vào chiều 4/10.
  • Tây Hồ gắn biển 2 công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Ngày 5/10, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức gắn biển 2 công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô gồm: Dự án cải tạo, nâng cấp trường Tiểu học Xuân La; Dự án cải tạo, nâng cấp Trung tâm GDNN - GDTX quận Tây Hồ (cơ sở 2).
  • Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình - Kỷ Niệm 70 năm Giải Phóng Thủ Đô và 25 năm danh hiệu Thành phố vì hòa bình
    Chương trình sẽ diễn ra từ 7h00 – 10h00 sáng ngày 6/10/2024 tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, mở đầu với nghi lễ dâng hương tại Tượng đài vua Lý Thái Tổ, tưởng nhớ công lao các bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng Thủ đô...
  • "Bay qua Hồ Gươm": Khắc họa Hà Nội qua những vần thơ
    Tập thơ “Bay qua Hồ Gươm” của tác giả Huỳnh Mai Liên ra mắt ngày 4/10, tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, giống như bức “ký họa” về Hà Nội xưa và nay ở nhiều sắc độ, phong vị.
  • Ký ức phía sau bức ảnh “Phố Hàng Đào trong ngày tiếp quản”
    Thời khắc các cánh quân của Đại đoàn quân tiên phong từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô năm 1954 mãi mãi đi vào lịch sử và in đậm trong ký ức của bao người Hà Nội. Đã có nhiều tác phẩm nhiếp ảnh ghi dấu thời khắc hào hùng “đoàn quân kéo về mùa thu ấy/ nhịp trống rung ba mươi sáu phố phường” ấy trong đó có tác phẩm “Phố Hàng Đào trong ngày tiếp quản” của ông Lê Sửu (một người dân Hà Nội). Bức ảnh giản dị, chân thực, có ý nghĩa lịch sử không chỉ với riêng gia đình ông mà còn là khoảnh khắc vô cùng đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
  • 33 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024
    Chiều tối ngày 4/10/2024, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tổ chức khai mạc, trao giải Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024.
  • Với tờ lịch tháng Mười
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Với tờ lịch tháng Mười của tác giả Bùi Việt Mỹ nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • [Video] Khắc họa thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội qua 500 hình ảnh, tài liệu
    Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 4/10 tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội khai mạc Triển lãm với chủ đề “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.
  • [Podcast] Cơ chế đặc thù về đầu tư để Thủ đô phát triển toàn diện
    Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều chính sách ưu tiên, vượt trội, trong đó có các cơ chế đặc thù về đầu tư, tạo thuận lợi cho Thành phố Hà Nội phát triển toàn diện. Điển hình như quy định về ưu đãi đầu tư, Luật Thủ đô quy định, các dự án mà thành phố cần ưu tiên thu hút sẽ được hưởng các ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp... Từ các cơ chế đặc thù về đầu tư sẽ góp phần tạo điều kiện cho Thành phố Hà Nội phát triển mạnh mẽ hơn, xứng đáng là Thủ đô của nước C
Phan Phu Tiên – người mở đường sưu tập thi ca
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO