PGS.TS Lê Thanh Bình: Ra mắt hai tập thơ “Lên núi cao thổi sao” và “Cầu vồng nhỏ”

Mai Sương| 20/09/2019 00:52

Chiều ngày 19/9/2019, tại tòa soạn báo Người Hà Nội, 126 Nam Cao, Ba Đình, Hà Nội, đã diễn ra buổi lễ ra mắt hai tập thơ “Lên núi cao thổi sao” và “Cầu vồng nhỏ” của PGS.TS Lê Thanh Bình - Nguyên tham tán Công sứ, người thứ 2, Đại sứ quán Việt Nam tại Na Uy.

Ra mắt hai tập thơ “Lên núi cao thổi sao” và “Cầu vồng nhỏ”

Lễ ra mắt sách của tác giả Lê Thanh bình

Tại buổi ra mắt sách có sự tham dự: Bà Camila Bjellcas - Cán bộ phụ trách văn hóa của Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam; Nhà thơ Bằng Việt, Nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội; Nhà báo Đào Xuân Hưng - Tổng Biên tập báo Người Hà Nội, Đại diện Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam, đại diện một số cơ quan tại Hà Nội, đồng nghiệp, người thân của tác giả và sinh viên Đại học Ngoại giao...

Ra mắt hai tập thơ “Lên núi cao thổi sao” và “Cầu vồng nhỏ”

Nhà thơ Bằng Việt phát biểu tại lễ ra mắt sách

Phát biểu tại buổi lễ ra mắt sách, nhà thơ Bằng Việt chia sẻ: “Tôi luôn có tình cảm sâu sắc đối với sự nghiệp thơ của Lê Thanh Bình, bởi vì anh là người không bao giờ nghỉ ngơi. Anh luôn luôn bận rộn và bận rộn một cách thú vị trong công việc sáng tạo cái mới của mình. Bên cạnh công việc chuyên môn, tôi biết Lê Thanh Bình cũng rất trăn trở về thơ và từ đó tôi hiểu được anh có một hoài bão say mê lớn với thơ ca. Thơ ca không chỉ là nghề hay thú vui mà gần như là nghiệp mà những nhà thơ hay Lê Thanh Bình phải đeo bám suốt đời. Đây là điểm đặc biệt của những người sống với thơ ca. Ngoài ra, dù có nhiều trải nghiệm, môi trường công tác khác nhau, nhưng anh luôn giữ được tâm hồn trẻ trung, nhìn sự việc một cách tươi mới như lúc ban đầu, như ánh mắt của mùa xuân của thời niên thiếu, giúp cho anh luôn được sống trong niềm hy vòng, niềm đam mê...”

Ra mắt hai tập thơ “Lên núi cao thổi sao” và “Cầu vồng nhỏ”

Bà Camila Bjcallcas, cán bộ phụ trách văn hóa của Thụy Điển tại Việt Nam đọc một bài thơ trong tập “Lên núi cao thổi sao” của tác giả Lê Thanh Bình

Tác giả Lê Thanh Bình đã in nhiều tập thơ song ngữ Việt – Anh như: “Khúc giao hòa”, “Cung đàn thơ”, “Tôi yêu thế giới này” và gần đây là “Lên núi cao thổi sáo” và “Cầu vồng nhỏ”. Thơ Lê Thanh Bình rất phong phú, có những bài bình dị, mộc mạc; có những bài thâm trầm triết lý sâu sắc; có những bài gần với ca khúc dân ca Trung Bộ; nhiều bài theo lối thiền, nhìn thế giới và con người theo triết lý thơ Haiku. Hồn thơ Lê Thanh Bình tinh tế, mẫn cảm, đầy chất nhạc.

Nhận xét tập "Cung đàn thơ", nhà phê bình Nguyễn Thị Thu Hà, viết: "Những hình ảnh đi vào trong thơ rất bình dị nhưng lại có sức rung động lòng người, nhất là với những người con xa quê thì những hình ảnh đó sẽ mãi mãi quấn quýt, dịu dàng, da diết, thôi thúc, ấm áp, thân thương, thấm đẫm tình đời và tình người..." (Trích trong cuốn "Tìm hiểu văn học thế giới và Việt Nam" NXB Dân Trí 2013)

Ra mắt hai tập thơ “Lên núi cao thổi sao” và “Cầu vồng nhỏ”

Tác giả Lê Thanh Bình đọc bài thơ “Ký ức của tôi” mà ông tâm đắc nhất trong tập “Lên núi cao thổi sáo”. Với ông những ký ức về quê hương là sức mạnh nâng bước trong cuộc đời. 

Với tập thơ “Cầu vồng nhỏ” vừa có phong cách Haiku Nhật Bản, lại được tác giả thổi hồn Việt vào thơ, đậm dấu ấn một người trải nghiệm nhiều cảnh huống, đi qua nhiều vùng đất...

Ra mắt hai tập thơ “Lên núi cao thổi sao” và “Cầu vồng nhỏ”

Tác giả chụp ảnh lưu niệm cùng khách mời

Ra mắt hai tập thơ “Lên núi cao thổi sao” và “Cầu vồng nhỏ”

Tác giả chụp ảnh lưu niệm cùng khách mời

Ra mắt hai tập thơ “Lên núi cao thổi sao” và “Cầu vồng nhỏ”

Tác giả đã ký và tặng sách cho những bạn đọc tham dự lễ ra mắt 

Ra mắt hai tập thơ “Lên núi cao thổi sao” và “Cầu vồng nhỏ”

Tác giả đã ký và tặng sách cho những bạn đọc tham dự lễ ra mắt 

(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
PGS.TS Lê Thanh Bình: Ra mắt hai tập thơ “Lên núi cao thổi sao” và “Cầu vồng nhỏ”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO