Những sắc tím mong manh

Hà Kim Quy| 08/08/2020 18:03

Những sắc tím mong manh

Đi giữa nắng vàng của mùa hạ chói chang,  lòng bỗng nao nao khi thấy một trời bằng lăng tím thương tím nhớ. Ban đầu ta chỉ nhìn thấy những chùm nụ bé nhỏ màu nâu hồng chi chít trên cây chồi ra từ lớp vỏ già sần sùi, nhô lên khỏi lớp lá xanh dày đặc. Rồi một ngày, qua một đêm thức dậy, chợt vỡ òa ánh mắt khi bỗng dưng cả phố phường xanh tươi được nhuộm một màu tím biếc. Ta có cảm giác như cây nào cây nấy trổ hết mình ra mà tím, rút ruột, vặn mình ra mà tím! Cái màu tím biếc âm ỉ ấy bung ra kiêu hãnh dưới nắng gắt làm cho lòng ta dịu lại, thư thái, pha chút lãng đãng buồn và một chút mộng mơ. Dần dần, dưới nắng, dưới gió, trong khúc nhạc vĩ cầm bất tận của bầy ve, hoa như nhạt phai bớt màu để lại màu tím dịu dàng trên khắp lùm cây. Mỗi cây như một cái ô tím mọc trên vỉa hè làm duyên cho con đường, cho dòng sông soi bóng. Một con đường tím hoa bằng lăng khiến không ít người qua đường thổn thức, bâng khuâng.

Hè đến thật rồi! Không phải là màu đỏ rực rỡ chói chang của phượng vỹ mà là màu tím nôn nao của bằng lăng gọi thị trấn vào hè. Hoa gợi nhắc cho ta kỷ niệm một thời hoa nắng, em cùng ta ôn bài dưới gốc bằng lăng, cánh hoa rơi nghiêng, liệng tròn một vòng trên không rồi đậu lên vai áo em trắng tinh khôi. Chỉ một cánh hoa rơi đó thôi mà rưng rưng thương nhớ hết cả cuộc đời. Em giờ ở nơi nao, nơi đó có loài hoa nhắc về niềm thương, nỗi nhớ bằng lăng? Và mỗi hè, sắc tím bằng lăng như một nốt nhạc buồn ngân nga điệp khúc trong lòng tôi về mối tình học trò thơ ngây thuở ấy.         
Và kia nữa, dưới dòng sông trong mát, những cụm lục bình bồng bềnh theo dòng nước cũng biêng biếc tím. Trên một cuống hoa có nhiều bông hoa nhỏ hợp thành một bông hoa lớn, mỗi hoa nhỏ đều có sáu cánh nên người ta gọi là hoa lục bình. Trong sáu cánh đó chỉ có một cánh phía trên nổi bật màu tím thẫm, giữa màu tím thẫm là màu vàng tươi, cái cánh đó như là mắt của hoa, còn các cánh hoa khác chỉ tím nhạt làm nền cho nó. Mỗi một bông hoa có đến chục mắt hoa. Trăm ngàn bông hoa là triệu triệu con mắt tím. Cây càng xanh tốt thì hoa càng đẹp. Nhẹ nhàng nâng một bông hoa trên tay, ta mới thấy hết sự tinh tế của thiên nhiên. Mắt của bông hoa hoang dại gợi nhớ về sự pha màu tuyệt diệu của thượng đế ban phát như thể sự pha màu trong mắt lông đuôi chim công. Chính vì sự phối màu tuyệt diệu của thiên nhiên làm cho hoa mang dáng vẻ bình dị mà thanh cao, dân dã mà điệu đàng nơi dòng sông êm đềm, lơ đãng chảy. Một loài hoa vừa trôi vừa nở lênh đênh làm thành dòng sông hoa tím. Ít người biết rằng, rễ loài cây này góp phần làm cho nguồn nước trở nên thanh, sạch hơn, trong trẻo hơn và những thân cây lục bình phơi khô người ta đem sơ chế rồi bện thành dây, làm thành các vật liệu thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ra nước ngoài.

Xa xa, dọc cánh đồng, ven triền đê mướt mát màu tím dịu dàng của những cánh hoa mua. Những bụi mua lúp xúp tạo dáng như những mâm xôi cốm xanh ai đặt trên thảm cỏ. Trên những mâm xôi có muôn ngàn con bướm tím dập dờn trong gió, đó chính là những cánh hoa mua. 

Đồng bằng chẳng có sim nên mua tím làm ta vơi nỗi nhớ màu hoa sim của đồi núi trung du. Một dải đê tím biếc màu hoa. Hoa mua nở cũng thật điệu đàng, e ấp, chúm chím rồi dần dần hé ra những cánh tím khum khum, mỏng manh, nền nã, dễ thương. Không tím biếc như bằng lăng lúc ban đầu mà tím hồng, tím tươi, đằm thắm. Cánh hoa tròn trịa, dịu dàng ôm những nhụy hoa vàng, dài cong như làn mi thiếu nữ đang lim dim mơ màng đón ánh mặt trời.

Ước chi được làm cây mua, bình yên, thanh thản cùng hoan ca với cỏ, đón nắng chói chang và hân hoan với lũ trẻ thả diều mỗi chiều lộng gió! Ước gì, ta lại được trở lại thời chăn trâu thơ bé, nằm thả hồn mình với cỏ may tím biếc trên đê, lòng an yên nghe một bản nhạc thiền được hòa âm bởi tiếng sáo diều ngân nga, đồng vọng cùng những giọt chuông chùa êm ái nơi quê nhà!... Yêu lắm những sắc tím mong manh! 
(0) Bình luận
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Tàu xuôi ra Bắc
    Ba năm trước, tôi gặp Trang trên chuyến tàu mang số hiệu SE đang di chuyển từ miền Nam ra miền Bắc. Lúc đó, tôi ngồi đối diện với Trang ở toa ghế ngồi - toa thường dành cho người đi chặng ngắn. Trong toa xộc lên mùi thuốc lá, mùi dầu gió xanh, mùi bồ kết phảng phất từ mái tóc của mấy người đàn bà và mùi của vô số thứ hàng hóa trên sàn toa.
  • Những hòn đá
    Không ai biết tại sao những người lạ lại chuyển thẳng vào cư trú trong cái làng bẩn thỉu, gồ ghề những đá là đá và quanh năm gió quật. Vợ chồng người lạ nọ đã mua một lâu đài đổ nát nằm trên đồi, sừng sững ở đó từ thuở ấu thơ của họ, và nó thuộc về ngôi làng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn”
    Nhà phê bình văn học Phạm Phú Phong cùng các cộng sự giới thiệu và ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn” tại TP Huế.
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025
    Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Kế hoạch 320/KH-UBND về thực hiện đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2025. Đề án đặt ra 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025.
  • [Inforgraphic] 5 định hướng trọng tâm về cải cách hành chính
    Kết luận Hội nghị giao ban Ban chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024. Ban chỉ đạo Thành phố Hà Nội đã nhấn mạnh 5 định hướng về cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 thời gian tới.
Đừng bỏ lỡ
Những sắc tím mong manh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO