Những Lễ hội Xuân dân gian độc đáo ở vùng núi Sa Pa

Thạch Vũ| 31/01/2023 17:22

Dưới đây là ba lễ hội dân gian lớn nhất, độc đáo nhất tỉnh Lào Cai và vùng Tây Bắc diễn ra vào đầu năm mới thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách tới du xuân Sa Pa dự hội.

Lễ hội hát giao duyên của người Dao Đỏ ở Tả Phìn

z4073069208310_28a1dc40065d679e2389613c0ec23d55.jpg
Một tiết mục của các em nhỏ trong hội hát giao duyên của người Giao Đỏ.

Cứ mỗi độ xuân về, bà con dân tộc Dao Đỏ ở xã vùng cao Tả Phìn, thị xã Sa Pa lại rộn ràng mở lễ hội hát giao duyên truyền thống.

Đây là một trong những lễ hội dân gian độc đáo nhất của đồng bào các dân tộc ít người ở vùng núi Sa Pa và cả vùng Tây Bắc.

Tại lễ hội này, du khách được khám phá những nét văn hóa truyền thống độc đáo của người Dao Đỏ như: Tết nhảy, hội hát giao duyên của nam thanh, nữ tú; lễ cưới hỏi, lễ cấp sắc cho thanh niên đến độ tuổi trưởng thành được các nghệ nhân phục dựng, trình diễn trong hội xuân đầu năm mới.

Ngoài ra, du khách còn được thả sức cười vui khi trực tiếp tham gia các trò chơi hấp dẫn tổ chức trong lễ hội như: Thi đi cầu tre qua suối, thi leo cột lấy quà, thi chạy leo núi, bịt mắt bắt dê, kéo co, …

Do đó hội hát giao duyên đầu xuân ở Tả Phìn năm nào cũng thu hút hàng ngàn người dân trong vùng và du khách quốc tế.

Việc duy trì tổ chức các lễ hội truyền thống nhằm phát huy và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, đây còn là một hoạt động trong chuỗi hoạt động mừng Đảng mừng xuân của địa phương nhằm khơi dậy sức mạnh tập thể trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khuyến khích người dân tích cực tham gia phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, du lich ở địa phương.

Lễ hội Gầu Tào của người Mông ở San Sả Hồ

z4073078336152_070848a91fadf0efec3266b678a7a146.jpg
Hội xuân Gầu Tào là Lễ hội vui chơi lớn nhất của người Mông dịp đầu Xuân.

Hội xuân Gầu Tào là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Mông ở xã San Sả Hồ nay là xã Hoàng Liên của thị xã Sa Pa có từ hàng trăm năm nay.

Theo tiếng Mông, Gầu Tào có nghĩa là “địa điểm chơi”. Theo tập quán, lễ hội Gầu Tào thường do ba gia đình có quan hệ huyết thống hoặc thông gia với nhau và có hoàn cảnh như nêu trên cùng tổ chức. Lễ hội được tiến hành vào mùa xuân trong ba năm liền - mỗi năm người ta trồng một cây nêu để ba gia chủ sẽ lần lượt lấy cây nêu và những vật treo trên cây về để lấy phúc, lấy lộc. Địa điểm làm lễ Gầu Tào được gọi là Hấu Tào (Đồi Hội), là một quả đồi thấp, đỉnh bằng phẳng tạo nên một bãi rộng và được bao quanh bởi những ngọn đồi cao hơn, phía trước có một không gian trũng, hẹp. Đồi Gầu Tào phải quay theo hướng Đông để cây nêu khi dựng lên đón được ánh nắng mặt trời. Người Mông quan niệm, quả đồi Gầu Tào tượng trưng cho phúc mệnh của gia chủ. Không gian trũng phía trước tượng trưng cho sự đứt gãy, không may mắn; những ngọn đồi phía sau cao hơn tượng trưng cho sự phát triển: con cái hơn cha mẹ, tài lộc ngày càng nhiều.

Có nơi còn gọi hội xuân Gầu Tào là hội xuân Sải Sán, hội xuân chơi núi... tổ chức vào đầu tháng Giêng hàng năm thu hút rất đông người dân địa phương và du khách xa gần tới dự lễ hội.

Lễ hội Gầu Tào của người dân tộc Mông Sa Pa năm nay được tổ chức với hai phần chính đó là phần lễ và phần hội theo phong tục cổ truyền.

Phần lễ được chuẩn bị đầy đủ, chu đáo, cây nêu được dựng lên cùng với mâm cúng để cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Sau phần nghi lễ khai hội Gầu Tào theo phong tục cổ truyền của người dân tộc Mông của già làng cao tuổi và đại diện chính quyền địa phương là các tiết mục văn nghệ "cây nhà, lá vườn" do con em đồng bào biểu diễn với nội dung mừng Đảng, mừng Xuân.

Phần hội được diễn ra với nhiều nội dung hấp dẫn thu hút đông đảo người dự như chương trình văn nghệ đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông, thi đấu các môn thể thao dân tộc như thi bắn nỏ, thi chạy vượt núi, thi đẩy gậy, kéo co cùng các trò chơi dân gian như đánh đu, ném pao, đi cầu tre vượt suối, leo cột mỡ, bịt mắt bắt vịt, bịt mắt đánh trống...

Để khẳng định giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học cũng như sự cần thiết bảo vệ và phát huy di sản này, Lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Lào Cai đã được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia (đợt 1, tháng 12 năm 2012), loại hình Lễ hội truyền thống.

Lễ hội xuân Roóng Poọc của người Giáy ở Tả Van

z4073104876790_5e3e8549cf61f80e53b9c28ca16d4f7a.jpg
Lễ hội Roóng Poọc Sapa là lễ kết thúc sau một tháng Tết vui chơi, và cũng đồng thời mở đầu cho một năm mới chăm chỉ lao động của ngưới Giáy.

Lễ hội xuân dân gian của người dân tộc Giáy ở xã Tả Van (Sa Pa ) có từ xa xưa. Lễ hội này chính là ngày hội xuống đồng của người Giáy tổ chức vào ngày Thìn đầu tiên của tháng Giêng hàng năm ở khu ruộng bậc thang của thôn Tả Van, nằm bên suối Mường Hoa thơ mộng chảy dưới dãy núi Hoàng Liên hùng vỹ.

Người Giáy quan niệm Trời cao nhất, trời sinh ra vạn vật: Thần tiên, loài người, cỏ cây hoa lá. “Tiên” cũng ở trên trời, “tiên” chủ yếu làm ra điều tốt, điều thơ mộng. “Thần” thì ở trần gian, trực tiếp làm những điều lành, điều dữ, hoặc tốt, xấu. Do đó, lễ trong hội Roóng Poọc là cúng trời, cúng tiên và thần thánh, cầu mong sự che chở từ phía các đấng thần linh cho loài người bé nhỏ...

Thay mặt dân bản Tả Van, một già làng thắp hương cúng khai hội và đọc lời khấn cầu mong trời đất phù hộ cho quê hương an lành, mọi người vui khỏe, mùa màng bội thu...

Sau phần lễ chính là phần hội thu hút đông người tham gia như thi cày ruộng, kéo co, bắn nỏ, qua cầu tre vượt suối, bịt mắt bắt dê...

Lễ hội Roóng Poọc là nơi hội tụ nhiều sinh hoạt biểu diễn: trống, chiêng, hát dân ca giao duyên đặc sắc của người Giáy. Đội nhạc đón rước mâm lễ hòa theo nhịp cúng bằng tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng kèn, tiếng nạo bạt – từ đó những lời cúng trở nên linh thiêng hơn. Những phương thức biểu cảm trong lễ hội xuống đồng như chất chứa bể trầm tích các lớp tín ngưỡng văn hóa, là sinh hoạt cộng đồng đặc sắc nhất của người Giáy ở Tả Van xưa nay.

Đây là những lễ hội dân gian lớn nhất, độc đáo nhất tỉnh Lào Cai và vùng Tây Bắc diễn ra vào đầu mùa xuân thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách tới dự hội.

Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy xã Tả Van đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là lễ hội đã trở thành sản phẩm du lịch có thương hiệu trong lòng du khách mỗi dịp du xuân đầu năm mới.

Bài liên quan
  • Những lễ hội đầu năm trên mọi miền đất nước
    Mỗi độ xuân về, người dân trên cả nước lại nô nức đi lễ hội: đình, đền, chùa, để thể hiện lòng thành, cầu mong một năm bình an, may mắn. Đồng thời, cũng là dịp để được hòa mình vào những nghi lễ đậm đà bản sắc văn hóa của mỗi vùng quê, đất nước...
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cẩm nang thực hành quản lý tiền bạc dành cho học sinh, sinh viên
    Ngay từ khi còn là học sinh, nếu bạn biết cách làm chủ tiền bạc, thì khi trưởng thành bạn càng có nhiều lợi thế để tiến đến mục tiêu tự do tài chính. Để trang bị cho các bạn trẻ kỹ năng này, NXB Trẻ đã ra mắt bạn đọc ấn phẩm “Làm chủ tiền bạc từ khi còn đi học” của tác giả Vũ Minh Tú. Cuốn sách đặc biệt hữu ích với các bạn vừa rời gia đình đi học đại học - cao đẳng, lần đầu tiên tự quản lý tiền bạc và làm quen với việc đầu tư.
  • Thị xã Sơn Tây: Triển lãm Sách - Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Cổ vật chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
    Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024), 70 năm Ngày Giải phóng Sơn Tây (1954 – 2024) và hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024), sáng 4/9, UBND thị xã Sơn Tây (Thành phố Hà Nội) tổ chức khai mạc Triển lãm Sách - Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Cổ vật.
  • Thị xã Hà Đông trước ngày 6 tháng 10 năm 1954
    Cách đây 30 năm, sau cuộc gặp mặt với một số cán bộ, chiến sĩ từng tham gia tiếp quản Hà Đông, tôi thật mừng khi được chính Chủ tịch Ủy ban quân chính Chu Đỗ dẫn đi thăm "trụ sở" làm việc giữa ta và Pháp, nơi mà trước đó từng diễn ra cuộc tiếp xúc đầu tiên nhằm bàn bạc các thủ tục bàn giao theo hiệp định đình chiến.
  • Trường Tiểu học Nam Thành Công: Xây dựng “Trường học hạnh phúc” từ những điều giản dị nhất
    Tiếng trống khai trường sắp điểm, một năm học mới chuẩn bị bắt đầu. Chúng tôi dễ dàng bắt gặp hình ảnh quen thuộc vào mỗi sáng ở cổng trường Tiểu học Nam Thành Công. Đó  là hình ảnh của cô giáo Hiệu trưởng thân thiện cùng những cử chỉ hành động ân cần và luôn nở nụ cười trên môi.
  • Cuộc thi “Bắc Giang niềm tin và khát vọng”
    Cuộc thi được phát động trong toàn tỉnh vào dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/2024). Riêng hình thức thi trắc nghiệm được triển khai sau khi phát hành tập 3 Cuốn lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2005-2020. Tổng kết và trao giải Cuộc thi vào dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/2025).
Đừng bỏ lỡ
  • Cục Điện ảnh thành lập Hội đồng quốc gia tuyển chọn phim tham dự giải Oscar
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) ban hành Quyết định số 2092/QĐ-BVHTTDL về việc thành lập Hội đồng quốc gia tuyển chọn phim tham dự Vòng sơ tuyển giải thưởng Phim truyện quốc tế - Oscar (2024-2025).
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Các nội dung mới để xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô Hà Nội
    Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) nhấn mạnh, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua có giá trị đặc biệt, trong đó có nhiều nội dung mới về cơ chế, chính sách đặc thù ưu tiên các nguồn lực phát triển Thủ đô Hà Nội, từ đó hiện thực hóa khát vọng “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” theo Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị.
  • Bài cuối: Hướng tới hòa nhịp công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Trải qua hàng trăm năm lịch sử, tò he không chỉ đơn thuần là trò chơi dân gian mà còn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp văn hóa hiện đại, làng nghề Tò he Xuân La đang đứng trước những thách thức lớn trong việc bảo tồn và phát triển, đặt ra bài toán làm thế nào để hòa nhịp vào sự phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống.
  • Làng Kim Lan và tục nuôi lợn thi
    Làng Kim Lan, tục gọi làng Sươn, nằm ở bờ Bắc sông Hồng, trước năm 1945 thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1961, xã Kim Lan thuộc huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.
  • Giới thiệu 70 tác phẩm sinh vật cảnh tinh hoa chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
    Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội phối hợp với quận Nam Từ Liêm tổ chức Festival sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ nhất – năm 2024.
  • Gần 31.000 lượt người vào Lăng viếng Bác trong ngày Quốc Khánh 2/9
    Ngày Quốc khánh 2/9, ước tính có 30.575 lượt người dân từ khắp mọi miền đất nước, trong đó có 231 lượt khách nước ngoài đã vào Lăng viếng Bác bày tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ công ơn của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
  • [Video] Ký ức hào hùng ngày độc lập dân tộc
    Cách đây 79 năm ngày 19/8/1945, Cách mạng tháng Tám thành công đã đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi, mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Từ đây, nhân dân ta thoát khỏi xiềng xích nô lệ của thực dân phong kiến, trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Từ thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám, ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do, dân chủ.
  • Đông đảo du khách đến tham quan di tích Huế
    Đông đảo du khách nườm nượp vào tham quan các điểm di tích Huế trong ngày 2/9.
  • 6 đội thi sẽ tranh tài tại Chung khảo Hội thi "Dân vận khéo" cấp Thành phố Hà Nội
    Trải qua các vòng thi sơ khảo tại 6 cụm thi, Ban Tổ chức đã chọn được 6 đội xuất sắc nhất để tham dự Chung khảo Hội thi “Dân vận khéo” Thành phố Hà Nội năm 2024, được tổ chức vào sáng 21/9 tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô.
  • Huyện Thạch Thất gắn biển 2 công trình chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô
    UBND huyện Thạch Thất cho biết, vừa tổ chức cắt băng khánh thành và gắn biển 2 công trình trên địa bàn huyện chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024). Đó là công trình THCS Đồng Trúc và Trung tâm Văn hóa xã Đại Đồng.
Những Lễ hội Xuân dân gian độc đáo ở vùng núi Sa Pa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO