Đặc sắc, hấp dẫn các hoạt động văn hóa, giải trí chào Xuân 2023

Phương Anh| 19/01/2023 21:34

Nhằm phục vụ nhu cầu đón Tết của đông đảo các tầng lớp nhân dân, trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, tại Hà Nội và trên các kênh thông tin, giải trí có nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, giải trí đặc sắc, hấp dẫn dành cho công chúng Thủ đô và du khách trong, ngoài nước.

Giao thừa bùng nổ sắc màu

phao-hoa.jpg
Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa.

Đêm 30 Tết (tức ngày 21/1), Hà Nội sẽ có 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa, trong đó có 4 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và hỏa thuật; 3 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp và 24 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp. Quận Hoàn Kiếm có 2 trận địa bắn pháo hoa; 29 quận, huyện, thị xã còn lại mỗi địa phương có có trận địa bắn pháo hoa. Trước thời điểm bắn pháo hoa, nhiều nơi tổ chức các chương trình biểu diễn văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn đón xuân.

Hấp dẫn Phố sách Xuân Quý Mão 2023

img_7692-1-.jpg
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Phố sách Xuân Quý Mão 2023.

Phố sách Xuân Quý Mão 2023 mở xuyên Tết, đến hết ngày 29/1, tức mùng 8 tháng Giêng. Tại đây có nhiều hoạt động hấp dẫn như giao lưu, giới thiệu sách mới, lì xì sách; ca múa nhạc “Mừng Đảng – Mừng xuân” và biểu diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống; liên hoan các nhóm nhảy; biểu diễn thời trang dành cho thiếu nhi với chủ đề “Áo dài và Tết”; giới thiệu nghệ thuật thư pháp, câu đối Tết; tô màu tranh thiếu nhi; tổ chức cuộc thi vẽ “Xuân muôn sắc, sách muôn màu”; trưng bày tranh dân gian Hàng Trống; thi đấu cờ; lễ hội “Spring Fiesta - cùng nhau nói tiếng Anh”; nặn tò he; các trò chơi dân gian; tổ chức cuộc thi “Ảnh đẹp cùng sự kiện Phố sách Xuân Quý Mão 2023”…

Những “món ăn” truyền hình đặc sắc

Nhiều chương trình sẽ được lên sóng trong dịp Tết Nguyên đán năm nay. Đại nhạc hội “Hoa xuân ca” sẽ được phát sóng lúc 20h ngày 20/1 (tức 29 tháng Chạp) trên kênh VTV1 và VTV3. Chương trình có sự tham gia của các ca sĩ: Mỹ Tâm, Hà Trần, Đen, Tùng Dương, Thu Minh, Hồ Ngọc Hà, Soobin...

_x5a7080.jpg
Chương trình "Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2023" được khán giả mong đợi.

Bên cạnh đó là chương trình “Gặp nhau cuối năm – Táo quân 2023”, kỷ niệm năm thứ 20, sẽ phát sóng vào 20h đêm Giao thừa (ngày 21/1) trên các kênh sóng của VTV. Không giống những màn chầu mọi năm, chương trình là cuộc thi “Táo bạo” với sự góp mặt của các nghệ sĩ quen thuộc như: Nghệ sĩ nhân dân Tự Long, Nghệ sĩ nhân dân Công Lý, Nghệ sĩ ưu tú Quốc Khánh, Nghệ sĩ ưu tú Xuân Bắc, Nghệ sĩ ưu tú Chí Trung, Nghệ sĩ ưu tú Quang Thắng, nghệ sĩ Vân Dung…

Cầu truyền hình đón Giao thừa với chủ đề “Tết nghĩa là hy vọng” sẽ kéo dài từ 22h30 ngày 30 Tết (ngày 21/1) đến 0h30 ngày mùng Một Tết (ngày 22/1) trên các kênh sóng của VTV. Chương trình đưa khán giả qua nhiều vùng miền, địa phương của đất nước và nhiều quốc gia khác cùng nhiều tiết mục biểu diễn nghệ thuật đặc sắc, với sự tham gia của ca sĩ Thu Phương, Phương Thanh, Đông Nhi, Đức Tuấn, Tùng Dương, Ngọc Khuê, Vũ Thắng Lợi, Bảo Trâm, Hồng Duyên, nhóm Oplus...

Sôi động sân khấu chào xuân

Liên đoàn Xiếc Việt Nam phục vụ khán giả đón xuân chương trình “Ngày hội xiếc thú” tại Rạp Xiếc trung ương (67-69 Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), từ mùng 4 tháng Giêng (tức ngày 25/1) đến hết mùng 8 tháng Giêng (từ ngày 29/1). Chương trình có các tiết mục đặc sắc: Múa lân sư rồng, đu bay, hề xiếc và đặc biệt là những màn xiếc thú mèo, lợn, ngựa, chim, khỉ…

giac-mo-hanh-phuc-1-1-.jpg
Chương trình "Giấc mơ hạnh phúc" đem đến nhiều sắc màu nghệ thuật cho khán giả.

Chương trình ca nhạc, hài kịch và giao lưu nghệ thuật “Giấc mơ hạnh phúc” đón Xuân Quý Mão 2023 của Nhà hát Tuổi trẻ sẽ mở màn công diễn từ ngày 29/1 (tức mùng 8 tháng Giêng) tại Rạp Tuổi trẻ (11 Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Với các ca khúc sôi động, đậm sắc xuân và các tiểu phẩm hài “Tết gì mà năm nào cũng Tết”; “Nồng độ xuân”, khán giả được giao lưu với Nghệ sĩ ưu tú Thu Hương, Nghệ sĩ ưu tú Ánh Tuyết, Thanh Sơn, Thu Quỳnh, Lương Thu Trang, Anh Thơ, Lệ Quyên, Bá Anh...

Nhiều điểm đón xuân hấp dẫn, phong phú

vnapotalhanoironrangkhongkhitetviettetpho20236530633-16732334305091655586357-crop-16732334956062133300854.jpg
“Tết Việt – Tết phố 2023” với nhiều hoạt động hấp dẫn.

Tại Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hội chữ Xuân Quý Mão 2023 với chủ đề “Sư đạo tôn nghiêm” diễn ra suốt dịp Tết Nguyên đán, quy tụ 50 nhà thư pháp tham gia cho chữ, góp phần lan tỏa nét văn hóa lâu đời của dân tộc nhân dịp xuân về. Đặc biệt, đêm Giao thừa (ngày 21/1), Hội chữ xuân mở cửa liên tục đến 2h sáng mùng Một Tết.

Biểu diễn múa rối nước, rối cạn và diễn xướng phục vụ khách tham quan sẽ diễn ra tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long vào các ngày từ 23 đến 26/1 (tức mùng 2 Tết đến mùng 5 tháng Giêng). Bên cạnh đó là chương trình Tết Việt với không gian trưng bày “Cung đình ngày xuân” và Tết Nguyên đán truyền thống.

“Tết Việt – Tết phố 2023” với nhiều hoạt động hấp dẫn được Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức: Giới thiệu không gian, nếp sinh hoạt đón Tết truyền thống của người Hà Nội tại Ngôi Nhà Di sản - 87 Mã Mây; trưng bày giới thiệu con giáp của năm - con Mèo tại các điểm đình Kim Ngân 42-44 Hàng Bạc, Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội - 50 Đào Duy Từ, Trung tâm Văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm, Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm - 2 Lê Thái Tổ; giới thiệu các sản phẩm làng nghề phục vụ Tết truyền thống tại không gian bích họa phố Phùng Hưng…

Điện ảnh rộn ràng công chiếu

Ngay từ mùng Một Tết Quý Mão, nhiều tác phẩm điện ảnh ra mắt đồng loạt tại hệ thống rạp chiếu trên cả nước. Trong đó có “Nhà bà Nữ” (đạo diễn Trấn Thành) về những góc khuất trong gia đình người phụ nữ bán bánh canh; “Siêu lừa gặp siêu lầy” (đạo diễn Võ Thanh Hòa) “vén màn” những trò lừa đảo tinh vi thời nay và gửi thông điệp đừng nhẹ dạ, cả tin vào những điều hào nhoáng bên ngoài; “Chị chị em em 2” (đạo diễn Vũ Ngọc Đãng) kể về giai thoại của 2 mỹ nhân nức tiếng Sài Gòn những năm 1930…

221227222821_nha-ba-nu_tiikp.jpg
Phim "Nhà bà Nữ" kỳ vọng làm nên chuyện tại rạp chiếu phim dịp Tết Nguyên đán này.

Các phim nước ngoài cũng “đổ bộ” vào các rạp từ mùng Một Tết Nguyên đán để khán giả thưởng thức, như: “Phi vụ toàn sao”, “Xác ướp: Cuộc phiêu lưu đến London”, “Pororo: Cuộc phiêu lưu đến dinh thự rồng”, “Mèo béo siêu đẳng”, “M3gan”, “Quý ông số đỏ”, “Ước gì được nấy”, “Bậc thầy kiếm “dạo”…

Trên nền tảng số và truyền hình tiêu biểu có “Ai là chưởng lễ”, “Đại gia chân đất 13”, “Làng ế vợ 9”, “Tết ơi là Tết 6”…

Đặc biệt, chương trình “Ciné – Tết” gồm 16 bộ phim Pháp (11 phim dài và 5 phim ngắn), có phụ đề tiếng Việt và chưa từng được công chiếu tại Việt Nam trước đây, được phát sóng hoàn toàn miễn phí và không giới hạn trên tất cả các nền tảng (website, ứng dụng trên điện thoại, TV thông minh) của VOD DANET, FPT Play và FPT Television từ nay đến ngày 18/2.

Bài liên quan
  • Nhớ những trò chơi, trò diễn trong lễ hội xuân xưa
    Lễ hội truyền thống được ví von như một “bảo tàng tâm linh” hàm chứa những khát vọng thiêng liêng của người dân. Không chỉ lắng đọng bởi những tín ngưỡng dân gian được gửi gắm nơi phụng thờ các vị thần linh, lễ hội truyền thống còn hấp dẫn bởi các trò chơi, trò diễn dân gian đã có từ rất xa xưa. Tuy nhiên, qua thời gian nhiều trò chơi, trò diễn trong hội xuân Thăng Long - Hà Nội đã bị mai một và chỉ còn trong ký ức... Trò vật củ hòn, trò thi dựng cây xôi hay trò chèo thuyền cạn... là một ví dụ.
(0) Bình luận
  • Huyện Sóc Sơn (Hà Nội): Nhà văn hóa tại các xã NTM kiểu mẫu đều được nâng cấp, chỉnh trang
    Các thiết chế văn hóa tại các xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện Sóc Sơn cơ bản được đầu tư, chỉnh trang bài bản. Đó là đánh giá của Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh trong đợt khảo sát các thiết chế văn hóa tại các xã nông thôn kiểu mẫu trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
  • “Mùa hè - Trải nghiệm và khám phá” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Từ ngày 01 - 31/7/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức các hoạt động tháng 7 với chủ đề “Mùa hè - Trải nghiệm và khám phá” với các hoạt động thiết thực, bổ ích, ý nghĩa nhằm tạo sân chơi bổ ích ngày hè cho các bạn nhỏ...
  • Kỳ 3 : Nhà nghiên cứu nói gì về "Thiên Cẩu" và "Thần Cẩu"
    Nhà nghiên cứu văn hoá cho rằng sở dĩ có sự khác nhau giữa hai cách thờ "Thiên cẩu" và "Thần cẩu" bởi: Miếu thờ “Thần Cẩu” ở làng Bao La – Đức Nhuận là sản vật của văn hóa Chămpa và 2 miếu thờ “Thiên Cẩu” ở TDP Trung Đông là sản vật của văn hóa Việt chịu sự ảnh hưởng của đạo giáo.
  • Kỳ 2: Khám phá chuyện “Thiên cẩu” giúp dân, bảo vệ làng
    Khác với câu chuyện về tục thờ "Thần cẩu" ở xã Quảng Phú, hai con chó đá ở tổ dân phố (TDP) Trung Đông (phường Phú Thượng, TP Huế) lại được người dân tôn kính gọi là “Thiên cẩu”- chó của trời. "Thiên cẩu" ở đây có dáng ngồi nhổm, khoan thai… và cũng có những câu chuyện lưu truyền từ đời này sang đời khác ly kỳ không kém "Thần cẩu".
  • Sôi nổi Liên hoan đồng ca hợp xướng “Hà Nội - Niềm tin và hy vọng”
    Tối 29/6, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, UBND quận Tây Hồ tổ chức Liên hoan đồng ca hợp xướng “Hà Nội - niềm và tin hy vọng” năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm diễn viên nghệ thuật quần chúng đến từ 8 phường trên địa bàn quận.
  • Ly kỳ nét văn hoá độc đáo thờ “chó đá” ở Huế: Kỳ 1 - Làm lễ rước "Thần cẩu"
    Nét văn hóa độc đáo thờ “Thần cẩu” hay "Thiên cẩu", dưới dạng chó đá,... đang được người dân ở Thừa Thiên Huế duy trì và gắn liền với cuộc sống cùng nhiều giai thoại ly kỳ chưa lời giải. Thậm chí, nhiều nơi người dân còn lập miếu để thờ chó đá và tôn kính gọi với tên thờ “Ngài”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nghề truyền thống làm diều sáo làng Bá Dương Nội
    Thả diều là thú chơi quanh năm của người làng Bá Dương Nội từ nhiều đời. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sự tích về hội diều vẫn tồn tại trong lòng mỗi người dân nơi đây như một dấu tích khó thể phai mờ. Ngày 21/2/2024, Hội thả diều làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà (Huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
  • “Trở về trong giấc mơ” – nhật ký xúc động viết từ cuộc chiến
    109 bức thư của liệt sĩ Trần Minh Tiến gửi cho người yêu Lưu Liên trong những năm tháng chiến tranh vừa được NXB Chính trị Quốc gia Sự thật giới thiệu tới bạn đọc trong cuốn “Trở về trong giấc mơ” (nhà văn Đặng Vương Hưng sưu tầm và tuyển chọn). Qua những trang nhật ký đầy xúc động, cuốn sách đã khơi nguồn cảm hứng giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về cuộc kháng chiến trường kỳ nhiều hy sinh, mất mát nhưng rất đỗi tự hào của dân tộc cũng như hoài bão, khát vọng cống hiến cho đất nước của thế hệ cha anh.
  • Triển lãm “Cẩm nang sử dụng: Cuộc đời”
    Triển lãm ngợi ca vẻ đẹp và ý nghĩa nội tại trong từng khoảnh khắc thường nhật của cuộc sống. Thông qua các chủ đề phong phú cùng ngôn ngữ tạo hình tươi mới, hấp dẫn, “Cẩm nang sử dụng: Cuộc đời” đặt ra những câu hỏi hiện sinh mà mỗi người phải đối mặt trong quá trình trưởng thành, mời gọi người xem suy ngẫm về trải nghiệm lớn lên và tìm kiếm ý nghĩa cho hành trình của chính họ.
  • Tăng cường hợp tác giữa các địa phương của Nhật Bản với Thủ đô Hà Nội
    Đánh giá cao vai trò của các dự án sử dụng nguồn vốn Nhật Bản trên địa bàn, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khẳng định, hợp tác thương mại, giao lưu nhân dân, giao lưu văn hóa giữa Hà Nội với các địa phương Nhật Bản đều phát triển tích cực, trở thành hình mẫu trong hợp tác giữa hai nước.
  • Người đẹp 9X Hà Nội Vũ Thị Hoa đăng quang Hoa hậu Quý bà Trái đất Việt Nam 2024
    Người đẹp Hà Nội Vũ Thị Hoa đăng quang Hoa hậu Quý bà Trái đất Việt Nam 2024 (Mrs Earth Vietnam 2024).
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc, hấp dẫn các hoạt động văn hóa, giải trí chào Xuân 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO