Những lễ hội đầu năm trên mọi miền đất nước

Hải Truyền| 24/01/2023 20:26

Mỗi độ xuân về, người dân trên cả nước lại nô nức đi lễ hội: đình, đền, chùa, để thể hiện lòng thành, cầu mong một năm bình an, may mắn. Đồng thời, cũng là dịp để được hòa mình vào những nghi lễ đậm đà bản sắc văn hóa của mỗi vùng quê, đất nước...

Ý nghĩa phần lễ trong các lễ hội Xuân không chỉ thuần túy mang yếu tố tín ngưỡng mà còn là hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần mang đậm nét đạo lý, truyền thống tôn kính tổ tiên, "uống nước nhớ nguồn", tưởng nhớ công đức của các vị anh hùng, danh nhân có công xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, những bậc tiền nhân có công lớn trong việc khai hoang, mở đất, chiêu dân, lập ấp, truyền nghề mang lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

* Các lễ hội ở miền Bắc:

1. Hội chùa Keo - mùng 4 Tết âm lịch

Hội chùa Keo được tổ chức tại Chùa Keo (thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Lễ hội được tổ chức vào hai kỳ trong năm: Hội Xuân được tổ chức vào ngày 4 Tết Nguyên Đán và Hội Thu được tổ chức từ ngày 13 đến 15 tháng 9 âm lịch.

Hội chùa Keo với tục thờ thiền sư Không Lộ, theo xuân thu nhị kỳ đã có sức cuốn hút mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp cư dân trong vùng. Hội vui xuân chùa Keo xưa, ngoài lễ Phật là các cuộc đua tài giải trí gắn với sinh hoạt của cư dân nông nghiệp, trong đó, đáng chú ý là ba trò thi: bắt vịt, nấu cơm và ném pháo.

2. Hội gò Đống Đa - mùng 5 Tết âm lịch

Hàng năm, vào ngày mùng 5 Tết âm lịch, nhân dân ta lại nô nức tổ chức lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa tại khu gò Đông Đa thuộc phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa là chiến thắng oanh liệt của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung-Nguyễn Huệ lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn đánh tan quân Thanh đầu xuân Kỷ Dậu – 1789.

z4059871071244_3677d4e5a36b77623206d1e047c08eee.jpg
Hội gò Đống Đa - trong ngày mùng 5 Tết âm lịch.

Ngày hội có nhiều trò chơi vui khỏe, thể hiện tinh thần thượng võ, đặc biệt tục rước rồng lửa đã thành lễ hội truyền thống của người Hà Nội. Sau đám rước rồng lửa là lễ dâng hương, lễ đọc văn, cuộc tế diễn ra ở đình Khương Thượng, lễ cầu siêu ở chùa Đồng Quang.

3. Lễ hội Chùa Hương - từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch

Lễ hội chùa Hương là một trong những lệ hội lớn nhất, cũng là lễ hội văn hóa có thời gian kéo dài nhất ở nước ta, diễn ra tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Phần lễ tại chùa Hương thể hiện sự tín ngưỡng Phật giáo của người Việt. Các phật tử, du khách thập phương cùng nhau thắp hương tịnh tâm cầu nguyện, giải tỏa mọi phiền muộn, lo lắng trong lòng. Không khí trẩy hội chùa Hương là một nét đẹp văn hóa thiêng liêng và độc đáo của dân tộc Việt, được lưu truyền qua nhiều đời.

z4059869882886_a635d2b1b8cd72a1b96522497d637861.jpg
Chùa Hương.

Đến với chùa Hương, du khách không chỉ đến để cầu bình an cho năm mới mà còn được ngồi thuyền để vãn cảnh sông núi thanh bình với động Hương Tích, Hinh Bồng, chùa Thiên Trù, Thanh Sơn, Tuyết Sơn… xen lẫn với rừng núi, hoa lá cỏ cây tươi đẹp hiếm có.

4. Lễ hội Cổ Loa - từ ngày mùng 6 đến 16 tháng Giêng

Lễ hội Cổ Loa hay còn gọi là Hội đền An Dương Vương (ở làng Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) để tưởng nhớ đến vua Thục Phán có công dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa. Lễ hội có sự tham gia của 8 làng Cổ Loa, Mạch Tràng, Cầu Cả, Săn Giả, Thư Cưu, Đài Bi, Văn Thượng, Ngoại Sát (nay thuộc 3 xã Cổ Loa, Uy Nỗ và Xuân Canh). Ngoài ra còn có đoàn đại biểu dân ba xóm của làng Quậy (xã Liên Hà) đến lễ vua Thục.

Hội mở đầu bằng đám rước lớn của 12 xóm làng Cổ Loa, rước bài vị bằng Long đình, cùng với hương án và kiệu của các xóm từ đền Thượng xuống đình Ngự Triều Di quy. Đám rước đi vòng qua giếng Ngọc, cửa am Mỵ Châu, kéo dài bên bức tường thành cổ.

Hội có nhiều trò vui, như: đấu vật, kéo co, leo dây, đánh đu, múa võ, đấu cờ người, chọi gà. Buổi tối có hát tuồng, ca trù, hát chèo. Ngoài ra, những phong bánh chè lam mang hương vị quê hương càng giúp lòng khách dự hội thêm ngọt ngào.

5. Lễ hội đền Sóc (Hội Gióng) - mùng 6 tháng Giêng âm lịch

Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Cũng bởi vậy, lễ hội được nhiều người tìm đến để cầu nguyện sức khỏe, ý chí vươn cao trong năm mới. Có 2 hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Tham gia lễ hội đền Sóc, ngoài cầu nguyện, du khách cũng có thể trải nghiệm leo lên đỉnh núi Sóc- nơi tương truyền Thánh Gióng bay về trời.

6. Hội chợ Viềng - mùng 8 tháng Giêng âm lịch

Hội chợ Viềng diễn ra hàng năm tại Xã Kim Thái, huyện Vụ Bản và thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Chữ “Viềng” có nghĩa “về”, là “vầy”, sum vầy, hội tụ nhân dân khắp nơi về chung vui. Theo quan niệm từ xưa, phiên chợ này có ý nghĩa "mua may bán rủi". Rất đông du khách từ khắp nơi đổ về chợ Viềng dịp này vì chợ chỉ họp duy nhất một lần trong năm. Những người ở xa thường về từ sớm, rậm rịch họp chợ từ 11, 12 giờ đêm hôm trước cho đến sáng và hết cả ngày hôm sau.

Sản phẩm được đem ra mua bán ở đây chủ yếu là các cây trồng, vật nuôi: từ cây trồng để lấy gỗ, cây hoa cây cảnh, các loại cây ăn quả, đến các vật dụng sản xuất nhỏ của nhà nông. Du khách còn có thể tìm thấy ở đây những bộ tế khí, những chiếc lư hương bằng đồng, cùng những vật dụng nhỏ khác.

Ngày nay, chợ Viềng đã trở thành điểm giao lưu văn hóa cộng đồng, hội tụ tinh hoa sản vật và cũng là nơi đón chuyến xuất hành đầu xuân của khách thập phương.

7. Lễ hội Yên Tử - ngày mùng 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch

Mỗi độ xuân sang, du khách thập phương lại về Yên Tử, thành tâm chiêm bái chốn Tổ Thiền Trúc Lâm, thăm Khu Di tích lịch sử Yên Tử-thắng cảnh nổi tiếng thuộc xã Thượng Yên Công, huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Hội xuân truyền thống được tổ chức với nhiều hoạt động, như: Lễ dâng hương cúng Phật, bái Tổ Trúc Lâm; văn nghệ diễn xướng tái hiện sự tích lịch sử, văn hóa tâm linh, những huyền thoại về Tam Tổ Thiền phái Trúc Lâm tôn kính; Lễ khai ấn "Dấu thiêng chùa Đồng" đầu năm rất quan trọng và các hoạt động văn hóa dân gian, múa Rồng Lân, võ thuật cổ truyền, trò chơi dân gian.

8. Hội Lim - ngày 13 tháng Giêng âm lịch

Hội Lim được coi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hóa Kinh Bắc với những hoạt động lễ và hội phong phú, gần như hội đủ những hoạt động văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh của các lễ hội trên vùng quê Bắc Ninh. Lễ hội cũng là dịp để các Liền anh, Liền chị có cơ hội được giao lưu, hát giao duyên, thể hiện giọng ca và truyền thống quan họ rất riêng ở Bắc Ninh.

Hội Lim được mở đầu bằng lễ rước với đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục xưa sặc sỡ và cầu kì, kéo dài tới gần 1 km. Trong ngày lễ, có nhiều nghi lễ và tục trò dân gian nổi tiếng, trong đó có tục hát thờ hậu. Toàn thể quan viên, hương lão, nam đinh của các làng xã thuộc tổng Nội Duệ phải tề tựu đầy đủ tại lăng Hồng Vân để tế lễ hậu thần. Trong khi tế có nghi thức hát quan họ thờ thần.

Ngoài ra, tại lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian, như: đấu võ, đấu vật, đấu cờ, thi dệt cửi, nấu cơm...

9. Hội đền Hùng - từ ngày mùng 9 đến 13 tháng 3 âm lịch

Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương - đã được nâng lên thành quốc lễ để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn các vua Hùng có công dựng nước và giữ nước.

Hội mở từ ngày 9 đến 13 tháng 3, chính hội vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, có các nghi thức rước bánh chưng-bánh giầy tại đền Hùng (Hy Cương, Phong Châu, Phú Thọ). Từ trước chính hội, lễ hội đã diễn ra với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng.

Phần lễ trong ngày hội chính gồm 2 phần là: lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Phần hội có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc, đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), thi đấu vật, thi kéo co, thi bơi...

Ngoài ra còn rất nhiều lễ hội khác như: Hội Xoan (từ ngày mùng 7 đến ngày mùng 10 tháng Giêng tại làng Hương Nha, huyện Tam Thanh, Phú Thọ); Lễ hội đền Trần (từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Giêng tại đền Trần, thành phố Nam Định); Lễ hội Bà chúa Kho (từ ngày 14 đến hết tháng Giêng tại làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh); Hội chùa Thầy (từ mùng 5 đến mùng 7 tháng 3 âm lịch tại Chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội)…

* Các lễ hội miền Trung:

1. Lễ hội Đền vua Mai - từ mùng 3 đến mùng 5 tháng Giêng

Đây là lễ hội tổ chức thường niên nhằm tưởng nhớ vua Mai Hắc Đế. Vua tên thật là Mai Thúc Loan, sinh ra và lớn lên tại xã Đông Liệt (nay là xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, Nghệ An).

2. Hội vật làng Sình - mùng 9 và 10 tháng Giêng

Đây là hội vật truyền thống mang nét văn hóa đặc sắc của xứ Huế. Lễ hội không chỉ mang yếu tố tâm linh truyền thống mà còn là một hoạt động vui, khỏe đầy tinh thần thượng võ, kích thích việc rèn luyện sức khỏe, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí, nhất là với lớp trai trẻ.

3. Lễ hội Cầu Ngư (các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ) - tháng Giêng

Lễ hội Cầu Ngư (hay còn gọi là Lễ hội Cá Ông) là nét đẹp văn hoá của ngư dân các làng chài ven biển Nam Trung bộ. Lễ hội tái hiện lại một cách sinh động phong tục truyền thống thờ cúng Cá Ông theo những truyền thuyết mang đậm nét văn hóa dân gian. Vào tháng Giêng hàng năm, lễ hội sẽ được ngư dân tổ chức với mong muốn cầu cho một vùng trời yên bể lặng, tôm cá đầy khoang.

* Các lễ hội ở miền Nam:

1. Lễ hội đền Bà Đen (Tây Ninh) - từ mùng 10 đến rằm tháng Giêng

Lễ hội đền Bà Đen (Tây Ninh) (hay còn gọi là lễ hội đền Linh Sơn Thánh Mẫu) là một trong những lễ hội đông vui nhất phương Nam. Lễ hội thường kéo dài đến hết tháng Giêng, đón hàng triệu du khách từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh khác thuộc Nam Bộ đổ về hành hương, lễ bái và thăm quan du lịch.

Điểm ấn tượng nhất khi tới lễ hội đền Bà Đen là văn hóa mộ đạo, không đặt nặng vấn đề cúng tiền. Du khách có thể lưu lại chùa một hai ngày, thưởng thức cơm chay, rồi dạo chơi lên đỉnh núi ở độ cao 380m, nơi có Miếu Sơn Thần để ngắm mây vờn quanh chân và tận hưởng phong cảnh hùng vĩ của Núi Bà.

2. Lễ hội miếu Bà Thiên Hậu (Bình Dương) - từ 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch

Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu, Bình Dương là một lễ hội dân gian mang những nét văn hoá độc đáo riêng của vùng Ðông Nam Bộ. Ðêm 13/1 âm lịch, nhân dân ở thị xã Thủ Dầu Một bày bàn ra trước nhà để cúng tế chuẩn bị cho lễ rước Bà ngày hôm sau. Sáng 14/1, lễ rước Bà được tổ chức theo nghi thức cổ truyền: kiệu Bà được rước đi khắp các đường phố cùng với những đội múa lân, sư tử, rồng, cờ xí ngợp trời. Ngày 15/1, người dân lại về chùa Bà để thắp hương cúng lễ, cầu phúc, cầu lộc cho năm mới. Đây được xem là lễ hội Bà lớn nhất trong số các lễ hội sau Tết ở miền Nam.

3. Lễ hội Vía Bà (Bình Định) - từ ngày 17 tháng Giêng

Lễ Vía Bà hằng năm thu hút rất đông du khách thập phương, vừa để xin cầu tài, cầu lộc, vừa để chiêm ngưỡng cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp ở núi Sam. Lễ hội ngoài phần tế lễ, dâng hương, là phần hội.

Phần hội diễn ra sôi nổi với sự góp mặt của Câu lạc bộ võ cổ truyền cùng các màn biểu diễn võ thuật, biểu diễn lân sư rồng, các trò chơi dân gian chạy việt dã, đập ấm, đẩy gậy, kéo co, nhảy bao bố, thi đấu bóng chuyền và xem hát tuồng… Ngoài ra còn có nhiều hoạt động văn nghệ hấp dẫn như hát bội, nghệ thuật dân ca Khmer để phục vụ người dân và du khách thập phương.

4. Lễ hội Bà Chúa Xứ (An Giang) - từ đêm 23 đến 27 tháng 4 âm lịch

z4059872972090_77fc953f6f23889b48fecbedeaeb406a.jpg
Đền thờ Bà Chúa Xứ - An Giang.

Là một trong những lễ hội lớn nhất miền Tây Nam Bộ, nổi tiếng khắp miền Nam, lễ hội Bà Chúa Xứ được tổ chức hàng năm tại Miếu Bà Chúa Xứ ở phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An giang.

Lễ hội Bà Chúa Xứ bao gồm năm lễ: Lễ tắm Bà, Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà, Lễ Túc Yết, Lễ xây chầu, Lễ Chánh tế.

Bên cạnh các nghi lễ còn có những hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian, như: múa mâm thao, múa đĩa chén, múa lân…

Bài liên quan
  • Nhớ những trò chơi, trò diễn trong lễ hội xuân xưa
    Lễ hội truyền thống được ví von như một “bảo tàng tâm linh” hàm chứa những khát vọng thiêng liêng của người dân. Không chỉ lắng đọng bởi những tín ngưỡng dân gian được gửi gắm nơi phụng thờ các vị thần linh, lễ hội truyền thống còn hấp dẫn bởi các trò chơi, trò diễn dân gian đã có từ rất xa xưa. Tuy nhiên, qua thời gian nhiều trò chơi, trò diễn trong hội xuân Thăng Long - Hà Nội đã bị mai một và chỉ còn trong ký ức... Trò vật củ hòn, trò thi dựng cây xôi hay trò chèo thuyền cạn... là một ví dụ.
(0) Bình luận
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • “Âm vang Việt Nam” hào hùng qua từng khúc hát
    Hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tối 16/5 tại Không gian biểu diễn Nghệ thuật - Ẩm thực đường phố quận Tây Hồ tiếp tục diễn ra Chung khảo “Liên hoan Tiếng hát cựu Thanh niên xung phong (TNXP) Hà Nội 2024” (cụm 2), với những phần trình diễn đặc sắc, để lại nhiều ấn tượng trong lòng người dân Thủ đô.
  • Độc đáo lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu
    Tái hiện trích đoạn sân khấu hóa lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) trong Ngày hội “Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV.
  • 50 đội thi tham gia Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng 2024
    UBND Thành phố Hà Nội cho biết, Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Thành phố Hà Nội và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sẽ tổ chức Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024.
  • Ngày hội của các thế hệ cựu thanh niên xung phong
    Tiếp nối Chung khảo “Liên hoan tiếng hát cựu Thanh niên xung phong (TNXP) Hà Nội năm 2024” (cụm 1), tối 15/5, tại Không gian biểu diễn Nghệ thuật - Ẩm thực đường phố quận Tây Hồ đã diễn ra Chung khảo Liên hoan (cụm 2).
  • Trưng bày hơn 300 tài liệu sách, báo “Hồ Chí Minh - Trọn cuộc đời vì nước, vì dân”
    Thông tin từ Thư viện Hà Nội, kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Thư viện Hà Nội tổ chức trưng bày sách, báo chuyên đề “Hồ Chí Minh - Trọn cuộc đời vì nước, vì dân” tại cả 2 cơ sở: số 47 Bà Triệu (quận Hoàn Kiếm) và số 2B Quang Trung (quận Hà Đông).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Bữa tiệc của Elsa"- Vở nhạc kịch đậm tính nhân văn dành cho thiếu nhi
    Đón chào mùa hè 2024, Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng và cho ra mắt vở nhạc kịch dành cho thiếu nhi "Bữa tiệc của Elsa". Vở nhạc kịch do tác giả Trần Lệ Chiến viết kịch bản, NSƯT Lê Ánh Tuyết và Đào Duy Anh đạo diễn.
  • Kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương
    Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (20/5 đến 8/6 và 17/6 đến 27/6), Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được chỉnh lý, bổ sung sẽ được Quốc hội thảo luận lần 2 và thông qua Dự án Luật. Có thể nói, đây là một sự kiện quan trọng, nhất là Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương, và để Hà Nội xứng với “trái tim của cả nước”.
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Sân khấu học đường: Hoạt động có ý nghĩa thiết thực đối với ngành Giáo dục của Thủ đô
    Hàng trăm học sinh tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã không rời mắt khỏi 2 vở diễn Sự tích cây nêu ngày Tết và Mồ Côi xử kiện do Nhà hát Kịch Hà Nội tổ chức và biểu diễn; qua đó cho thấy hiệu quả của Đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới có trong Chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030” (gọi tắt là Đề án sân khấu học đường).
  • Quận Ba Đình (Hà Nội) trao giải cuộc thi Olympic
    Sáng 20/5, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình tổ chức tổng kết và trao Giấy chứng nhận học sinh giỏi (HSG) trong cuộc thi Olympic các môn văn hóa và Khoa học lớp 6,7,8 cấp THCS quận Ba Đình năm học 2023 - 2024. Bà Phạm Thị Diễm - Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình dự và trao giải cho các em học sinh.
Đừng bỏ lỡ
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
  • Trưng bày, giới thiệu hơn 300 ảnh du lịch “Bình Định – Thừa Thiên Huế - Nghệ An”
    Để tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết phát triển du lịch, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế và Nghệ An tổ chức trưng bày, giới thiệu hơn 300 hình ảnh về các giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh…
  • “Tình sen” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Bích Vân
    Gần 70 tác phẩm với chủ đề “Tình sen” vừa được NSNA Hoàng Bích Vân giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm Giám định và triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm cá nhân đầu tiên này là một dấu ấn quan trọng và cũng là một minh chứng cho tình yêu với sen, với nghệ thuật (mỹ thuật và nhiếp ảnh) của nữ nghệ sĩ.
  • Vở xiếc "Giấc mơ tuổi thần tiên" ra mắt phục vụ khán giả nhí dịp 1/6
    Vở diễn “Giấc mơ tuổi thần tiên” do Nghệ sỹ Nhân dân Tống Toàn Thắng chỉ đạo nghệ thuật, Nghệ sỹ Ưu tú Trương Thị Mai đạo diễn, cùng sự tham gia của các diễn viên, nghệ sỹ xiếc của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.
  • Thừa Thiên Huế vinh dự, tự hào có hệ thống di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), tỉnh Thừa Thiên Huế dâng hoa và triển lãm “Điện Biên Phủ - Quyết chiến, Quyết thắng” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
  • "Bảy chuyện kể Gothic" mang đến cho độc giả Việt Nam thể loại văn chương hết sức mới lạ
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa trình làng cuốn sách “Bảy chuyện kể Gothic” của tác giả Isal Dinesen. Với thể loại văn chương hết sức mới lạ, tác phẩm mang đến cho độc giả Việt Nam những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn.
  • Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam
    Ngày 17/5, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam” với sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.
Những lễ hội đầu năm trên mọi miền đất nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO