Lý luận - phê bình

Những cống hiến văn chương của nhà thơ Bế Kiến Quốc và nhà văn Trần Thị Trường

Yến Ly 12/06/2023 20:22

Sáng ngày 12/6/2023, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi Tọa đàm văn chương với chủ đề “Nhà thơ Bế Kiến Quốc - hãy nhìn anh như một dòng sông, nhà văn Trần Thị Trường -  gương mặt nữ văn xuôi xuất sắc”. Tọa đàm đã thu hút sự tham gia đông đảo của bạn bè văn nghệ sĩ gạo cội cùng thời và đương thời với hai tác giả.

Tới dự cuộc trò chuyện là những gương mặt quen thuộc, nổi bật trên văn đàn đương thời như các nhà văn, nhà thơ: Thùy Dương, Y Ban, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Linh Khiếu, Lê Phương Liên, Lê Thành Nghị, Võ Hồng Thu, Trần Vũ Long… và đặc biệt là nhà thơ Đỗ Bạch Mai – vợ của cố nhà thơ Bế Kiến Quốc cùng với người thân gia đình.

001.jpg
Tọa đàm văn chương về cố nhà thơ Bế Kiến Quốc và nhà văn Trần Thị Trường

Bên cạnh những tình cảm, ký ức mà bạn văn dành cho cố nhà thơ Bế Kiến Quốc, buổi tọa đàm còn giới thiệu tới bạn đọc những đóng góp và sự nghiệp văn chương nổi bật của nhà văn Trần Thị Trường, cùng với đó giới thiệu cuốn sách mới của bà là Những người muôn năm chưa cũ.

Cố nhà thơ Bế Kiến Quốc – hãy nhìn anh như nhìn một dòng sông

Cố nhà thơ Bế Kiến Quốc (1949 - 2002), là một trong những tài năng của thế hệ những nhà thơ trưởng thành từ thời kỳ chống Mỹ, và sớm có ý thức đổi mới thi ca sau chiến tranh. Ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn - Đại học Tổng hợp Hà Nội và sáng tác thơ khi còn rất trẻ với dấu ấn đoạt giải Nhì cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ năm 20 tuổi. Ông từng là Tổng Biên tập Báo Người Hà Nội (nay là Tạp chí Người Hà Nội) những năm 2000 – 2002.

Theo chia sẻ của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, lúc sinh thời, nhà thơ Bế Kiến Quốc và ông từng là bạn văn chương thân thiết, nhất là trong thời gian hai người cùng công tác tại Báo Văn nghệ. Dù đã 21 năm trôi qua từ ngày cố nhà thơ Bế Kiến Quốc qua đời nhưng nhà thơ Nguyễn Việt Chiến vẫn không sao quên được ấn tượng về một người thơ tài hoa, kiến văn rộng rãi, dù đã thành công với thơ từ rất sớm và nhiều năm sau đó với các giải thưởng văn chương khác... hay cả khi ông trở thành Tổng biên tập Báo Người Hà Nội thì con người ấy vẫn rất mực khiêm nhường, không ồn ào và ít khi lên tiếng xuất hiện trên các mặt báo. Ông đặc biệt nhấn mạnh khi nhắc lại quan điểm của cố nhà thơ về văn chương: “Thơ có giá trị là những tác phẩm có thể nâng cao tâm hồn con người. Những nhà thơ thành công là người nói được tiếng nói của thời đại, đất nước chứ không chỉ chăm chút đến việc nâng cao kỹ thuật thơ…”

0002.jpg
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ chia sẻ trong buổi tọa đàm

Từng gắn bó với Báo Người Hà Nội trong thời gian cố nhà thơ Bế Kiến Quốc làm Tổng Biên tập, nhà thơ Trần Vũ Long cảm thấy may mắn khi anh vừa ra trường đã được làm việc với một thủ trưởng cho anh nhiều học hỏi không chỉ về chuyên môn mà còn từ cách sống đến cách suy nghĩ về con người và cuộc đời. “Đó là một người thơ thuần khiết nhất, trong trẻo nhất và đáng yêu vô cùng. Ông có một tình yêu, niềm tin với cuộc đời, con người đến lạ lùng. Hẳn là không chỉ riêng tôi mà nhiều bạn văn cũng như người thân của ông đều băn khoăn rằng: Tại sao ông ấy lại tin yêu con người nhiều đến vậy và lạ lùng đến thế dù đã có biết bao nhiêu lần tan vỡ, đau đớn vì những tin yêu đó; thậm chí là sau mỗi lần tan vỡ niềm tin, ông lại vẫn tiếp tục tin yêu con người nhiều hơn trước đó… Tôi vẫn thường xuyên nghĩ về ông, một con người tuyệt vời như thế, để nhắc mình sống tốt hơn, sống tử tế hơn với cuộc đời.

Một kỷ niệm khiến tôi không thể nào quên đó là buổi sáng mùng 1 Tết năm 2002, khi ông vừa lên tòa soạn Báo Người Hà Nội xong thì liền gọi điện cho tôi và đọc cho tôi nghe một bài thơ mà ông vừa khai bút đêm hôm trước, đó là bài “Bên sông”. Bài thơ rất ám ảnh và như một tiên đoán về sự ra đi của ông, bởi chưa đến nửa năm sau thì ông qua đời…” – nhà thơ Trần Vũ Long nhớ lại.

Nói về thơ ca Bế Kiến Quốc, nhà thơ Phạm Hồ Thu cho rằng: Đã có rất nhiều nhà thơ, nhạc sĩ viết rất hay, rất thành công về các dòng sông thông qua các kỷ niệm đẹp nhưng với Bế Kiến Quốc thì dòng sông như đã chảy trong tiềm thức và được ông khai thác ở nhiều góc độ khác nhau như khai thác sự phong phú tiềm ẩn của chính bản thân mình.

Xúc động trước những tình cảm bạn văn dành cho cố nhà thơ Bế Kiến Quốc, nhà thơ Đỗ Bạch Mai đọc thơ tặng các văn nghệ sĩ và tiết lộ rằng, gia đình đang tuyển chọn từ bản thảo của cố nhà thơ và chuẩn bị ra mắt bạn văn cùng độc giả một cuốn sách mới của ông.

sach-cua-nv-tran-thi-truong.jpg
Hai cuốn sách gần đây nhất của nhà văn Trần Thị Trường

Nhà văn Trần Thị Trường – gương mặt nữ văn xuôi đặc sắc

Gây chú ý ngay từ tiểu thuyết đầu tay (Lời cuối cho em, 1990), nhà văn Trần Thị Trường (1950) là một tên tuổi để lại nhiều dấu ấn không chỉ trong văn chương mà còn cả hội họa.

Theo chia sẻ của nhà văn Y Ban, khi bà đang học ở trường Viết văn Nguyễn Du thì nhà văn Trần Thị Trường đã rất nổi tiếng với tiểu thuyết Lời cuối cho em, tác phẩm đã được giới văn chương đánh giá rất cao. Dù trong lớp viết văn của bà, bản thân bà cũng như vài người khác từng đạt những thành tựu như giành giải ở các cuộc thi truyện ngắn ở báo trung ương, đã đọc các tác giả khác nhưng mọi người vẫn còn nhiều mơ hồ về con đường sẽ đi. Vì thế mà ai cũng xem tiểu thuyết ấy như một con đường để mình đi theo, hoặc là một cái gì đó để đạt tới trong văn chương.

“Văn chương Trần Thị Trường nhưng không “thị trường”. Khi đọc các câu chuyện về những ngày đã xa mà lại rất gần vừa buồn vừa vui, vừa hạnh phúc và như tâm sự của chính mình, thu hút những người đọc như tôi và những người xa xứ. Đặc tính văn chương của Trần Thị Trường là rất tinh tế và có nhịp điệu, điều đáng quý là không bị lạc điệu. Bởi có rất nhiều người viết không tránh khỏi việc tỏ vẻ làm khác làm mới mà làm mất đi sự tự nhiên của câu văn”, nhà văn Nguyễn Văn Thọ nhận định.

0004.jpg
Nhà văn Trần Thị Trường ký tặng sách bạn văn

Là thế hệ cùng thời với nhau, nhà thơ Đỗ Bạch Mai bày tỏ sự khâm phục và ngưỡng mộ nhà văn Trần Thị Trường: “Chị là một người đàn bà tài năng và thành công với sức phấn đấu lớn. Chúng tôi khâm phục chị, trong văn chương, và trong nghị lực chiến thắng cơn bạo bệnh để hôm nay ngồi đây, đó là một sự phi thường”.

Nhà thơ Phạm Thu Yến bày tỏ sự ngưỡng mộ với nhà văn Trần Thị Trường, bởi “Trong Những người muôn năm chưa cũ, các nhân vật của chị rất đa dạng và không giới hạn ở một vị trí xã hội nào - đó là một cái tài của chị, dù cuộc sống còn nhiều nỗi vất vả nhưng chị vẫn có được thông tin đầy đủ để có những trang viết chân thực”. Bà cũng bày tỏ sự yêu thích và say mê với Phố Hoài, dù bận rộn với việc giảng dạy ở các trường học nhưng khi cầm Phố Hoài trên tay, tôi đã đọc một cách mê mải và đọc một mạch. Bởi tôi đã chứng kiến và biết đến những văn nghệ sĩ từng hiến dâng trong chiến tranh và cuộc sống sau này của họ, vì thế tôi yêu Phố Hoài. Chị Trường thực sự là một người tài hoa, tâm huyết và hạnh phúc. Tôi nghĩ rằng chị hạnh phúc vì chị đã mang đến những câu chuyện rất chi tiết, rất chân thực và giàu ý nghĩa.”

0003.jpg
Các nhà văn chụp ảnh kỷ niệm sau tọa đàm

Sau cuốn sách Phố Hoài ra mắt độc giả năm 2020 và từng gây nhiều tranh cãi, Những người muôn năm chưa cũ của nhà văn Trần Thị Trường là cuốn sách viết về 60 văn nghệ sĩ Việt Nam một thời, vừa được ấn hành năm 2022. Cuốn sách là chân dung văn nghệ sĩ trên các lĩnh vực văn học, hội họa, âm nhạc, điện ảnh… bao gồm những người quá cố và cả những người còn sống như: Trịnh Công Sơn, Dương Thụ, Nguyễn Bảo Chân, Lê Thiếu Vân, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Đào Tuấn Ảnh, Trần Mạnh Hùng, Phan Thị Vàng Anh, Thanh Lam, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Dương Tường, Xuân Quỳnh… Cuốn sách vừa được ấn hành năm 2022./.

Bài liên quan
  • Cánh giang bay lẻ dọc đường thơ
    Cách đây khoảng 30 năm, nhớ có lần nhà thơ Trúc Thông bảo tôi: “Nguyễn Tấn Việt có bài thơ “Cánh giang bay lẻ” rất lạ ở cả ý lẫn tứ. Đó cũng có thể là tuyên ngôn thơ của Nguyễn Tấn Việt, bản chất con người thơ Nguyễn Tấn Việt”. Một người làm thơ lâu năm, luôn sẵn sàng “tử vì thơ”, có bản lĩnh đến mức “chầm chậm tới mình”(1), có can đảm đến mức “ma-ra-tông”(2), những mong thành “một ngọn đèn xanh”(3) trong thơ như Trúc Thông mà nói về đồng nghiệp như thế, bạn thơ như thế, thì hỏi làm sao tôi không tin cậy c
(0) Bình luận
  • Thiên anh hùng ca Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật viết về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…
  • Thơ viết về chiến thắng Điện Biên Phủ: Nối dài âm hưởng bản hợp xướng anh hùng ca
    Bảy mươi năm qua, thơ về sự kiện Đại thắng Điện Biên Phủ có nhiều bài, được công bố trên báo, tạp chí, sách liên tiếp vào các năm 1954, 1955, 1956… sau đó được in chụm vào những dịp kỷ niệm năm chẵn: 1964, 1974, 1984, 1994, 2004, 2014 và năm nay bảy mươi năm - 2024.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Những cống hiến văn chương của nhà thơ Bế Kiến Quốc và nhà văn Trần Thị Trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO