Lý luận - phê bình

Những “nữ tính trội” trong thơ ca nữ

Yến Ly 20:46 10/05/2023

Với mục đích giới thiệu tới bạn đọc, bạn văn những gương mặt mới, biểu đạt mới trong thi ca, Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm giao lưu với nhà thơ Vũ Minh Huệ và dịch giả Chu Thu Phương. Sự kiện đã diễn ra vào sáng ngày 10/5/2023 tại Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, số 19 Hàng Buồm, Hà Nội.

Tới dự buổi tọa đàm có Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội - nhà thơ Bùi Việt Mỹ, Trưởng ban Sáng tác Hội Nhà văn Hà Nội - nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, dịch giả Ioannis Tsapanidis (người chuyển ngữ cuốn Ngài Đại sứ sang tiếng Hy Lạp trong ấn bản song ngữ tiếng Việt và tiếng Hy Lạp) cùng đông đảo các hội viên trong Hội.

3.jpg
Tọa đàm giao lưu với nhà thơ Vũ Minh Huệ và dịch giả Chu Thu Phương

Buổi tọa đàm giới thiệu ba cuốn sách của nhà thơ Vũ Minh Huệ và những chia sẻ của nhà văn, dịch giả Chu Thu Phương về thơ ca Nhật Bản nói chung cũng như nhà thơ Yosano Akiko nói riêng thông qua các bản dịch của chị.

Nhà thơ Vũ Minh Huệ - Một cá tính thơ giàu biểu cảm

Sau hai tập thơ Dám yêu lần cuốiCon tim không đậy nắp, Ngài Đại sứ là cuốn sách thứ ba của nhà thơ Vũ Minh Huệ và mới được xuất bản vào năm 2022. Ngài Đại sứ là cuốn tùy bút gồm 6 bài viết và 2 bài thơ viết về Ngài Đại sứ Hy Lạp NikosD. Kanellos.

Nói về thơ Vũ Minh Huệ, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến nhận định: Người thơ ấy đã biểu đạt một cá tính thơ khá mạnh khi chị chọn tựa đề cho tập thơ thứ hai của mình là Con tim không đậy nắp vốn là tên một bài thơ trong tập.

Đó là từ sự thất thường của mưa nắng mà Vũ Minh Huệ liên tưởng tới sự thất thường của cảm xúc trong khi yêu:

Ô hay!

Trời lại mưa

Sao hay mưa thế nhỉ?

Nắng là thế

Chói chang là thế mà mưa ngay được

Mưa như chưa từng được mưa. Mưa như chẳng bao giờ nắng

Sầm sập. Sầm sập. Từng hồi. Quất mạnh rát tim ai?

Cho tới:

Em.

Yêu là thế. Nồng nàn là thế. Vậy mà quên ngay được!

Quên như chưa từng là của nhau. Quên như chẳng bao giờ nhớ. Hững hờ, lờ lững… Mãi rong chơi với con tim không đậy nắp…

Theo nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, nói tới nữ tính trong thơ, có lẽ một nữ-tính-mạnh khác với một nữ-tính-trầm, một nữ-tính-yếu đuối. Và ông cho rằng, thơ Vũ Minh Huệ đã biểu lộ một nữ-tính-trội trong cách nhìn ở bài thơ Bức họa khỏa thân:

Trước mặt

Không phải cô gái khỏa mình khêu gợi

Nàng – hiện thân của sự sống

Hiện thân của đất mẹ

Màu mỡ

Và tinh khiết.

[…]

Nàng là hiện thân của đất của trời và vũ trụ

Người họa sĩ thăng hoa

Với cây cọ và màu vẽ

Mải miết

Chấm phá.

Người đàn bà hiện ra

Trong ánh sáng thiên thần.

Nhắc tới những bài thơ viết về bóng ma như ám ảnh đặc biệt về một thế giới xa xôi khác trong thơ ca của mình, nhà thơ Vũ Minh Huệ chia sẻ: Những hình ảnh “ma đen” hay “ma trắng”, giống như một nửa tối, một nửa sáng trong mỗi chúng ta, đó là những góc khuất rất riêng. Và đối với chị, điều quan trọng không phải ai là ma đen hay ma trắng, mà là sự đóng góp của cá nhân đối với xã hội, cuộc đời.

7.jpg
Bộ ba cuốn sách được giới thiệu của nhà thơ Vũ Minh Huệ

Chia sẻ về ấn tượng thơ Vũ Minh Huệ, nhà văn Nguyễn Văn Thọ đánh giá về một chân dung thơ dám yêu mãnh liệt, thẳng thắn và hồn nhiên:

Ta muốn đừng trên đỉnh núi cao Hét vào bầu trời

Hét vào cuộc đời Tiếng hét rạng ngời Ta yêu anh.

Và không chỉ ở thơ, trong tập tùy bút Ngài Đại sứ, Vũ Minh Huệ bước ra là một người ham hiểu biết, ham khám phá, sáng tạo với tất cả sự nhiệt tình và say đắm.

Thơ Yosano Akiko qua bản dịch của Chu Thu Phương

Yosano Akiko (1878 - 1942) là nữ nhà thơ, dịch giả, nhà phê bình, nhà cải cách xã hội người Nhật Bản. Nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (1973 - 2023), Viện Nhân học Văn hóa liên kết Nxb Thế giới xuất bản tập thơ Tóc rối của nhà thơ Yosano Akiko dưới hình thức song ngữ, do dịch giả Chu Thu Phương chuyển ngữ từ tiếng Nhật.

Tóc rối là tập thơ đầu tay của Yosano Akiko, xuất bản đầu tiên năm 1901 và đã từng gây nhiều tranh cãi, chịu nhiều sự phê phán, lên án trong giới phê bình văn học Nhật Bản đương thời. Song, tập thơ cũng được coi như một ngọn hải đăng cho những ai luôn tìm cách đổi mới trong sáng tạo thơ ca. Tính cho đến nay, đây là tập thơ có nhiều đóng góp trong dòng thơ tanka ở Nhật – đầy say đắm và phóng khoáng.

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến cho rằng, để dễ hình dung về thơ ca Yosano Akiko, độc giả Việt Nam chưa từng đọc bà có thể nghĩ tới nữ sĩ Hồ Xuân Hương của Việt Nam.

Chia sẻ về góc nhìn của một dịch giả, nhà thơ Chu Thu Phương cho biết, khi đọc thơ Yosano Akiko, những cảm xúc trong thơ của bà khiến cho chị thấy rất thật và dễ dàng đồng cảm.

Chị cũng cho biết, thơ tanka không có vần mà chỉ có nhịp, khác nhiều với thơ Việt Nam. Nếu haiku súc tích ngắn gọn thì tanka trải rộng hơn và tác giả có thể trải lòng được nhiều hơn. Thơ tanka ngày xưa vốn tả cảnh nhiều thì trong thơ của Akiko lại bộc lộ mong muốn, khao khát cá nhân nhiều hơn. Đó là lý do khiến cho thơ của bà bị các nhà phê bình đương thời phản đối.

toc-roi.jpg
Tập thơ "Tóc rối"

Sự mạnh bạo trong thơ Akiko ở thời điểm đấy quả là một chấn động với thơ ca Nhật Bản nói chung và dòng tanka truyền thống nói riêng. Đó là:

Lấy tay anh làm gối

Làn tóc mềm đứt tung từng sợi

Thanh âm đẹp đẽ ấy

Nghe như tiếng đàn tranh ai gảy

Trong giấc mộng đêm xuân đắm say

Hay như:

Làn da mềm dịu đây

Thủy triều máu nóng dâng đến vậy

Anh cũng đâu chạm tới

Lẽ nào chẳng cô đơn lắm sao

Mà anh chỉ mãi nói về Đạo

Cũng theo chị, dù thơ Akiko và thơ Hồ Xuân Hương có sự gần gũi về tính nữ táo bạo nhưng để dịch thơ Hồ Xuân Hương sang tiếng Nhật là điều vô cùng khó khăn. Vì trong khi thơ Akiko chỉ mạnh về biểu cảm thì thơ Hồ Xuân Hương mạnh về hình tượng, những ẩn dụ và cả cách chơi chữ của bà rất khó dịch.

Việc chuyển tải trọn vẹn nội dung và tinh thần tác phẩm sang một ngôn ngữ khác vô cùng khó khăn. Và trong số rất nhiều dịch giả ở Việt Nam, có thể nói Chu Thu Phương đã thành công khi chuyển ngữ "rất đạt" (nhận định của nhà văn Nguyễn Văn Thọ) tập Tóc rối.

“Nhà thơ Yosano Akiko trong Tóc rối khám phá mê cung tình cảm của người con gái tuổi 20, đặc biệt là tính dục. Tính dục ở đây được nói to lên một cách trực diện. Bởi con người thời hiện đại Nhật Bản khao khát được tự do, được là chính mình, mà một trong những cạnh khía của tự do là tự do thể hiện cảm xúc tình yêu, tình dục. Đọc thơ Akiko, tôi nghĩ đến Thơ Mới của Việt Nam, tuy thơ Nhật đi trước thơ ta vài thập kỷ. Tóc rối của Yosano Akiko được Chu Thu Phương dịch theo nguyên thể nhằm đảm bảo nhịp điệu tanka của nó. Với những phá cách thể loại, dịch giả cũng đã thành công. Tóc rối tiếng Việt là một chuyển ngữ vừa chân vừa nhã do một cộng cảm lớn của tác giả và dịch giả.” - nhà phê bình Đỗ Lai Thúy đánh giá.

ky-niem.jpg
Nhà thơ Vũ Minh Huệ (ngồi hàng ghế đầu) và dịch giả Chu Thu Phương (thứ 2, bên phải sang) chụp ảnh kỷ niệm cùng đại diện Ban Chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội và bạn văn

Tập thơ Tóc rối của nữ nhà thơ Nhật Yosano Akiko qua bản dịch của nữ nhà thơ Việt Chu Thu Phương khiến cho “người đọc cảm giác mình như lạc trong một khu vườn ngôn từ giữa hai tâm hồn hòa thanh hòa điệu.” – theo nhận định của nhà nghiên cứu, dịch giả Phạm Minh Quân.

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến kết luận: Để có thể nhận xét, phê bình tác phẩm của người khác, việc các tác giả đọc nhau là rất cần thiết. Ông cũng cho rằng, ở một chừng mực nào đó, những câu thơ tình của Vũ Minh Huệ có những dư âm rất riêng mà ông tạm gọi là “nữ tính trội”. Và sự táo bạo trong cảm xúc thơ của Akiko qua bản dịch Tóc rối của dịch giả Chu Thu Phương cũng là một biểu hiện khác của “nữ tính trội” trong thơ nữ./.

Bài liên quan
  • Thơ Phạm Ngọc Cảnh: Từ dấu vết thời đại đến biến hóa trong lục bát
    Trong việc phân định giai đoạn văn chương, chúng ta thường nối liền giai đoạn kháng chiến chống Pháp với chống Mỹ. Thật ra còn một giai đoạn hòa bình ở miền Bắc ngắn và mỏng manh khoảng mười năm (1954 - 1964) chèn ở giữa. Trong giai đoạn ấy xuất hiện một lứa nhà thơ có vị riêng như Thái Giang, Phạm Ngọc Cảnh, Nguyễn Xuân Thâm, Vân Long, Ngô Văn Phú, Phù Thăng... Lứa thơ này kế thừa lớp kháng chiến chống Pháp khá đậm trong cách nhìn hiện thực và miêu tả hiện thực. Đó là cách nhìn hiện thực phát triển theo c
(0) Bình luận
  • Khúc tình thu – một khát khao giao cảm
    Mùa thu từ cổ chí kim vốn đã là nguồn cảm hứng bất tận cho bao thế hệ thi sĩ. Thơ tình về mùa thu của người Việt, chỉ tính từ thời Thơ Mới đến nay cũng đã có rất nhiều, thậm chí nhiều bài trong số đó đã được phổ nhạc thành những ca khúc nổi tiếng như “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư (Phạm Duy, Hữu Xuân phổ nhạc), “Tỳ bà” của Bích Khê (Phạm Duy phổ nhạc), “Thơ tình cuối mùa thu” của Xuân Quỳnh (Phan Huỳnh Điều phổ nhạc), “Khúc mùa thu” của Hồng Thanh Quang (Phú Quang phổ nhạc), “Yên tĩnh” của Giáng Vân (Phú Quang phổ nhạc thành ca khúc “Đâu phải bởi mùa thu”)…
  • Người thiết kế nội thất để xây dựng nếp sống
    Trong thế hệ xuất thân từ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, cố họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc được giới hội họa biết đến là nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp đầu tiên của Việt Nam, người đưa khái niệm “công dụng, duyên dáng, bền chắc và tiết kiệm” vào thiết kế và sản xuất đồ gỗ. Đối với ông, “thiết kế nội thất là để xây dựng một nếp sống”.
  • Người tiên phong xã hội hóa nghệ thuật múa
    “Tôi sẽ là nhà đầu tư, là đạo diễn, biên đạo, là thiết kế phục trang, sân khấu, là nhân viên ánh sáng, người phục vụ diễn viên, là người đánh máy, đi chạy từng thủ tục…
  • Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo, quản lý về văn học nghệ thuật trong tình hình mới
    Từ ngày 22 đến 25/8, tại tỉnh Ninh Bình, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2023.
  • Day trở một nỗi niềm thanh khiết
    Trần Hòa Bình vốn là nhà giáo, đồng thời là nhà thơ. Nhà giáo/ người truyền đạt kiến thức, còn nhà thơ thì... phụ thuộc vào xúc cảm, vào những khoảnh khắc tâm trạng xuất thần, của phấn hứng sáng tạo... Dẫu đọc nhiều, đi nhiều, viết nhiều, sống và chiêm nghiệm nhưng cái được của nhà thơ là thu lại rất ít ỏi.
  • Một dòng chảy nối liền quá khứ, hiện tại và tương lai
    Nhận định về diện mạo nền văn học của mỗi dân tộc, đứng về đại thể có thể chia làm hai khu vực lớn: văn học dân gian và văn học thành văn. Hai dòng chảy này vừa phát triển song song vừa tương hỗ cho nhau, mỗi dòng chảy mang trong mình những đặc điểm, phong cách riêng biệt.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Mắm cáy
    Mắm cáy là món ăn dân dã từ bao đời nay gắn bó với người dân quê tôi như củ khoai nước, quả cà pháo... Mâm cơm nhà nông thời hợp tác xã thường có món rau khoai lang luộc, đĩa cá kho và bát nước mắm cáy (người dân thường vẫn gọi thân mật là nước cáy). Giản dị vậy thôi mà sao mỗi khi đi xa lại nhớ đến nao lòng.
  • Góc nhìn đa chiều về lễ vật trong hội làng Thăng Long - Hà Nội
    Từ buổi ban sơ dựng nước đến ngày nay, Thăng Long - Hà Nội mang trong mình bao trầm tích văn hóa, lịch sử. Góp thêm những góc nhìn đa chiều, cuốn sách “Lễ vật trong hội làng Thăng Long - Hà Nội” (Nxb Hà Nội, 2023) giúp người đọc khám phá những giá trị văn hóa truyền thống phong phú, đặc sắc của mảnh đất kinh kỳ.
  • Tọa đàm “Sự hòa hợp giữa tín ngưỡng dân gian và Phật giáo thông qua tục thờ nữ thần ở Việt Nam”
    Sáng 22/9, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Sự hòa hợp giữa tín ngưỡng dân gian và Phật giáo thông qua tục thờ nữ thần ở Việt Nam” với sự tham gia của đông đảo các hội viên trong Hội.
  • Đề xuất bổ sung cấp chính quyền thành phố thuộc thành phố Hà Nội
    Xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) bổ sung cấp chính quyền thành phố thuộc thành phố Hà Nội, quy định một số thẩm quyền vượt trội của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội so với thẩm quyền của chính quyền quận, huyện.
  • Hà Nội điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới An Thịnh – Mê Linh
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4655/QĐ-UBND về phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới An Thịnh - Mê Linh, thuộc các xã Tiền Phong, Đại Thịnh, Thanh Lâm và thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Những “nữ tính trội” trong thơ ca nữ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO