Nhớ một thuở rô đồng

Nguyễn Thanh Thủy| 07/08/2020 09:36

Nhớ một thuở rô đồng

Rào rào. Cơn mưa mùa hạ ngang qua cho thỏa thuê khát thèm sau nắng hạn dài ngày. Mưa gột rửa bụi bặm. Mưa tưới tắm cỏ cây. Vạn vật reo vui. Lòng người phấn khởi. Mưa tạnh. Chân vui bước dọc con mương, ngắm cánh đồng bát ngát. Giọt nước li ti trên nhành cỏ làm mát bàn chân. Tôi đưa mắt chú ý đến chú cá nhỏ theo nước ngược lên đang di chuyển trên thảm cỏ xanh phía trước. A! Cá rô đồng. Chú cá gợi nhớ về khung trời ấu thơ.

Thời chúng tôi ngày ấy, cá rô đồng chẳng lạ lẫm gì. Còn nhớ như in, vào những ngày hè tháng sáu, trời nắng hầm hập như nung như đốt. Thế mà, chẳng ai bảo ai, mỗi đứa xách cái giỏ ra đồng móc cua, móc cá. Đưa tay thọc sâu vào trong lỗ là y rằng móc ra được đôi ba chú cá đang ẩn nấp trong đó. Chúng tôi cũng đáo để ra trò. Chỉ cần phát hiện ra khúc mương động đậy dưới nước là bảo nhau be bờ, tát cạn rồi xúm vào bắt. Chốc chốc được cả một mớ cá rô tươi roi rói, nhảy tanh tách trong giỏ. Chao ôi! Nhìn thích ơi là thích. Những người bạn năm ấy giờ đã mỗi đứa một phương. Năm tháng vô tình. Dòng đời tất bật. Mà kỉ niệm ngày nào còn đọng mãi trong tim.

Đầu mùa mưa, đàn rô con thích thú chạy ngược theo dòng nước, bơi vào con kênh rạch nhỏ. Đám trẻ chúng tôi lại xúm xít ngắm nghía đàn cá bơi và hô lên nghe chừng thích thú lắm. Tiếng cười giòn tan hòa cùng tiếng gió rì rào trên vùng quê nghèo  đến tận giờ tôi chẳng thể nào quên.

Bắt cá sướng tay nhất vào cuối mùa mưa. Sau những cơn mưa lũ lượt kéo về, cánh đồng mênh mông màu trắng bạc. Rồi cạn dần đọng thành những vũng nước nhỏ. Chúng tôi đã chờ lâu lắm rồi. Mỗi đứa một chiếc giỏ trên tay, chọn cho mình vũng nước. Òa! Bao nhiêu là cá. Cảm giác cá khắp nơi chạy vào trong vũng nước này. Tuyệt diệu làm sao! Tất cả say sưa bắt cá. Đến trưa, mỗi đứa xách giỏ cá đầy mang về. Chân vui nhảy bước trên đường. Lòng hân hoan, vui sướng. Người vui nhất có lẽ là mẹ. Khuôn mặt rạng ngời, mẹ xoa đầu tôi, khen tấm tắc:

- Chà! Út của mẹ giỏi lắm nha!

Tôi đổ cá ra chiếc chậu khá sâu để chúng không nhảy ra ngoài. Ô kìa! Đàn cá xúm xít di chuyển trong thau nom vui mắt quá! Cá rô đồng không to lắm, chỉ bằng ba ngón tay cái đổ lại nhưng mà quẫy khỏe và rất nhanh. Thừa cơ hội là chúng nhảy ra ngoài và thoăn thoắt tìm lối tẩu thoát lúc nào không hay. Cá rô đồng có biệt tài lách rất nhanh, khỏe. Vì vậy, nhà ai không may bị tắc cống, chỉ cần thả vào đó vài chú cá rô to khỏe là vài tiếng sau cống được thông ngay như có ông tiên hóa phép màu.

Cá rô đồng là món ăn giàu dinh dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ngon như: rán giòn, nấu canh cải... Mỗi món có hương vị riêng nhưng không kém phần hấp dẫn. Món ăn giản dị, rẻ và dễ kiếm nhưng hao cơm lắm. Món ăn đậm đà chất quê ấy với tôi có giá trị cho đến tận bây giờ. Đó cũng là ân tình tôi dành trọn cho quê hương.

Cánh đồng xưa vẫn còn đây, nhưng giờ bắt được mẻ cá rô đồng thì thật hiếm. Đôi lúc thèm món ăn quê bình dị này, tôi lại xách làn ra chợ làm lấy nửa cân về nấu canh rau cải. Dù chế biến thế nào chẳng thể sánh nổi với vị cá tự nhiên vừa ngọt nước và chắc thịt. Thỉnh thoảng, số hên mua được mớ cá rô đồng tự nhiên, cảm giác vui sướng lắm. Hôm đó, cả nhà lại thưởng thức món ăn đồng quê đậm đà hương vị.

Trẻ con bây giờ không được xách giỏ bắt cá sau những ngày mưa. Với chúng, chú cá rô đồng trở nên lạ lẫm. Nhìn cánh đồng quê bạt ngàn sắc xanh bao phủ, tôi lại nhớ về những người bạn thuở bắt cá, chăn trâu. Những người bạn đã cùng tôi làm nên một tuổi thơ dữ dội. Giờ đứa nào đứa ấy đã có vợ, có chồng, có con. Mỗi lúc có dịp gặp nhau hàn huyên lại cười phá lên khi nhắc về chuyện cũ. Tôi nhớ cả nụ cười rạng ngời của mẹ mỗi lần xách giỏ cá nặng trên tay; nhớ tuổi ấu thơ trong veo như giọt nước mưa đầu mùa. Tất cả len lỏi rồi ngự trị trong tâm trí để ngay cả trong giấc chiêm bao tôi cũng luôn nhớ về. 
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
    Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).
  • Hà Nội đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp văn hóa
    Thủ đô Hà Nội sẽ tăng cường nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thành phố, trước mắt đến năm 2025 với các lĩnh vực: Điện ảnh, Thời trang, Quảng cáo, Thủ công mỹ nghệ, Ẩm thực, Xuất bản, Kiến trúc…
Nhớ một thuở rô đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO