Văn học - Nghệ thuật

Nghệ sĩ Ưu tú Mai Châu qua đời ở tuổi 99

Nguyễn Lâm 18:30 24/05/2025

Nghệ sỹ Ưu tú Mai Châu - bà Nghị Quế của điện ảnh Việt những năm 60 đã qua đời lúc 3h10 sáng 24/5 do tuổi cao, sức yếu.

d1z2c6rc.png
NSƯT Mai Châu, gương mặt vàng của điện ảnh cách mạng

NSƯT Mai Châu ra đi trong vòng tay con cháu tại nhà riêng ở Hà Nội, sau một thời gian tuổi cao, sức yếu. Dù đã rời xa màn ảnh nhiều năm, nhưng với nhiều thế hệ khán giả yêu phim Việt, tên tuổi Mai Châu vẫn gắn liền với những vai diễn kinh điển không thể thay thế của điện ảnh cách mạng.

Sinh năm 1927 tại thành phố Vinh, Nghệ An, trong một gia đình giàu có, bà Mai Thị Châu, tên thật của NSƯT Mai Châu, đã từ bỏ cuộc sống tiểu thư để theo tiếng gọi của cách mạng. Năm 1956, bà gia nhập Xưởng phim Việt Nam (tiền thân của Hãng Phim truyện Việt Nam) với vai trò lồng tiếng. Sau đó bà tham gia diễn xuất.

Cách mạng tháng Tám năm 1945, bà từng tham gia lực lượng phụ nữ cứu quốc tại thành phố Vinh rồi xung phong vào chiến trường miền Nam và có mặt trong đoàn phụ nữ úy lạo chiến sĩ. Sau đó, bà tham gia công tác văn nghệ trong đoàn Tuyên truyền Giải phóng quân. Năm 1947, bà trở thành diễn viên đoàn kịch Tiền Tuyến. Năm 1956, bà đầu quân cho Xưởng phim Việt Nam (tiền thân của Hãng phim truyện Việt Nam) và bắt đầu công tác ở vai trò lồng tiếng (cùng các nghệ sĩ Trịnh Thịnh, Đức Hoàn), rồi tham gia thi tuyển diễn viên và chính thức theo nghiệp diễn viên.

Những năm 1960, 1970, bà là gương mặt quen thuộc trong các thước phim kinh điển của điện ảnh cách mạng Việt Nam như: Chung một dòng sông (bộ phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng), Vợ chồng A Phủ, Chị Tư Hậu, Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn, Truyện vợ chồng anh Lực, Sao tháng Tám, Chuyến xe bão táp, Chị Dậu, Làng Vũ Đại ngày ấy... và sau này là các phim: Lá ngọc cành vàng, Nửa chừng xuân, Đêm hội Long Trì, Đông Dương... Dù chỉ tham gia khoảng 30 phim, bà đã để lại dấu ấn sâu đậm với những vai diễn mang chiều sâu nội tâm và phong thái đặc biệt.

Bộ phim cuối cùng bà tham gia là Bi, đừng sợ của đạo diễn Phan Đăng Di, khi đã hơn 80 tuổi. Bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú từ đầu những năm 1990, như một sự ghi nhận cho cả chặng đường gắn bó bền bỉ với nghệ thuật.

Nghệ sĩ Ưu tú Mai Châu đã được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vào năm 1996.

Ngoài diễn xuất, NSƯT Mai Châu còn là một nữ doanh nhân thành công. Bà mở tiệm áo cưới mang tên mình, với ba chi nhánh từng nổi tiếng tại Hà Nội, là địa chỉ quen thuộc của nhiều thế hệ cô dâu. Trong cuộc sống riêng, bà có một cuộc hôn nhân viên mãn với ông Vũ Kỳ Lân – nguyên Chính ủy đặc khu Vĩnh Linh, từng là Giám đốc Điện ảnh Quân đội. Hai người có bốn người con, đều thành đạt và hiếu thảo./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Triển lãm tài liệu lưu trữ cá nhân của 8 văn nghệ sỹ gạo cội
    Sáng 21/5, tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III tổ chức tọa đàm và triển lãm về tài liệu xuất xứ cá nhân giới thiệu gần 200 hình ảnh, tài liệu lưu trữ của 8 văn nghệ sỹ gạo cội.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn 2025
    Ngày 15/5, Báo Thể thao và Văn hóa công bố 10 tác phẩm xuất sắc vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 6 năm 2025.
  • PGS. TS Vũ Nho: “Người Hà Nội có vai trò rất lớn trong xây dựng đời sống văn hóa của Thủ đô”
    Gắn bó, đồng hành với “Người Hà Nội” từ lúc báo mới ra đời cách đây 40 năm, PGS.TS Vũ Nho đã có rất nhiều bài viết cộng tác với báo/tạp chí Người Hà Nội. Ông cảm ơn Người Hà Nội đã làm cầu nối đưa những trang viết của ông đến với bạn đọc, và hơn cả PGS.TS Vũ Nho đánh giá: “Người Hà Nội xứng đáng là kho giá trị văn hóa tinh thần không chỉ cho người Hà Nội, mà cho tất cả những ai yêu mến Hà Nội, muốn quan tâm hiểu biết Hà Nội”.
  • Đường vào chiến dịch mùa xuân năm 1975
    Những trang nhật ký chiến trường luôn mang trong mình hơi thở của lịch sử, là chứng nhân sống động về những năm tháng hào hùng của dân tộc. Chiến sĩ Bùi Quang Thuận - người lính thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 12, Trung đoàn 186, Sư đoàn 312 đã ghi lại hành trình tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bằng những dòng nhật ký chân thực và xúc động.
  • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam phát triển cùng đất nước
    Nhìn lại chặng đường 50 năm qua, có thể thấy nền VHNT nước nhà đã kế thừa xứng đáng truyền thống của một nền VHNT “yêu nước và nhân văn, gắn bó máu thịt với nhân dân và dân tộc”; đồng thời, cùng sự tiếp sức mạnh mẽ từ tư tưởng đổi mới, VHNT đã nỗ lực vươn lên, phát triển toàn diện, phản ánh và góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Nghệ sĩ Ưu tú Mai Châu qua đời ở tuổi 99
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO