Văn học - Nghệ thuật

Triển lãm tài liệu lưu trữ cá nhân của 8 văn nghệ sỹ gạo cội

Việt Thương 20:45 21/05/2025

Sáng 21/5, tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III tổ chức tọa đàm và triển lãm về tài liệu xuất xứ cá nhân giới thiệu gần 200 hình ảnh, tài liệu lưu trữ của 8 văn nghệ sỹ gạo cội.

ff.jpg
Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát (ngoài cùng bên trái) và các diễn giả chia sẻ tại tọa đàm.

Những hình ảnh từ thời trẻ, những trang bản thảo, thư tay... của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ; nhà văn, nhà viết kịch Đào Hồng Cẩm; nhà hoạt động sân khấu Lộng Chương; Phó Giáo sư, Tiến sỹ, đạo diễn, Nghệ sỹ Nhân dân Ngô Mạnh Lân; nhà văn, nhà viết kịch Nguyễn Tất Đạt; Tiến sỹ, nhà viết kịch Trần Đình Ngôn; nhà văn, nhà viết kịch Học Phi; nhà thơ, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát... đã được trưng bày tại Triển lãm.

t59a7873-163130-210525-67.jpg
Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phát biểu tại khai mạc tọa đàm và triển lãm.

Phát biểu tại khai mạc tọa đàm và triển lãm, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước nhấn mạnh: Tài liệu lưu trữ là những bằng chứng sống động và xác thực về lịch sử, là những dấu mốc phản ánh quá trình phát triển của đất nước, của dân tộc và của từng con người. Bên cạnh hệ thống tài liệu hành chính hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, thì tài liệu xuất xứ cá nhân ngày càng được khẳng định là nguồn sử liệu có giá trị đặc biệt – vừa mang tính riêng tư, vừa gắn bó mật thiết với tiến trình lịch sử và đời sống xã hội. Tọa đàm và Triển lãm hôm nay là minh chứng sinh động cho hướng đi đúng đắn đó.

Phó Cục trưởng đánh giá cao ý tưởng tổ chức triển lãm, tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo và tâm huyết của tập thể lãnh đạo, viên chức Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, đồng thời đánh giá cao vai trò của Trung tâm trong việc mở rộng không gian trưng bày tài liệu lưu trữ, đưa di sản tư liệu đến gần hơn với cộng đồng...

Bà Trần Việt Hoa, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III cho hay, Trung tâm sẽ lập danh mục hồ sơ, đưa vào phông lưu trữ cá nhân. Tài liệu lưu trữ cá nhân không chỉ liên quan đến công trình khoa học, những tác phẩm được giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh, mà cả những tác phẩm văn học nghệ thuật được công chúng biết đến.

nnn.jpg
Một số tài liệu lưu trữ tại triển lãm"Tài liệu xuất xứ cá nhân".

Các bản thảo, những câu chuyện liên quan đến sự ra đời của tác phẩm, các hoạt động đằng sau sự sáng tạo không mệt mỏi đó… đều được cơ quan lưu trữ trân trọng, quan tâm giữ gìn, bảo quản cho thế hệ mai sau. Công chúng thế hệ sau này sẽ có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu về cuộc đời, tác phẩm của các cá nhân, gia đình gửi tặng.

Mỗi trang nhật ký, mỗi lá thư tay, mỗi bức ảnh cũ, bản thảo hay giấy tờ cá nhân... không chỉ phản ánh hành trình của một con người mà còn mở ra những lát cắt chân thực, giàu cảm xúc về một giai đoạn lịch sử cụ thể. Những tài liệu tưởng chừng rất đời thường ấy, khi được nhìn nhận đúng giá trị và gìn giữ đúng cách, sẽ trở thành những di sản tư liệu quý giá, bổ sung cho bức tranh toàn cảnh về lịch sử dân tộc từ một chiều kích gần gũi, nhân văn và đầy xúc cảm.

bb.jpg

Trung tâm Lưu trữ quốc gia III là đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ), thực hiện chức năng thu thập, chỉnh lý, bảo quản và tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ có ý nghĩa toàn quốc từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay. Hoạt động sưu tầm tài liệu cá nhân, gia đình, dòng họ được xác định là một trong những hoạt động quan trọng của Trung tâm.

Trong khuôn khổ sự kiện còn diễn ra tọa đàm “Tài liệu lưu trữ cá nhân”, với sự tham gia của đại diện các gia đình nghệ sĩ và chuyên gia lưu trữ, nhằm chia sẻ hành trình sáng tác, gìn giữ tài liệu cũng như bàn luận về việc bảo tồn và phát huy giá trị.

Triển lãm mở cửa tự do cho công chúng tham quan tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (số 34 Phan Kế Bính, quận Ba Đình, Hà Nội) đến hết ngày 30/5./.

Bài liên quan
  • Hội sách Tuệ Đăng lần thứ nhất – Giao hòa giữa văn hóa đọc và tinh thần Phật giáo
    Từ ngày 17 đến 21/5/2025, Hội sách Tuệ Đăng lần thứ nhất chính thức diễn ra tại Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc, tỉnh Hà Nam trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Đại lễ Phật đản PL.2569 và hành trình cung nghinh, tôn trí xá lợi Đức Phật – bảo vật quốc gia của Ấn Độ. Sự kiện do Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Chân Tâm và Công ty Sách và Truyền thông Việt Nam phối hợp tổ chức nhằm tôn vinh giá trị của sách và khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa đọc trong đời sống hiện đại.
(0) Bình luận
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn 2025
    Ngày 15/5, Báo Thể thao và Văn hóa công bố 10 tác phẩm xuất sắc vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 6 năm 2025.
  • PGS. TS Vũ Nho: “Người Hà Nội có vai trò rất lớn trong xây dựng đời sống văn hóa của Thủ đô”
    Gắn bó, đồng hành với “Người Hà Nội” từ lúc báo mới ra đời cách đây 40 năm, PGS.TS Vũ Nho đã có rất nhiều bài viết cộng tác với báo/tạp chí Người Hà Nội. Ông cảm ơn Người Hà Nội đã làm cầu nối đưa những trang viết của ông đến với bạn đọc, và hơn cả PGS.TS Vũ Nho đánh giá: “Người Hà Nội xứng đáng là kho giá trị văn hóa tinh thần không chỉ cho người Hà Nội, mà cho tất cả những ai yêu mến Hà Nội, muốn quan tâm hiểu biết Hà Nội”.
  • Đường vào chiến dịch mùa xuân năm 1975
    Những trang nhật ký chiến trường luôn mang trong mình hơi thở của lịch sử, là chứng nhân sống động về những năm tháng hào hùng của dân tộc. Chiến sĩ Bùi Quang Thuận - người lính thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 12, Trung đoàn 186, Sư đoàn 312 đã ghi lại hành trình tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bằng những dòng nhật ký chân thực và xúc động.
  • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam phát triển cùng đất nước
    Nhìn lại chặng đường 50 năm qua, có thể thấy nền VHNT nước nhà đã kế thừa xứng đáng truyền thống của một nền VHNT “yêu nước và nhân văn, gắn bó máu thịt với nhân dân và dân tộc”; đồng thời, cùng sự tiếp sức mạnh mẽ từ tư tưởng đổi mới, VHNT đã nỗ lực vươn lên, phát triển toàn diện, phản ánh và góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước...
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Triển lãm tài liệu lưu trữ cá nhân của 8 văn nghệ sỹ gạo cội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO