Nhà văn Nguyễn Xuân Hải với "Người đẹp ở bản Hoa"

Lê Hoài Nam| 28/04/2020 08:42

“Người đẹp ở bản Hoa” là cuốn sách mới nhất của nhà văn Nguyễn Xuân Hải, NXB Hồng Đức, 2019, gồm 14 truyện ngắn. Trước khi về công tác ở báo Công an nhân dân, Nguyễn Xuân Hải đã từng có nhiều năm làm người chiến sĩ công an vũ trang (bây giờ gọi là bộ đội biên phòng), hoạt động ở miền rừng núi biên giới Tây Bắc. Thiên nhiên và con người nơi đây đã ban tặng cho ông một vốn sống đầy đặn, phong phú. Để rồi thời gian càng lùi xa thì những kỷ niệm càng trở nên lấp lánh, ám ảnh, trôi chảy vào những trang văn của ô

Nhà văn Nguyễn Xuân Hải với “Người đẹp ở bản Hoa”
Nhà văn Nguyễn Xuân Hải
“Người đẹp ở bản Hoa” là cuốn sách mới nhất của nhà văn Nguyễn Xuân Hải, NXB Hồng Đức, 2019, gồm 14 truyện ngắn. Trước khi về công tác ở báo Công an nhân dân, Nguyễn Xuân Hải đã từng có nhiều năm làm người chiến sĩ công an vũ trang (bây giờ gọi là bộ đội biên phòng), hoạt động ở miền rừng núi biên giới Tây Bắc. Thiên nhiên và con người nơi đây đã ban tặng cho ông một vốn sống đầy đặn, phong phú. Để rồi thời gian càng lùi xa thì những kỷ niệm càng trở nên lấp lánh, ám ảnh, trôi chảy vào những trang văn của ông một cách tự nhiên, thao thiết. Số truyện viết về đề tài này chiếm non nửa tập sách. 

Mở đầu là truyện “Người đẹp ở bản Hoa” mà tác giả lấy đặt tên cho cả tập nói về cái đoạn đầu đời của Mỵ, một em gái người dân tộc Mông hiền hậu, xinh đẹp. Bản của em đang vào thời mở cửa đón khách du lịch. Cái ông khách Tây lắm tiền và ham của lạ đã mồi chài được Mỵ đi vào rừng rậm để rồi ông ta cướp đi sự trinh trắng của em. Việc xẩy ra rồi Mỵ mới ý thức được đó là sự mất mát ô nhục, em toan ăn lá ngón quyên sinh. Nhưng cái bức ảnh mà người nghệ sĩ nghiệp dư chụp Mỵ đăng lên bìa một tờ tạp chí, nhờ anh chiến sĩ biên phòng đưa đến tay Mỵ, đã giúp Mỵ “nhận thức lại” rằng cuộc đời của em chưa phải đã bị bỏ đi, trái lại, sẽ còn rất hữu ích nếu em biết đứng lên đi tiếp bằng những nội lực tiềm ẩn trong chính con người em. Phải, vẻ đẹp của chính em đã đi vào tác phẩm nghệ thuật và nghệ thuật đã hàn gắn vết thương, chắp cánh cho em bay lên khỏi vũng lầy. Em trở thành hướng dẫn viên du lịch duyên dáng, tài năng.

“Phận lá vàng” là truyện viết về người La Hủ ở Tây Bắc, nhân vật chính là cô Mùa. Giống như nhiều cô gái ở đây, Mùa oằn mình chống lại thiên tai, nai lưng với đất cát, núi đồi để kiếm miếng ăn đã vô cùng cực nhọc, nhưng cái nỗi khổ ghê gớm hơn lại là những phong tục lạc hậu trói buộc con người cô, làm cho cô không tự ý thức được mình là con người nữa. Thật may, những người lính biên phòng đóng quân trong cái đồn gần đấy đã phát hiện và hiểu được những nỗi khổ hạnh mà Mùa đang phải chịu đựng, họ đã giải thoát cho Mùa, giúp Mùa hiểu được quyền làm người để cô được sống an lành, có tình yêu, hạnh phúc.

“Biên cương thăm thẳm” là tác phẩm mang cảm hứng chủ đạo là ngợi ca. Viết ngợi ca tưởng dễ mà khó, bởi nếu non tay, nếu hụt hẫng vốn sống và bản lĩnh nghệ thuật sẽ gây cảm giác “ngờ ngợ” cho bạn đọc. Không cột được niềm tin của bạn đọc vào tác phẩm thì tác phẩm ấy không thể đứng được. Trong truyện “Biên cương thăm thẳm” cảm hứng ngợi ca của Nguyễn Xuân Hải lại lôi cuốn người đọc khá mạnh mẽ. Vì sao vậy? Theo tôi, thứ nhất: nhà văn  rất “thuộc” nhân vật. Ba nhân vật chính trong truyện là hai người lính biên phòng (Vu và Thanh) quê miền xuôi và một thiếu nữ dân tộc Thái tên là Phin. Không gian trong truyện là bản Phổng dưới chân dãy núi Pú Luông. Thứ hai: cả ba nhân vật của ông là những người tốt, tốt từ bản chất và tốt nhờ cái môi trường của những người lính áo xanh đã truyền cho họ một tình yêu đất nước quê hương, trân quý con người. Có những việc họ làm, với họ thì rất bình thường, nhưng bạn đọc thì nhận ra nó rất cao quý, rất đỗi thiêng liêng. Nó đi vào tác phẩm một cách rất tự nhiên, không một chút gượng ép, áp đặt. Đọc tác phẩm mang cảm hứng chủ đạo ngợi ca mà giá trị nhân văn thấm đẫm trên từng câu chữ, cuốn hút từ dòng đầu đến dòng cuối.

 Nguyễn Xuân Hải rất am hiểu người dân tộc thiểu số. Ông mô tả người dân tộc từ dáng đi điệu đứng, cách hành xử, nói năng y như ông cũng là người miền núi chính hiệu vậy. Nhiều câu văn của ông mô tả lời ăn tiếng nói của người dân tộc khiến tôi thích thú: “…tiếng khèn xui cái bụng của Mùa thích dần…”, “…Cả bản có chín nhà thì năm nhà bị ma nước lôi đi…”, “…Con Ly đã gần ba tuổi, cũng không phải ngậm vú một năm rồi…”. Nếu như cần “bàn góp” với nhà văn một chút trong mảng truyện xanh mát màu biên cương này, ấy là có truyện, do “dư dật” vốn liếng mà có cảm giác tác giả hơi “tham”, có những tình tiết dư thừa làm “loãng” trang văn, cốt truyện lắt léo một cách không cần thiết cho dù vấn đề của tác phẩm rất hay, như  “Bài thơ về cây măng trúc” là một thí dụ.

Mảng đề tài thứ hai trong tập sách là những truyện ngắn ôm chứa những vấn đề nóng bỏng trong cuộc sống đương đại hôm nay. Với con mắt của một người vừa viết văn vừa làm báo, Nguyễn Xuân Hải có cái nhìn soi vào những tầng sâu của những câu chuyện. Có chuyện mà dung lượng của nó có thể xây dựng thành một tiểu thuyết như “Những trang nhật ký” viết về hai chị em ruột Đa và Đại. Đa đã tốt nghiệp đại học loại giỏi, xinh đẹp, đảm đang, nhưng do một tai họa của thời kinh tế thị trường, bố mẹ cô phải gánh nợ, rồi mang bệnh mà qua đời, ngôi nhà bị tịch thu, hai chị em cô bị đẩy ra đường. Đa và Đại trốn bọn đầu gấu chuyên đòi nợ bằng cách dạt lên thành phố, sống trong một túp lều ở cái ngõ tối tăm, bẩn thỉu, nhan nhản bọn đạo chích, nghiện hút. Liền kề với cái ngõ ấy là cái xóm liều, nơi hội tụ đủ mọi hàng người lưu manh du thủ du thực. Người công an khu vực tiền nhiệm là một kẻ thoái hóa, khi có sự cố thì lại đứng về phía bọn bất lương để ăn lộc của chúng. Chị em Đa – Đại chỉ có hai bàn tay trắng trở thành những “miếng mồi ngon” cho bọn này. Đã có đêm Đa bị chúng bắt đưa ra bãi cỏ hãm hiếp lấy đi đời thiếu nữ trinh trắng nhưng cô không dám tố cáo. Chẳng hiểu rồi cuộc đời hai chị em sẽ bị xô dạt đến đâu nếu như người lính công an khu vực tiêu cực kia nhận giấy nghỉ hưu? Thay thế ông ta là người chiến sĩ công an trẻ, còn có những ngờ nghệch, nhưng bằng tâm hồn trong sáng, thẳng ngay, thương người và một trái tim quả cảm mà anh đã giúp chị em Đa tránh được những hiểm họa. Truyện hấp dẫn bạn đọc bởi lối văn biến ảo, khi hiền hòa, khi hài hước, khi dữ dội và lắm bất ngờ.

Nhà văn Nguyễn Xuân Hải với “Người đẹp ở bản Hoa”
Trong “Ngõ hai nhà”,  nhân vật chính là một ông quan tham đã từng bị bắt đi tù, nhưng do thủ đoạn khôn khéo mà ông vẫn giữ được một khối tài sản lớn, vì thế, khi ra tù ông ta vẫn vênh vang, mục hạ vô nhân. Nhưng chỉ bằng một vài chi tiết cuối truyện, thông qua cái nhìn nhân bản của đứa con gái mà ông ta mới giật mình ngộ ra được những điều quan thiết nhất đối với một đời người. Còn truyện “Nhà có chó dữ” cũng kể về một ông quan tham rất sống động, tên là Nghĩ. Ông Nghĩ luôn biết cách nịnh hót cấp trên, lấy lòng những người xung quanh để tiến thân, nhưng ông lại rất ác cảm với những người đầu tắt mặt tối sống trong cùng ngõ phố. Chỉ đến khi gia đình ông gặp hoạn nạn thì hóa ra chính những kẻ “tầm thường” sống liền kề ấy đã cứu nguy cho ông và gia đình. Tuy là hai truyện ngắn có tính luận đề nhưng nhờ bút pháp vững, vốn sống dày dặn của tác giả mà câu chuyện được diễn tiến một cách tự nhiên, cuốn hút bạn đọc.

Hai truyện “Câu hát ngày xưa” và “Người trong tranh” đều nói về mối quan hệ mang tính hệ quả giữa Tác giả - Nhân vật ngoài đời - Tác phẩm . “Câu hát ngày xưa” mô tả số phận của một cô bé nhà quê Lê Thi Lập, do người cha rượu chè, lười lao động, lại hay đánh đập vợ con, gia đình bị rơi vào cảnh bần cùng mà cô phải bỏ nhà ra đi từ lúc tuổi thiếu niên. Mọi người nghĩ cô đã chết ở một xó xỉnh nào đó. Phận cô rẻ rúng như cánh bèo chẳng khiến người ta bận tâm. Nhiều năm sau, khi mà người làng gần như đã quên hẳn cô thì cô trở về với tư cách là một diễn viên kiêm tác giả kịch bản điện ảnh có danh giá. Thì ra, ngày cô bỏ làng là cô đi theo một bà hát xẩm kiếm sống. Lớn thêm chút nữa, cô gặp một đạo diễn trẻ tài ba, anh nhìn thấy ở cô một tài năng hứa hẹn. Cô kể cho anh nghe câu chuyện về người hát xẩm dưới gốc đa làng cô để anh viết thành kịch bản. Giờ đây đoàn làm phim về làng cô để thực hiện những cảnh quay về bộ phim ấy. Sự trở về của Lê Thị Lập đã làm đảo lộn bao nhiêu lối nghĩ cổ hủ, mòn cũ, trì độn ở cái làng quê ngàn năm cát cứ này. Còn truyện “Người trong tranh” lại đề cập đến một khía cạnh khác: để làm ra một tác phẩm nghệ thuật có giá trị trường tồn với thời gian, có khi nhân vật nguyên mẫu và tác giả phải trả giá bằng cả một kiếp người. Cái ý tưởng như thế này dường như tôi cũng đã đọc thấp thoáng ở đâu đó. Nhưng nhà văn Nguyễn Xuân Hải đã cho thấy bút pháp  sáng tạo của riêng ông: ý tưởng chỉ là cái có sau, sự trải nghiệm từ cuộc sống của ông mới làm nên “máu thịt” của tác phẩm, vì thế mà “hơi thở” truyện của ông trở nên rất mới mẻ, tự nhiên, gây xúc động cho người đọc.

Các truyện “Ngọn lửa chiếu manh”, “Của để dành ở Amsterdam”, “Đất đình làng”  là ba truyện hay nhất tập. Nhưng tôi muốn nhường quyền cho bạn đọc tự tìm sách để thưởng thức. Nhà văn Nguyễn Xuân Hải lâu nay được bạn đọc biết đến nhiều trong vai trò là một tác giả kịch bản phim truyền hình và thơ, còn tôi thì xin nói rằng mảng truyện ngắn của ông cũng rất đáng để cho bạn đọc đón nhận và thưởng thức. 
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Hà Nội: Gần 2.000 người dự phát động toàn dân tập bơi, phòng, chống đuối nước
    Ngày 17/5, tại thị xã Sơn Tây, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước thành phố Hà Nội năm 2025 cho gần 2000 cán bộ, học sinh, đoàn viên, thanh niên, nhân dân trên địa bàn...
  • Hà Nội: Tầm soát ung thư, khám sức khỏe miễn phí cho 600 nữ công nhân
    Sáng 17/5, tại Khu Công nghiệp Thạch Thất, Quốc Oai đã diễn ra chương trình khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; truyền thông, tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe miễn phí cho nữ công nhân lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
  • Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn 2025
    Ngày 15/5, Báo Thể thao và Văn hóa công bố 10 tác phẩm xuất sắc vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 6 năm 2025.
  • Triển lãm ảnh trực tuyến “Đại đoàn kết - sức mạnh từ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”
    Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông tấn xã Việt Nam (Chi đoàn Ban Biên tập ảnh) tổ chức triển lãm ảnh trực tuyến với chủ đề “Đại đoàn kết - sức mạnh từ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”.
  • Hội hát Chèo tàu được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Ngày 14/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1351/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • K9 Đá Chông - Căn cứ địa mãi in dấu Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nằm ẩn mình trong khu rừng già tại huyện Ba Vì, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 60 km, K9 Đá Chông là căn cứ địa nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng làm việc và nghỉ ngơi trong những năm 1957 - 1969. Nơi đây đã in dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những năm tháng kháng chiến đầy thử thách của dân tộc, chứa đựng lớp trầm tích quý giá của ký ức, đạo lý và niềm tự hào về tình yêu quê hương, đất nước.
  • Tái hiện phong trào Đồng Khởi trên sân khấu tuồng
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Nhà hát Tuồng Việt Nam ra mắt vở “Không còn đường nào khác” để tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời ôn lại trang sử hào hùng của dân tộc.
  • Ra mắt bộ sách đặc sắc kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi
    Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi (17/5/1925 – 17/5/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách đặc biệt gồm 8 tác phẩm tiêu biểu, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Tiền Giang nhằm tôn vinh một trong những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam.
Nhà văn Nguyễn Xuân Hải với "Người đẹp ở bản Hoa"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO