Nhà thơ Nguyễn Duy ra mắt bạn đọc tập thơ Vợ ơi

TB| 04/03/2020 10:45

Nhà thơ Nguyễn Duy ra mắt bạn đọc tập thơ Vợ ơi

NXB Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Vợ ơi” của nhà thơ Nguyễn Duy. “Vợ ơi” là một tập thơ nhỏ xinh gồm 20 bài thơ Nguyễn Duy viết cho vợ - bà Bùi Thị Hào – “từ hồi trót nói lời thương” năm 1971 cho đến hơn hai thập kỷ sau đó. Xuyên suốt tập thơ, bạn đọc dễ dàng cảm nhận được những cung bậc cảm xúc của nhà thơ trong suốt một hành trình dài yêu thương và gắn bó. Đó là nỗi nhớ nhung người yêu của một chàng trai đang ở chiến hào; Đó là cảm giác day dứt của một ông chồng “nghễnh ngãng làm nghề mộng du” quen mây gió trăng sao bỗng giật mình nhìn lại;  Đó là tâm tư của một kẻ ưa lang bạt kỳ hồ chợt một ngày “ngộ” ra; Đó là niềm mong mỏi về chặng cuối êm đềm sau cả hành trình dài “khấp khểnh”; Đó là lời tạ tội của một ông chồng nghệ sĩ ham vui, ham chơi; Đó là nỗi hốt hoảng, thảng thốt của một ông chồng “thông thường hạ giới rong chơi/ trần gian choang choác sự đời tùy em” khi vợ ốm; Đó là lời tâm tình, an ủi, lời tự thú đầy trào lộng mà cũng thật xót xa...

“Vợ ơi” xuất bản lần đầu năm 1995 tại NXB Phụ nữ, được giới văn chương nhận định “thương rát lòng, đau thắt ruột, cười ra nước mắt...”. 25 năm sau, tập thơ lại được tái bản trong một diện mạo mới với những hình minh họa thật đẹp từ bộ Lịch thơ Nguyễn Duy, là một nén tâm nhang nhà thơ thắp lên tưởng nhớ vợ mình nhân đầy năm ngày bà từ biệt cõi đời. Có thể nói “Vợ ơi” vừa mang tính riêng tư – tâm tình của nhà thơ viết riêng cho người vợ của mình – vừa mang tính phổ quát - tâm sự của những đức ông chồng ham vui, ưa những chuyện đại sự to tát, bỏ quên gánh nặng cơm áo, gia đình, con cái trên vai những người vợ nhẫn nại bao dung. Nó đồng thời là một món quà tặng ấm áp mà những cặp đôi đã hay sẽ bước vào hôn nhân đều có thể yêu mến, đồng cảm và tìm thấy mình trong đó!       
(0) Bình luận
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Tàu xuôi ra Bắc
    Ba năm trước, tôi gặp Trang trên chuyến tàu mang số hiệu SE đang di chuyển từ miền Nam ra miền Bắc. Lúc đó, tôi ngồi đối diện với Trang ở toa ghế ngồi - toa thường dành cho người đi chặng ngắn. Trong toa xộc lên mùi thuốc lá, mùi dầu gió xanh, mùi bồ kết phảng phất từ mái tóc của mấy người đàn bà và mùi của vô số thứ hàng hóa trên sàn toa.
  • Những hòn đá
    Không ai biết tại sao những người lạ lại chuyển thẳng vào cư trú trong cái làng bẩn thỉu, gồ ghề những đá là đá và quanh năm gió quật. Vợ chồng người lạ nọ đã mua một lâu đài đổ nát nằm trên đồi, sừng sững ở đó từ thuở ấu thơ của họ, và nó thuộc về ngôi làng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Nghệ thuật múa Hàn Quốc “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại”
    Các nghệ sĩ Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn múa “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Đừng bỏ lỡ
Nhà thơ Nguyễn Duy ra mắt bạn đọc tập thơ Vợ ơi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO