36 phố phường

Nhà thờ Chính toà Hà Nội (Nhà thờ Lớn)

Phương Anh (t/h) 17/03/2023 18:54

Nhà thờ Chính toà Hà Nội là một công trình tiêu biểu của phong cách kiến trúc phi cổ điển Pháp, kiểu Gotic nhiều màu sắc hay còn gọi là kiểu “vương miện Việt Nam” của Hébrard.

Nhà thờ được xây dựng trên một khu đất cao, nguyên là nền của tháp Bảo Thiên thuộc ngôi chùa Báo Thiên nổi tiếng được xây dựng vào năm 1056. Địa dư này trước đây thuộc thôn Báo Thiên, tổng Tiền Túc sau đổi là tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương, ngày nay thuộc phố Nhà Thờ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Nhà thờ Chính toà Hà Nội với kết cấu kiến trúc đồ sộ như hiện nay được xây dựng từ năm 1884 và khánh thành đúng vào đêm Noen 24/12/1886. Lúc đầu chỉ là một nhà thờ nhỏ có kết cấu gỗ là chủ yếu, Giám mục Puginier là người chủ trì xây dựng công trình. Khi mới xây dựng, Nhà thờ mang tên Xanh Giôdép (Saint Joseph) - tên một vị thánh tử vì đạo Cơ Đốc, sau mới đổi là Nhà thờ Lớn. Nhà thờ lớn có kết cấu mái vòm cao, các đường nét trang trí mềm mại tạo cảm giác thâm nghiêm tĩnh lặng của một kiến trúc tôn giáo.

Nhà thờ Chính toà Hà Nội (Nhà thờ Lớn Hà Nội) là công trình Kitô giáo lớn nhất Hà Nội. Hàng năm vào ngày lễ Giáng sinh, đông đảo các con chiên và người ngoại đạo thường đến chiêm bái và tham dự một nghi lễ trọng thể của đạo Cơ Đốc. Đây là nơi thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng của những người công giáo và cũng là một địa điểm tham quan mang tính thẩm mỹ cao đối với nhân dân và du khách.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
  • 05 địa điểm check in “tuy cũ nhưng mới” tại Hà Nội
    Hà Nội luôn có những địa điểm "tuy cũ nhưng mới". "Cũ" vì những nơi này quá đỗi quen thuộc với bất kỳ người dân nào của Thủ đô, còn "mới" vì chỉ cần bạn thay đổi góc nhìn một chút, bạn sẽ cảm nhận được sự độc đáo, mới mẻ đến lạ thường.
(0) Bình luận
  • Hàng nghìn phụ nữ Thủ đô tham gia đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài
    Sáng 5/10, Chương trình đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 thu hút đông đảo sự quan tâm của nhân dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước.
  • Hà Nội rực rỡ sắc màu chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), phố phường Hà Nội được trang trí hàng loạt băng rôn, cụm pano, tranh cổ động đầy ý nghĩa.
  • Trưng bày "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội tổ chức Trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề "Hà Nội và những cửa ô" tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
  • Những địa danh tại Hà Nội mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9
    Quảng Trường Ba Đình, Nhà khách Chính Phủ, số 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… là những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 tại Thủ đô Hà Nội.
  • Những đường phố mang tên cha và con ở Hà Nội
    Ở nội thành Thủ đô Hà Nội có hàng trăm đường phố được đặt theo tên các danh nhân tiêu biểu của đất nước. Tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong đó có những vị vua, vị danh nhân có công lớn trong lịch sử dân tộc mà cả cha và con đều được đặt tên cho đường, phố. Đó là: Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông, Đặng Tất - Đặng Dung, Phan Huy Ích - Phan Huy Chú, Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến, Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy...
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và Dự phòng bệnh Zona
    Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã có phiên thảo luận về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona.
  • Khởi động chiến dịch "JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết"
    Ngày 21/11, Fumakilla Việt Nam đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Đống Đa tổ chức chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” trong việc tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Nhà thờ Chính toà Hà Nội (Nhà thờ Lớn)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO