36 phố phường

05 địa điểm check in “tuy cũ nhưng mới” tại Hà Nội

Kim Ngân 17/03/2023 07:15

Hà Nội luôn có những địa điểm "tuy cũ nhưng mới". "Cũ" vì những nơi này quá đỗi quen thuộc với bất kỳ người dân nào của Thủ đô, còn "mới" vì chỉ cần bạn thay đổi góc nhìn một chút, bạn sẽ cảm nhận được sự độc đáo, mới mẻ đến lạ thường.

1. Nhà thờ lớn Hà Nội

Địa chỉ: số 40 Nhà Chung, Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

1.dia-diem-check-in-tuy-cu-nhung-moi-.jpg
Nhà thờ lớn tuy mang hình hài cổ kính nhưng lại là một địa điểm check in vô cùng hấp dẫn cho thế hệ trẻ.

Nhà thờ lớn Hà Nội được xây dựng từ những năm 1884 và được thiết kế theo lối kiến trúc Gothic phương Tây. Bên ngoài nhà thờ được sơn màu xám rêu phong, cổ kính. Ngoài ra, có một vườn sân rộng được bố trí những bồn cây xanh mát xung quanh nhà thờ. Du khách cũng có thể vào bên trong chánh điện để chiêm ngưỡng vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ với những ô cửa kính hay các dãy ghế gỗ xếp hai bên trong nhà thờ.

Nhà thờ Lớn đã là địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của người dân Thủ đô và các tỉnh lân cận. Với lối kiến trúc phương Tây độc đáo và bề dày lịch sử, nơi đây đã trở thành điểm tham quan hấp dẫn cho mọi người, đặc biệt là thế hệ mới.

2. Tòa soạn Báo Hà Nội Mới

Địa chỉ: 44 Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, Hà Nội.

2.dia-diem-check-in-tuy-cu-nhung-moi-.jpg
Tọa độ check in lý tưởng của các cặp đôi trẻ muốn tìm lại cảm giác “ông bà anh”.

Với những tiến bộ của khoa học và internet hiện nay, mọi người thu thập thông tin bằng rất nhiều cách như: tivi, báo mạng, báo điện tử,.. nhưng có một tòa soạn báo in hằn trong tiềm thức của mỗi người, đó là Hà Nội Mới. Một trong những điểm làm cho tòa soạn báo Hà Nội Mới lâu đời trở thành một địa điểm thu hút rất nhiều các bạn trẻ đến check-in là nhờ vào nơi đặt bảng tin của tòa soạn. Nằm ngay bên trái tòa soạn báo Hà Nội Mới, bảng đọc báo nổi bật với màu đỏ bắt mắt, dưới chiếc cửa sổ màu xanh lam trên nền bức tường vàng đặc trưng của lối kiến trúc kiểu Pháp cũ làm cho nơi đây trở thành một tổng thể vô cùng hài hòa.

Chẳng cần phải thiết kế cầu kỳ, mới mẻ, tòa soạn báo Hà Nội Mới lại là một địa điểm check-in nổi tiếng với sự mộc mạc và mang trong mình chút gì đó của một Hà Nội xưa cũ. 

3. Ngõ 6, Phố Từ Hoa, Tây Hồ

Địa chỉ: Ngõ 6, Phố Từ Hoa, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội.

3.dia-diem-check-in-tuy-cu-nhung-moi-.jpg
Tọa độ ngõ nhỏ Hàn Quốc ngay giữa lòng Thủ đô.

Một con dốc nhỏ với những bậc thang và cổng mái vòm, xung quanh là tán cây xanh mát tưởng chừng chỉ là những khung cảnh bình dị nhưng lại vô cùng thơ mộng. Chỉ cần đứng ở con dốc và check in, bạn sẽ hóa thành nàng thơ và có ngay một bộ ảnh lãng mạn, đầy tính nghệ thuật. Chụp ảnh tại Hồ Tây mà cứ ngỡ như đang lạc vào xứ sở kim chi.

Đặc biệt, thời tiết Hà Nội đang trong những ngày nắng nhẹ, ánh nắng lấp lánh chiếu qua tán lá xanh khiến khung cảnh trở nên “tình” hơn bao giờ hết.

4. Nhà cổ 87 Mã Mây

Địa chỉ: 87 P. Mã Mây, Hàng Buồm, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Hiện nay, ngôi nhà cổ đã trở thành điểm thông tin, tuyên truyền giới thiệu đến người dân và du khách về ngôi nhà phố của người Việt trong khu phố cổ Hà Nội. Du khách đến tham quan ngôi nhà, sẽ được tìm hiểu về nếp sống, sinh hoạt của người Hà Nội xưa. Đây cũng là nơi giới thiệu kiến trúc cổ Hà Nội và gợi ý nhân dân phố cổ cách bảo tồn, tôn tạo nhà cổ.

4.1.dia-diem-check-in-tuy-cu-nhung-moi-.jpg
Ngày 16/02/2004, Bộ Văn hóa Thông tin (Nay là Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch) ký quyết định công nhận nhà 87 Mã Mây là Di sản cấp Quốc gia.

Điều khiến cho du khách khi đến phố cổ Hà Nội khó có thể bỏ qua việc tham quan ngôi nhà 87 Mã Mây, là ngoài việc được tìm hiểu không gian sinh hoạt và kiến trúc đặc trưng của một ngôi nhà phố của Hà Nội xưa, thì ngôi nhà 87 Mã Mây cũng là một trong những địa chỉ thường xuyên tổ chức các sự kiện văn hóa. Ban ngày, nhà cổ 87 Mã Mây mở cửa hàng ngày để tiếp khách du lịch và có thể giải đáp những thắc mắc của du khách. Buổi tối, nơi đây thường xuyên tổ chức những buổi hát ca trù do giáo phường Thăng Long biểu diễn.

5. Góc phố Châu Long

Địa chỉ: Ngã 4 góc phố Châu Long, Phường Trúc Bạch, Quận Ba Đình, Hà Nội.

5.dia-diem-check-in-tuy-cu-nhung-moi-.jpg
Quán có vị trí thuận tiện di chuyển và chỗ ngồi thoải mái, tiện để ngắm phố xá.

Văn hóa trà đá vỉa hè mang nét đặc trưng riêng của phố phường Hà Nội. Hàng nước cũ nép mình ở góc đường Châu Long là quán trà đá cổ nhưng lại thu hút rất nhiều tín đồ săn ảnh ghé thăm. Ngoài việc chụp hình, bạn có thể dừng chân ở đây uống ngụm nước và hàn thuyên với bác chủ quán về những câu chuyện đã cũ. Đây là một trong những địa điểm lý tưởng mà bạn có thể ngắm nhìn hoạt động thường nhật của người dân Hà Thành./.

Bài liên quan
  • Công viên hồ Tây
    Công viên hồ Tây - một tổ hợp giải trí vui chơi hiện đại và hấp dẫn, nằm ở vị trí phía tây bắc hồ Tây (116 đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ).
(0) Bình luận
  • Những địa danh tại Hà Nội mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9
    Quảng Trường Ba Đình, Nhà khách Chính Phủ, số 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng Tám… là những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh mùng 2 tháng 9 tại Thủ đô Hà Nội.
  • Những đường phố mang tên cha và con ở Hà Nội
    Ở nội thành Thủ đô Hà Nội có hàng trăm đường phố được đặt theo tên các danh nhân tiêu biểu của đất nước. Tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong đó có những vị vua, vị danh nhân có công lớn trong lịch sử dân tộc mà cả cha và con đều được đặt tên cho đường, phố. Đó là: Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông, Đặng Tất - Đặng Dung, Phan Huy Ích - Phan Huy Chú, Lương Văn Can - Lương Ngọc Quyến, Hoàng Đạo Thành - Hoàng Đạo Thúy...
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
  • Hà Nội sáng nay như mùa thu gõ cửa
    Hà Nội bừng tỉnh giấc sau cơn mưa đêm hè! Sớm nay, Hà Nội đẹp dịu dàng với nước hồ Gươm đúng như tên gọi “Lục Thủy”, đẹp dịu dàng với những vòm lá xanh mát, đẹp dịu dàng với những góc phố hiền hòa rợp bóng cây. Thu như đang gõ cửa Hà Nội những ngày đầu hè...
  • Áo dài Việt trên tuyến du lịch Hoàng thành Thăng Long - Phố cổ
    Đây là sự kiện nhằm tôn vinh giá trị của áo dài trong đời sống, văn hóa, xã hội; đồng thời khơi dậy tình yêu, niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị di sản áo dài và quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng đến gần gũi hơn với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.
  • Cả làng háo hức xin lửa "lấy đỏ" đầu năm
    Đã thành thông lệ, cứ đễn tối 11 tháng Giêng Âm lịch hàng năm người dân làng An Định, Hà Nội lại tham dự lễ hội "lấy đỏ" bằng cách xin lửa ở đình về nhà để lấy may trong năm mới, đặc biệt không xảy ra tình trạng tranh giành, cướp lộc như nhiều lễ hội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thủ đô Hà Nội trở lại phong quang, sạch đẹp sau bão lũ
    Bão số 3 kèm mưa lớn trong những ngày qua làm ảnh hưởng nặng nề đến các công trình, cảnh quan đô thị, nhà cửa, cây cối… lực lượng chức năng, người dân Thủ đô đã chung tay dọn dẹp, tái thiết để trả lại bộ mặt xanh, sạch đẹp cho thành phố.
  • [Podcast] Hoàng thành Thăng Long – Chứng nhân lịch sử lễ chào cờ đầu tiên trong Ngày Giải phóng Thủ đô
    Vào lúc 15 giờ (10/10/1954), lễ chào cờ đầu tiên trong ngày Giải phóng Thủ đô diễn ra tại sân Đoan Môn - Hoàng thành Thăng Long (khi đó gọi là sân Cột Cờ). Lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính thành phố tổ chức với sự tham gia của các đơn vị quân đội tham gia tiếp quản Thủ đô và đông đảo người dân Hà Nội. Ngày 10/10/1954 trở thành mốc son trong lịch sử xây dựng và phát triển của Thủ đô Hà Nội, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Công tác lưu trữ hồ sơ và báo cáo của cảnh sát biển Việt Nam
    Hải và Thuỷ đang bê những thùng tài liệu lên xe chuẩn bị rời khỏi khách sạn, vừa đi Thuỷ vừa quay sang hỏi Hải: Công tác lưu trữ hồ sơ và báo cáo của cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào?
  • Thủ tướng chủ trì hội nghị khắc phục hậu quả bão lũ
    Sáng 15-9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (bão Yagi) về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
  • Huyện Sóc Sơn khắc phục hậu quả sau bão lũ
    Là một trong những địa phương ảnh hưởng nặng nề nhất của huyện Sóc Sơn trong đợt mưa lũ vừa rồi, người dân các thôn Hòa Bình, An Lạc của xã Trung Giã đang nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ để sớm ổn định cuộc sống.
Đừng bỏ lỡ
05 địa điểm check in “tuy cũ nhưng mới” tại Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO