Sân khấu

Nghệ sĩ cải lương Thành Được qua đời ở tuổi 90

Nguyễn Lâm 14:12 17/11/2023

Nghệ sĩ Thành Được qua đời vào khoảng 8h20 ngày 16/11 (giờ địa phương) tại nhà riêng ở San Jose, California, Mỹ. Nghệ sĩ ra đi trong vòng tay của những người thân.

nghe-si-thanh-duoc-1-17001917335821732076176.png
Nghệ sĩ Thành Được và Út Bạch Lan thời trẻ. (Ảnh: Tư liệu).

Nghệ sĩ Thành Được (tên thật Châu Văn Được) sinh năm 1934 tại Sóc Trăng. Ông thành danh cùng thời với NSND Năm Châu, NSND Út Trà Ôn, NSND Phùng Há, Út Bạch Lan...

Đương thời, nam nghệ sĩ được mệnh danh là "ông vua không ngai", "ông hoàng sân khấu" và "kép hát thượng thặng" trong làng sân khấu cải lương Nam Bộ.

Lúc nhỏ, ông theo cậu ruột (bầu gánh hát cải lương Thanh Cần) để học hát và bắt đầu lên sân khấu diễn vào năm 1954. Nghệ sĩ gây chú ý với vai Tô Điền Sơn trong tuồng Khi hoa anh đào nở. Ông từng hát ở các đoàn Kim Chưởng, đoàn Thanh Minh - Thanh Nga...

Nghệ sĩ Thành Được kết hôn với nghệ sĩ cải lương Út Bạch Lan năm 1961. Họ nổi tiếng bởi các vở diễn như: Con gái chị Hằng, Tấm lòng của biển, Rồi 30 năm sau, Nửa đời hương phấn… Đến năm 1964, hôn nhân của bộ đôi nghệ sĩ tan vỡ, khiến nhiều người tiếc nuối.

Năm 1966, Thành Được đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm với vai diễn tướng cướp Thi Đằng (vở Tiếng hạc trong trăng). Ông được xem là một giọng ca thiên phú, diễn xuất chín chắn, kế thừa xuất sắc phong cách biểu diễn "Thật và Đẹp" mà NSND Năm Châu khởi xướng.

Cách hát vọng cổ của ông rất quyến rũ khiến bao khán giả say đắm. Và ngay cả những nghệ sĩ nữ cũng có nhiều người "chao đảo" vì tài danh của Thành Được. Đến năm 1995, nghệ sĩ Thành Được sang định cư tại Mỹ.

Quãng thời gian cuối đời, nghệ sĩ Thành Được sinh sống tại Mỹ. Ông từng có nguyện vọng về Việt Nam thực hiện chương trình kỷ niệm song không thành vì lý do sức khỏe.

Sự ra đi của nghệ sĩ cải lương Thành Được để lại niềm thương tiếc trong lòng các đồng nghiệp và khán giả mộ điệu./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Gần 1.000 nghệ sĩ tham gia Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc năm 2024
    Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết, Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc đợt 1 diễn ra từ ngày 7 đến 16/9 tại Nhà hát nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc.
  • Vở cải lương "Cánh cửa khép hờ" mang đề tài giả tưởng lên sân khấu
    Cánh cửa khép hờ - vở diễn vừa ra mắt của Nhà hát Cải lương Việt Nam - là một thử nghiệm rất táo bạo, khi mang dáng dấp của một câu chuyện… khoa học viễn tưởng.
  • Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở "Người hát ả đào" chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Vở chèo "Người hát ả đào" của tác giả Bùi Vũ Minh, NSND Trần Hoài Thu làm đạo diễn, kể về những cô đào hát ở phố Khâm Thiên, thiếu nữ làng hoa Ngọc Hà, những công nhân và nghệ sĩ trí thức... đồng lòng đi theo Việt Minh, hoạt động bí mật trong lòng thành phố bị tạm chiếm. Họ là những con người bình dị, không chấp nhận sống nô lệ, quyết sống chết vì Hà Nội.
  • Làn “gió mát” từ sân khấu Thủ đô
    Đứng trước sức ép của nhiều loại hình giải trí nghe nhìn thời đại mới, các nhà hát của Thành phố Hà Nội vẫn nỗ lực vươn lên, dàn dựng vở diễn mới chinh phục khán giả. Nhờ đó, sân khấu Thủ đô có thêm những tác phẩm chất lượng như làn “gió mát”, góp phần nâng cao đời sống tinh thần người dân nói chung, thế hệ trẻ Thành phố Hà Nội nói riêng.
  • Vở ballet đương đại The Seasons chuẩn bị được công chiếu tại Hà Nội
    The Seasons Ballet - sẽ diễn ra vào tối 11 và 12/9/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm. Đây là lần đầu tiên vở ballet Bốn mùa được công diễn tại Việt Nam.
  • Khai mạc cuộc thi Tài năng Xiếc toàn quốc năm 2024
    Tối 9/8, Lễ khai mạc Cuộc thi “Tài năng Xiếc toàn quốc - 2024” đã diễn ra tại Rạp Xiếc Trung ương, Liên đoàn Xiếc Việt Nam, số 67-69 Trần Nhân Tông, Hà Nội. Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai cùng đại diện lãnh đạo Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam; Cục Nghệ thuật biểu diễn; Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội và đông đảo khán giả Thủ đô tham dự chương trình.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bài cuối: Hướng tới hòa nhịp công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Trải qua hàng trăm năm lịch sử, tò he không chỉ đơn thuần là trò chơi dân gian mà còn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp văn hóa hiện đại, làng nghề Tò he Xuân La đang đứng trước những thách thức lớn trong việc bảo tồn và phát triển, đặt ra bài toán làm thế nào để hòa nhịp vào sự phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống.
  • [Podcast] Giò chả Ước Lễ - Hương vị truyền thống ở ngôi làng gần 500 năm tuổi của Thủ đô
    Làng Ước Lễ, huyện Thanh Oai (Hà Nội) có một nghề gia truyền nổi tiếng Kinh kỳ đó là nghề làm giò chả. Những ngày giỗ, ngày Tết hay tiếp đón khách phương xa, mâm cơm của người Hà Thành xưa khi nào cũng có đĩa giò lụa, chả quế Ước Lễ. Các bà, các cô đi chợ cũng quen đến từng vị giò chả do chính dân làng này làm ra. Qua hàng thế kỷ, nghề làm giò chả đã theo người làng Ước Lễ đi khắp các tỉnh thành trong cả nước.
  • Hà Nội chú trọng xây dựng văn hóa học đường ngay từ những ngày đầu năm học
    UBND TP Hà Nội đã ban hành văn bản số 2848/UBND-KGVX về việc tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung chuẩn bị cho năm học 2024 - 2025.
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
  • Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội dự kiến ra mắt tháng 10/2024
    Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội là cơ quan hành chính thuộc UBND thành phố Hà Nội, dự kiến đặt trụ sở chính tại số 102 phố Hai Bà Trưng, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm.
  • Giới thiệu 70 tác phẩm sinh vật cảnh tinh hoa chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
    Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội phối hợp với quận Nam Từ Liêm tổ chức Festival sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ nhất – năm 2024.
  • Gần 31.000 lượt người vào Lăng viếng Bác trong ngày Quốc Khánh 2/9
    Ngày Quốc khánh 2/9, ước tính có 30.575 lượt người dân từ khắp mọi miền đất nước, trong đó có 231 lượt khách nước ngoài đã vào Lăng viếng Bác bày tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ công ơn của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
  • [Video] Ký ức hào hùng ngày độc lập dân tộc
    Cách đây 79 năm ngày 19/8/1945, Cách mạng tháng Tám thành công đã đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi, mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Từ đây, nhân dân ta thoát khỏi xiềng xích nô lệ của thực dân phong kiến, trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Từ thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám, ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do, dân chủ.
  • Đông đảo du khách đến tham quan di tích Huế
    Đông đảo du khách nườm nượp vào tham quan các điểm di tích Huế trong ngày 2/9.
  • 6 đội thi sẽ tranh tài tại Chung khảo Hội thi "Dân vận khéo" cấp Thành phố Hà Nội
    Trải qua các vòng thi sơ khảo tại 6 cụm thi, Ban Tổ chức đã chọn được 6 đội xuất sắc nhất để tham dự Chung khảo Hội thi “Dân vận khéo” Thành phố Hà Nội năm 2024, được tổ chức vào sáng 21/9 tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô.
  • Huyện Thạch Thất gắn biển 2 công trình chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô
    UBND huyện Thạch Thất cho biết, vừa tổ chức cắt băng khánh thành và gắn biển 2 công trình trên địa bàn huyện chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024). Đó là công trình THCS Đồng Trúc và Trung tâm Văn hóa xã Đại Đồng.
  • MV "Em bé Việt Nam" ra mắt dịp lễ Quốc khánh 2/9
    MV “Em bé Việt Nam” do rapper nhí Xệ Xệ - Em bé chất biểu diễn cùng rất nhiều em nhỏ các bài hát: “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”, “Dòng máu lạc hồng” và “5 điều Bác Hồ dạy”.
  • Gần 1.000 nghệ sĩ tham gia Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc năm 2024
    Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết, Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc đợt 1 diễn ra từ ngày 7 đến 16/9 tại Nhà hát nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc.
  • Hà Nội triển khai 6 giải pháp hoàn thành Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2024
    Thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác chuyển đổi số, tuy nhiên một số hạn chế, bất cập về chuyển đổi số tại Hà Nội vẫn hiện hữu. Để giải quyết bất cập, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 259/KH-UBND về việc khắc phục một số tồn tại, hạn chế nhằm đảm bảo hoàn thành Kế hoạch Chuyển đổi số của thành phố Hà Nội trong năm 2024.
Nghệ sĩ cải lương Thành Được qua đời ở tuổi 90
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO