Sân khấu

Hội thi Tiểu phẩm tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương Văn hóa Việt Nam

KT 07/11/2023 20:49

Hội thi diễn ra tại Trung tâm văn hóa tỉnh Kiên Giang từ ngày 5 đến 8/11 với sự tham gia của 9 đơn vị nghệ thuật quần chúng thuộc trung tâm văn hóa các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Chọn hình thức tuyên truyền là nghệ thuật cải lương, Hội thi là sự kiện văn hóa quan trọng được đông đảo văn nghệ sĩ hoạt động ở lĩnh vực đờn ca tài tử - cải lương ở các tỉnh thành Nam bộ đặc biệt quan tâm, hưởng ứng.

cai-luong-2-16992824454381802393975-1699320811531-16993208116021691819380.jpg
Một cảnh trong vở diễn tại Hội thi

Có 9 tiểu phẩm cải lương của 9 tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long tranh tài tại Hội thi gồm: Huyền thoại Anh hùng (Kiên Giang); Nước lại về nguồn (TP. Cần Thơ); Nỗi đau người mẹ (Sóc Trăng); Một giấc mơ (An Giang); Một thời hoa lửa (Đồng Tháp); Người chị xứ dừa (Bến Tre); Vị mặn phù sa (Bạc Liêu); Ánh sáng soi đường (Cà Mau); Khi dòng sông nổi giận (Vĩnh Long).

Hội Thi được tổ chức nhằm Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ra đời "Đề cương về văn hóa Việt Nam" - Cương lĩnh của Đảng về văn hóa, đặt nền tảng tư tưởng - lý luận cho xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khoa học, đại chúng, cách mạng và hội nhập quốc tế;

Tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận, thực tiễn, sức sống lâu bền và quá trình kế thừa, vận dụng, phát triển những nội dung cốt lõi của “Đề cương về Văn hoá Việt Nam” qua 80 năm đồng hành cùng sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất và công cuộc đổi mới đất nước. Với phương châm “Soi đường cho quốc dân đi”, các tiểu phẩm dự thi tập trung ca ngợi những giá trị trường tồn của dân tộc và được tô đậm, phát huy qua các loại hình nghệ thuật, cụ thể ở đây là cải lương.

Đồng thời, tiếp tục quảng bá, bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu cải lương truyền thống, đáp ứng nhu cầu sáng tạo của các nghệ sỹ, diễn viên cũng như góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.

Hội thi mang đến cho công chúng những tiểu phẩm hay mang thông điệp về cuộc sống, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, anh hùng dân tộc; những giá trị văn hóa truyền thống; những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội đã đạt được trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước.

Hội thi nhằm tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa lịch sử, giá trị và quá trình kế thừa, vận dụng, phát triển những nội dung cốt lõi của Đề cương Văn hóa Việt Nam. Đồng thời là cơ hội để các nghệ sĩ, diễn viên trong khu vực giao lưu, trao đổi nghiệp vụ và góp phần bảo tồn nghệ thuật cải lương Nam Bộ./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Hội thi Tiểu phẩm tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương Văn hóa Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO