Sân khấu

"Công nữ Anio" tiếp tục đến với công chúng Việt Nam và Nhật Bản

Hà Lịch 11:15 04/11/2023

Ngày 4/11 tại Hội trường tưởng niệm Hitomi của Đại học nữ sinh Showa, Tokyo, Nhật Bản diễn ra buổi công diễn dự án Opera “Công nữ Anio”, chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.

115bhw8s.png
Vở opera "Công nữ Anio" được xây dựng dựa trên câu chuyện tình yêu có thật giữa công nữ Ngọc Hoa và chàng thương nhân người Nhật

Dự án Opera “Công nữ Anio” được lấy cảm hứng từ câu chuyện tình yêu giữa nàng công nữ Việt Nam (công nữ Ngọc Hoa - con gái của Chúa Nguyễn Đàng Trong) và chàng thương gia Nhật Bản Araki Sotaro. Nhận được sự tin tưởng của Chúa Nguyễn, Sotaro được chúa đồng ý gả công nữ Ngọc Hoa làm vợ và đưa nàng đến Nagasaki - Nhật Bản.

Tại vùng đất này, nàng được người dân yêu mến gọi với cái tên thân mật “Anio san” và sống cuộc đời còn lại với đất nước và con người Nhật Bản. Câu chuyện tình yêu có thật từ 400 năm trước được cho là cột mốc lịch sử đánh dấu mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp, thân thiện và tôn trọng lẫn nhau giữa hai quốc gia.

Câu chuyện tình yêu từ 4 thế kỷ trước là minh chứng giữa hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản đã tồn tại mối quan hệ tốt đẹp. Hai người yêu nhau dựa trên sự bình đẳng, vượt qua cả những khác biệt về quốc gia và giai cấp, cũng tương tự mối quan hệ kính trọng lẫn nhau giữa hai đất nước.

Bởi vậy, câu chuyện này đã được lựa chọn để thực hiện dự án nghệ thuật hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản nhân kỷ niệm 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023).

“Công nữ Anio” còn được kỳ vọng là “con thuyền” chuyên chở lịch sử, văn hóa, nghệ thuật hướng tới tương lai, với niềm hy vọng tác phẩm có thể được lưu truyền trong 50 năm, 100 năm hoặc nhiều hơn thế như những tác phẩm opera để đời. Để dự án opera “Công nữ Anio” ra mắt khán giả, ê kíp đã phải mất nhiều năm chuẩn bị.

Toàn bộ diễn viên tham gia vở diễn đều phải hát mộc, không dùng bất cứ thiết bị trợ âm nào. Điều này đòi hỏi nghệ sĩ phải thực sự có nội lực, có kỹ thuật tốt và luyện thanh cực kỳ nghiêm túc, chỉn chu.

Vở diễn sử dụng cả tiếng Việt và tiếng Nhật nên các nghệ sĩ Nhật Bản đã phải dày công tập luyện để có thể hát opera bằng tiếng Việt.

Trước đó, dự án đã được tổ chức thành công tại Nhà hát Lớn Hà Nội từ ngày 22 - 24/9/2023 và tại Hưng Yên ngày 27/9. 4 buổi công diễn đã để lại những ấn tượng và tình cảm tốt đẹp trong lòng công chúng.

Đồng hành cùng dự án diễn ra tại Việt Nam, Toyota mong muốn góp phần vào sự phát triển văn hóa xã hội đất nước sở tại, chung tay vun đắp quan hệ hữu nghị Việt - Nhật thêm bền chặt./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
"Công nữ Anio" tiếp tục đến với công chúng Việt Nam và Nhật Bản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO