Sân khấu

Sân khấu truyền thống Huế có thêm nhiều phương thức hoạt động mới

Hương Giang 21:36 26/09/2023

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Nghệ sỹ Sân khấu tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (12/8 Âm lịch).

1(2).jpg
Tặng hoa chúc mừng các nghệ sỹ đạt thành tích trong các hội thi, hội diễn.

Ngày 26/9, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (Đại nội Huế) Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Nghệ sỹ Sân khấu tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (12/8 âm lịch). Đến dự có đại diện lãnh đạo Liên hiệp các Hội Văn Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế, đại diện lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Chủ tịch Hội sân khấu tỉnh Thừa thiên - Huế cùng đông đủ các nghệ sỹ hội viên Hội nghệ sỹ sân khấu tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Ngày Sân khấu Việt Nam được Thủ tướng ký và ban hành Quyết định số 13/QĐ-TTg lấy ngày 12/8 âm lịch làm ngày Sân khấu Việt Nam. Đây là hoạt động kỷ niệm nhằm động viên đội ngũ văn nghệ sĩ trong lĩnh vực sân khấu phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của nền sân khấu Việt Nam, phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm sân khấu và hoạt động sân khấu có ý nghĩa để phục vụ công chúng. Đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và góp phần tạo nên đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, cổ vũ toàn dân, đoàn kết, phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bên cạnh đó, thu hút sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng và phát triển nền sân khấu Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Năm 2023 nhiều chương trình tiết mục đặc sắc với sự tham gia của các hội viên Hội Nghệ sĩ Sân khấu Thừa Thiên - Huế đã được biểu diễn phục vụ công chúng trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão, các hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị, những ngày lễ lớn và sự kiện văn hóa của tỉnh Thừa Thiên – Huế và TP Huế.

Tại buổi lễ kỷ niệm, các nghệ sỹ tỉnh Thừa Thiên - Huế đã làm lễ dâng hương tại phòng Truyền thống của Nhà Nhà hát Ca kịch Huế và dâng hương tại Thanh Bình Từ Ðường - Nơi gắn liền với lịch sử phát triển của nghệ thuật tuồng cổ Huế được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 5 (1824), dùng làm nơi thờ cúng các vị thần được suy tôn Thánh Sư, Tiên Sư, Tổ Sư và những người có công trạng đối với loại hình nghệ thuật sân khấu tuồng cổ Việt Nam.

Sau buổi lễ dâng hương, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (Đại Nội - Huế) các nghệ sĩ tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cùng nhau trình diễn lại hai trích đoạn sân khấu gồm Đại chiến Thiết Bạt và Tuần Tri đào Huế.

2(1).jpg
Một cảnh trong trích đoạn “Đại chiến Thiết Bạt” Huế được các nghệ sỹ biểu diễn.
3.jpg
Một cảnh trong trích đoạn “Tuần Tri đào Huế” được các nghệ sỹ biểu diễn.

Chủ tịch Hội nghệ sĩ Sân Khấu Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Thanh cho biết, ghi nhận sự năng động và nỗ lực nghiên cứu tìm ra nhiều phương cách cho hoạt động sân khấu truyền thống Huế của hai Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế và Nhà hát nghệ thuật Ca kịch Huế. Các nghệ sĩ đã phấn đấu, sáng tạo và xây dựng các vở diễn, vai diễn để phục vụ công chúng khán giả, tham gia giao lưu biểu diễn nghệ thuật ở nhiều nơi để góp phần giới thiệu và tôn vinh nghệ thuật Huế trước công chúng với những ấn tượng tốt đẹp.

Bài liên quan
  • “HỘP NGHỆ THUẬT” - Số 26: Nghệ thuật sân khấu, từ truyền thống đến hiện đại
    Ngày Sân khấu Việt Nam (ngày giỗ Tổ sân khấu) 12/8 âm lịch hằng năm là dịp để văn nghệ sĩ trên mọi miền đất nước tưởng nhớ và tri ân các vị tổ nghề, các thế hệ nghệ sĩ đã có nhiều đóng góp cho nền nghệ thuật sân khấu nước nhà. Podcast “Hộp nghệ thuật” số này của Tạp chí Người Hà Nội có dịp được gặp gỡ NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội liên hiệp VHNT Hà Nội để cùng trò chuyện về chủ đề “Nghệ thuật sân khấu, từ truyền thống đến hiện đại”.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Phở bò Việt Nam là một trong 20 món súp ngon nhất thế giới
    Phở bò được nhiều khách quốc tế biết đến nhất trong ẩm thực Việt Nam, nằm trong top 20 món soup ngon hàng đầu thế giới do CNN chọn.
  • Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê tại đê Hữu Đáy, huyện Quốc Oai
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp sạt lở mái đê hữu Đáy trên địa bàn huyện Quốc Oai và ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp để ngăn chặn sạt lở mái đê.
Đừng bỏ lỡ
Sân khấu truyền thống Huế có thêm nhiều phương thức hoạt động mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO