Một thoáng Lý Sơn

NHN| 27/06/2019 12:05

Xa Quãng Ngãi từ thủa còn thơ, miền Bắc trở thành quê hương thứ hai của tác giả Lê Chín. Là một kỹ sư của ngành viễn thông có duyên với văn thơ và hội họa, nhưng văn thơ và hội họa lại giúp bà có thêm nghị lực trong cuộc sống, đặc biệt là những lần cận kề với cái chết trong ba lần mổ tim... Giờ đây, khi đã ngoài tuổi 70 bà vẫn sáng tác và dành niềm đam mê cho nghệ thuật. Trong tập truyện ngắn và ký “Cố hương xa vời” gồm 15 truyện ngắn và 3 bút ký xuất bản mới đây, bạn đọc thấy ở tác giả Lê Chín có một tình

Một thoáng Lý Sơn

Chuyến tàu ra đảo Lý Sơn hôm nay rất sớm. Cảng Sa Kỳ không to nhưng rất bề thế. Cùng đi với chúng tôi là các bạn mặc đồng phục màu xanh. Màu của biển mà trong mắt tôi đó là màu thanh bình đáng yêu nhất. Họ là những thanh niên tình nguyện đi từ TP. Hồ Chí Minh. Tàu hú còi rồi rẽ sóng ra khơi rất nhanh. Cả một vùng trời nước mênh mông như bừng lên trong nắng mới. Những người làm nghề đi biển thường có câu ca dao như nhắc đến kinh nghiệm ngàn đời đã tích lũy: “Tháng ba bà già đi biển”.

Vâng! Hôm nay là những ngày cuối của cùng tháng ba nên chúng tôi vô cùng may mắn được hưởng cảnh trời yên biển lặng để con tàu xé sóng ra Lý Sơn thật nhanh trong nỗi háo hức của hàng trăm con người. Đi với các bạn trẻ vui thật. Họ phơi phới sức xuân. Họ không chịu ngồi yên như những người có tuổi như chúng tôi. Tàu chạy cứ chạy. Các cô cậu nhảy lên boong tàu diễn cảnh như trong phim “Titanic”. Đẹp và thơ mộng đến thế là cùng. Chắc đưa lên mạng, khối người “kém miếng” không chịu được, lại náo nức ra đây cho mà xem.

Một lúc xao động, ai về chỗ nấy, còn phải đảm bảo an toàn cho chuyến đi nữa chứ! Ngồi cạnh tôi bây giờ là một cô bé có chiếc răng khểnh rất duyên. Tôi bắt chuyện: “Vì sao cháu chọn Lý Sơn làm điểm du lịch đầu mùa như thế này?” “Vì con yêu biển đảo. Hơn nữa năm học tới con là cô giáo, sẽ kể lại cho các em những gì mà mình đã từng tai nghe, mắt thấy”. Rồi cô giáo tương lai còn nói thêm, “Nếu không ra Lý Sơn thì làm sao biết thế nào là khao lề thế lính. Nhất định con sẽ chụp những tấm hình đứng cạnh những mộ gió, những hiện vật của các hùng binh can trường hàng trăm năm trước ra trấn giữ Hoàng Sa, Trường Sa. Học sinh của con sẽ háo hức học môn Lịch sử hơn”. Cô bé trông người nhỏ nhắn mà ý tưởng thật lớn lao. Cùng cuộc hành trình có chàng trai ăn mặc kiểu đi “phượt”, tôi tò mò hỏi: “Lý Sơn có làm cháu háo hức không?”. Cậu ta như chích đúng huyệt: “Trên cả háo hức vì chưa ra Lý Sơn cũng như chưa đến Quảng Ngãi cô ạ! Hơn nữa cháu lại là người rất thích khám phá!”. Thế là đúng gu của tôi rồi.

Nói chuyện dăm ba câu, nhoằng một cái đã đến đảo Lý Sơn rồi. Chúng tôi chào tạm biệt và lần lượt đi lên bờ trong ánh nắng ban mai rực rỡ. Vì biết không lưu lại đảo được lâu, sau khi nhận phòng ở khách sạn tôi bắt đầu nhập cuộc bằng một tour du lịch quanh đảo. Lòng đầy háo hức của một người thích đi khám phá.

Một thoáng Lý Sơn
Điểm đầu tiên tôi chạm mặt đó là cột cờ Tổ quốc trên đỉnh núi Thới Lới.  Được biết cột cờ này xây từ năm 2013 nằm trong chương trình “Thanh niên với biển đảo”. Trong số 850 triệu để xây nên cột mốc khẳng định chủ quyền của đất nước có 150 triệu của các bạn sinh chung tay góp sức. Không  biết đã có bao nhiêu du khách đã tới đây chiêm ngưỡng, còn hôm nay trước mặt tôi rất nhiều bạn trẻ tươi cười hớn hở vây quanh cột cờ chụp ảnh làm kỷ niệm. Họ có quyền tự hào vì thế hệ thanh niên Hồ Chí Minh mãi làm rạng rỡ thêm  cho non sông đất nước Việt Nam ta. Đài cột màu trắng, tương phản với màu cờ Tổ quốc đang tung bay phần phật trong gió hướng ra Hoàng Sa, Trường Sa. Cảm xúc của tôi ở đây rất giống cảm xúc của những ai đã từng đứng dưới cột cờ Lũng Cú ở Hà Giang. Hồn thiêng sông núi nơi hải đảo biên cương đẹp mãi trong lòng người dân Việt Nam.

  Nếu Lý Sơn là hiện thân của cái đẹp thiên nhiên thì Hang Câu là tác phẩm điêu khắc tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng. Do sự bào mòn của gió và nước biển tạo nên một cái hang rất đồ sộ. Mới bước vào nơi đây tôi cảm giác như mình đang đứng trước một chiếc điều hòa khổng lồ. Hơi nước từ vòm hang nhỏ xuống, gió từ biển thổi vào khiến ai nấy đều cảm thấy sảng khoái dễ chịu vô cùng. Kẻ đứng người ngồi đông nghịt. Tít phía trong hang la liệt những lều trại đủ màu sắc. Có thể đây là dân thích cảm giác lạ, họ đã ngủ qua đêm. Mà cái hang cũng lạ, mùa hè mát rười rượi, mùa đông lại ấm áp. Ví nó như cái điều hòa đã tồn tại có tới nghìn năm nay chẳng sai.

Lái xe là người bản địa rất vui tính, kiêm luôn hướng dẫn viên du lịch. Anh cho biết đảo Lý Sơn trước kia còn gọi là Cù Lao Ré. Vì ngày xưa ở đây có rất nhiều cây ré, là dược liệu thảo đậu khấu, một loài cây cùng họ với gừng và riềng. Bây giờ trên núi lác đác vẫn còn. Cù lao này được tách ra từ huyện Bình Sơn từ năm1992. Đảo hoang sơ bởi do 5 ngọn núi lửa tuôn trào có từ 25 đến 30 triệu năm trước. Thới Lới là đỉnh núi cao nhất trong 5 ngọn núi. Nó là kho báu để dự trữ nước ngọt cho cả đảo. Thiết nghĩ, không có nguồn nước quý hiếm này làm sao người dân Lý Sơn sống được và có một “vương quốc của hành tỏi” để khắp nơi xa gần biết tiếng.

(Còn nữa)
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • [Emagzine] Chiến dịch Hồ Chí Minh: Năm ngày làm nên “lịch sử”
    Chiến dịch Hồ Chí Minh - chiến dịch cuối cùng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, là chiến dịch quân sự có thời gian ngắn nhất trong chiến tranh Việt Nam. Chỉ diễn ra trong 5 ngày (từ 26/4 đến 30/4/1975) song chiến dịch đã đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam.
  • Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 – 7-5-2024) từ ngày 3 đến 6-5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh QĐND (17 Lý Nam Đế, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
  • “Người chép sử” trận thắng thế kỷ Điện Biên Phủ bằng ảnh
    Năm 1953, nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Triệu Đại được Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp điều động tham chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói:"Tôi đánh giá cao về anh Triệu Đại, những bức ảnh về Điện Biên Phủ của anh rất tốt. Triệu Đại ra mặt trận không trực tiếp cầm súng như các chiến sĩ, mà vũ khí là máy ảnh. Các bức ảnh là chiến công của Triệu Đại..."
  • "Lật mặt 7" của Lý Hải cán mốc 100 tỉ sau 3 ngày ra rạp
    Theo số liệu từ Box Office Vietnam (trang thống kê độc lập), Lật mặt 7: Một điều ước cán mốc 100 tỷ đồng vào sáng 29/4, trở thành phim Việt thứ hai vượt mốc 100 tỷ đồng trong năm nay, sau Mai của Trấn Thành.
Đừng bỏ lỡ
Một thoáng Lý Sơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO