lý bí

Lý Phục Man – người con quang vinh của làng Giá
Đi đường Hà Nội lên Sơn Tây đến Trạm Trôi, một trạm chạy thư cũ của thời phong kiến, rồi rẽ sang trái theo con đường rải đá độ bốn cây số, người ta thấy dưới chân đê sông Đáy một làng lớn trồng rất nhiều dừa. Thật là một sự đặc biệt của cảnh vật miền Bắc vì rất ít nơi lại trồng dừa một cách phổ biến đến như vậy. Trong vườn, bên đường đi ngang dọc trong làng, đâu đâu người ta cũng trông thấy những cây dừa cao vút, trĩu quả. Đó là làng có tên tục là Giá, tên chữ là Yên Sở và trước đó từ đời nhà Trần có tên là Cổ Sở. Vùng này có 4 làng trồng dừa gần nhau ở dưới chân đê tả ngạn sông Đáy là Yên Sở, Đắc Sở, Dương Liễu, Cát Quế, nhưng theo nhân dân địa phương cho biết thì Yên Sở là nơi trồng dừa đầu tiên và cũng là nơi trồng nhiều nhất.
  • Lý Bí Nam Đế - người dựng nước Vạn Xuân độc lập
    Đại Việt sử ký toàn thư đã có một kỷ nhà Tiền Lý, Tiền Lý Nam Đế và có một kỷ Hậu Lý, Hậu Lý Nam Đế. Tác giả bộ quốc sử này đã phân biệt triều đại của Lý Bí với triều đại của Lý Phật Tử thành "tiền" và "hậu", tưởng rằng hai nhà vua thuộc hai vương triều khác nhau nhưng thực tế đó là cùng một vương triều có quan hệ huyết thống của cùng một nước Vạn Xuân. Tại đình Ngọc Than huyện Quốc Oai (nay thuộc Hà Nội) và đình Tu Hoàng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội ngày nay) còn lưu lại một văn bản dùng tư liệu chính xác hơ
  • Phạm Tu – tướng quân anh hùng thời Bắc thuộc
    Trong cuộc đấu tranh bền bỉ và lâu dài suốt mười thế kỷ (từ đầu Công nguyên cho đến đầu thế kỷ thứ X) của dân tộc ta chống các tập đoàn xâm lược nước ngoài để giành quyền tự chủ, cuộc khởi nghĩa do Lý Bí lãnh đạo đầu năm 542 là một phong trào có quy mô tương đối rộng lớn. Trong bài Việt sử tổng luận, nhà sử học Lê Tung đã đánh giá cuộc nổi dậy như sau: “Phía Bắc đuổi Tiêu Tư, phía Nam dẹp Lâm Ấp, dựng tên nước, chính ngôi tôn, đặt trăm quan, định niên hiệu, có đại lược về quy hoạch của đế vương”. Để thực h
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO