Lấp lánh một tâm hồn trẻ thơ trong trẻo

Lương Diên Vĩ | 18/09/2022 22:04

 Những bài thơ viết cho thiếu nhi để lại ấn tượng sâu sắc và có sức sống lâu bền trong lòng độc giả thường bộc lộ được cái nhìn trong trẻo, những tình cảm vừa hồn nhiên, vừa đáng yêu của con trẻ đối với gia đình, quê hương, đất nước và với thế giới muôn màu, muôn vẻ xung quanh. “Em nghĩ về Trái Đất” của nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng là một trong số những bài thơ như thế. 
Dưới cái nhìn của trẻ thơ, Trái Đất hiện lên thật sinh động và lung linh sắc màu: “Em vươn vai đứng dậy/ Trái đất đã xanh rồi/ Giữa biêng biếc mây trời/ Tiếng chim vui ngọt quá/ Quàng khăn xanh biển cả/ Khoác áo thơm hương rừng”. “Em” như một mầm sống của Trái Đất “vươn vai đứng dậy” và nhận ra thế giới xung quanh thật tuyệt vời. Thế giới kỳ diệu ấy tràn ngập sắc màu của cỏ cây, hoa lá; của mây trời “biêng biếc”, của tiếng chim hót ngọt ngào, rộn rã, líu lo; của biển cả bao la, xanh thẳm và của rừng cây ngan ngát hương thơm. Đối với các em, hành tinh này thật kỳ diệu, mới mẻ biết bao. Các em hòa mình vào sự sống tươi đẹp của Trái Đất bằng tất cả trái tim và tình yêu dào dạt.
Rồi thì, trong thế giới tự nhiên bao la của trời đất, “em” đã nhận ra sự sống thiêng liêng của tạo hóa ban tặng cho thế giới này: “Trái đất mang trên lưng/ Những đứa con của đất”. Trái Đất như một người mẹ bao dung dang rộng vòng tay ôm chứa, che chở cho những đứa con. Và, các em cảm nhận về “Những đứa con của đất” trên khắp năm châu “Tuy màu da có khác” nhưng điểm chung gặp gỡ là “nụ cười”. Với trẻ thơ, nụ cười ấy được ví: “Như biển cả không vơi/ Một màu xanh thăm thẳm/ Như ban mai nắng ấm/ Lung linh bờ thảo nguyên”. 
Trên Trái Đất này, không gì hạnh phúc và gắn kết bằng nụ cười. Dù tiếng nói, màu da có khác, nhưng nụ cười đều tỏa ra niềm vui, niềm hạnh phúc giống nhau. Thế giới này sẽ tươi đẹp biết bao, khi mọi người cùng chung sống vui vẻ, hòa đồng, gắn kết “nối vòng tay lớn”. Chính nụ cười sẽ khiến con người xích lại gần nhau hơn, khiến cuộc sống con người tươi đẹp hơn. Vì vậy, các em mong ước: “Hãy giữ được bình yên/ Cho hoa thơm thơm mãi”. Các em mong ước một thế giới thật bình yên để nụ cười, niềm hạnh phúc luôn hiện hữu như hoa thơm luôn còn mãi với đất trời.
 Hai khổ thơ cuối của bài thơ bộc lộ khát khao, niềm mong ước của trẻ thơ về một Trái Đất không có chiến tranh, không có đau thương, mất mát; mong ước về một Trái Đất hòa bình, tràn ngập tình thương, lòng nhân ái. Con người khắp năm châu cùng gắn kết chung sống hòa bình: “Em vươn vai đứng dậy/ Mong trái đất hòa bình/ Đừng bao giờ chiến tranh/ Mà đau hòn máu đỏ/ Cho năm châu hội ngộ/ Trong tình thương loài người/ Và cho khắp mọi nơi/ Là nhà bồ câu trắng”. Vẻ đẹp tâm hồn trẻ thơ toát lên trong những câu thơ trên là vẻ đẹp của sự thiện lương, của tình yêu nhân loại trong sáng, hồn nhiên. Các em cảm nhận được vẻ đẹp của đất trời bằng một tình cảm tươi mới, hồn nhiên. Các em cũng cảm nhận được nỗi đau của đồng loại do chiến tranh gây ra, nên các em ước mong khắp năm châu bốn biển đều có một cuộc sống bình yên, hạnh phúc trong một thế giới hòa bình.
“Em nghĩ về Trái Đất” được viết theo thể thơ năm chữ (thơ ngũ ngôn) - đây là thể thơ thường được các nhà thơ lựa chọn để diễn đạt những suy nghĩ hồn nhiên, vui tươi của trẻ. Mỗi câu thơ tương đối ngắn, có sự phối hợp chặt chẽ vần, nhịp tạo ra sự gần gũi, dễ đọc, dễ nhớ, phù hợp với tâm hồn trẻ thơ mà luôn hàm súc, cô đọng gợi cho bài thơ chiều sâu suy nghĩ. Cùng với đó, tác giả Nguyễn Lãm Thắng đã sử dụng những biện pháp tu từ như điệp cấu trúc, nhân hóa, so sánh, ẩn dụ kết hợp với sử dụng nhiều động từ, tính từ, từ láy, những hình ảnh gợi ấn tượng một cách nhuần nhị khiến cho bài thơ vừa tạo ra được ấn tượng trước một tâm hồn trẻ thơ trong trẻo, hồn nhiên, vừa mang lại ấn tượng thẩm mĩ về sự rung cảm chiều sâu trong trái tim con trẻ. 
Những bài thơ hay viết cho thiếu nhi như bài “Em nghĩ về Trái Đất” luôn có giá trị rất lớn trong hành trình dưỡng nuôi tâm hồn thánh thiện của trẻ thơ. Những áng thơ tâm tình được viết nên từ tình yêu của thi nhân dành cho con trẻ đã nâng niu tâm hồn trẻ thơ bay bổng, và như nguồn mạch mang đến sự nhận thức, phát triển cho mỹ cảm của các em. Con trẻ hôm nay rất cần được tiếp cận nhiều hơn những bài thơ giàu thi tính, bộc lộ được thế giới tuổi thơ như thế để nuôi dưỡng tâm hồn, để các em biết yêu hơn thế giới xung quanh; biết quan tâm, trân trọng người thân, gia đình, biết suy tư trước nỗi đau của đồng loại. 
(0) Bình luận
  • “Bóng của hoa” trên những trang thơ trữ tình đậm chất Hà Nội
    Sau hai tập thơ “Lửa lá” (2009) và “Vườn tôi nở đóa vàng bông” (2013), nhà thơ Đặng Minh Kính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Bóng của hoa” (NXB Hội Nhà văn, 2024). Tôi cứ ngỡ rằng, trên những trang thơ trữ tình giàu cảm xúc tinh tế của nữ tính, đậm chất Hà Nội nơi chị đang chập chờn, ẩn hiện những “Bóng của hoa” đầy thi vị với những suy tưởng khá lắng đọng.
  • Một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại
    Quá trình biến đổi Hà Nội từ khu nhượng địa trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây, một “Paris thu nhỏ” của chính quyền thực dân vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã được nhà nghiên cứu Đào Thị Diến phản ánh chi tiết trong cuốn sách “Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)”. Với nguồn tư liệu quý từ hồ sơ lưu trữ, cuốn sách không chỉ phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại mà còn góp phần giải mã sự thật lịch sử.
  • Một số gợi mở trong thẩm định thơ
    Nhìn chung đánh giá về việc đọc sách văn học của công chúng, có thể theo nhiều khía cạnh, đồng sáng tạo, kích thích người viết sáng tác, bồi bổ thẩm mĩ, tích lũy tri thức, phát triển đời sống văn hóa… với những hiệu quả tích cực. Nhưng còn có những tồn tại theo chiều hướng ngược lại, mang tính nguy cơ hơn là cơ hội tốt, phản ánh sự trì trệ hơn là phát triển. Đó là sự dễ dãi trong việc đọc, thẩm định thơ từ cả người đọc lẫn người sáng tác, truyền tải.
  • Chi tiết trong sáng tạo của nhà văn
    Chúng ta đều từng quen câu nói của văn hào Nga Macxim Gorki: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Quả vậy! Chi tiết trong văn xuôi chỉ là một thứ nhỏ, rất nhỏ so với cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật,…
  • Vũ Quần Phương với thơ hay
    Quan sát các nhà thơ viết phê bình tôi thấy rằng vì có sáng tác, nên phê bình của họ thường giàu cảm xúc, thuyết phục bạn đọc bởi sự tinh tế, thành thục của người có nghề, cùng làm nghề với tác giả được bình. Mặt khác, là người cũng từng thai nghén, mang nặng đẻ đau tác phẩm, nên nhà thơ bình thơ thường có sự cảm thông, trân trọng và sẻ chia. Các nhà thơ bình thơ thành công trước đây phải kể đến Xuân Diệu, Chế Lan Viên. Lớp kế tiếp có Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn...
  • Văn nghệ sĩ trong Hà Nội tạm chiếm
    Sống trong Hà Nội tạm chiếm những năm 1947-1954, đời sống văn nghệ sĩ hết sức khó khăn. Nguyễn Minh Lang, Hoài Việt, Minh Tân, Thùy Linh, Nguyễn Quốc Trinh, Song Nhất Nữ, Tô Kiều Ngân, Thy Ngọc... đều sống bằng nghề dạy học ở trường tư. Nhà thơ Giang Quân trông nom một hiệu sách mang tên Quốc Việt ở 274 phố Khâm Thiên.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Lấp lánh một tâm hồn trẻ thơ trong trẻo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO