Văn hóa - Xã hội

Khánh thành Nhà bia tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Tiểu đoàn 810

Hương Giang 21:55 22/04/2025

Nhà bia tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Tiểu đoàn 810 ở thị xã Phong Điền (TP Huế) với diện tích 333 m2 và kinh phí 785 triệu đồng đã được khánh thành đúng dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

z6530997295689_60ba91ec9a0b66b6b2865d2c2da2a6e3.jpg
Các đại biểu tham dự buổi lễ khánh thành Nhà bia tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Tiểu đoàn 810.

Ngày 22/4, Ban liên lạc Cựu chiến binh Tiểu đoàn 810 (phiên hiệu K10) và Bộ chỉ huy quân sự Thành phố Huế tổ chức lễ khánh thành Nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ (AHLS) đã hy sinh trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Tiểu đoàn 810 tỉnh Thừa Thiên Huế (nay TP Huế) được thành lập vào cuối năm 1964 tại phía Tây của xã Phong Sơn (thị xã Phong Điền, TP Huế) hoạt động trên chiến trường 3 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà. Từ cuối năm 1964 - 1975, Tiểu đoàn 810 đã tham gia nhiều trận đánh như Chiến dịch mùa Xuân năm 1968 Mậu Thân ở Huế, trận đánh ngày 30/5/1968 ở thôn Lê Xá Đông (xã Phú Lương, huyện Phú Vang) và tham gia Chiến dịch giải phóng Thừa Thiên ngày 26/3/1975.

Trong những năm tháng gian lao khốc liệt ấy, toàn Tiểu đoàn 810 đã chiến đấu anh dũng và nhiều chiến sĩ đã hy sinh, đến nay mới thống kê biết tên được 346 liệt sĩ và trong số đó có khoảng hơn 35 liệt sĩ được về với quê mẹ, một số được quy tập về NTLS Hương Điền và nhiều nghĩa trang khác trong Thành phố Huế, số còn lại còn nằm lại nơi núi, rừng, lòng sông, khe suối... chưa được quy tập về đất mẹ. Để ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ đơn vị K10, thị xã Phong Điền (TP Huế) đã quan tâm hỗ trợ phần đất xây dựng nhà Bia tưởng niệm ghi danh những AHLS của đơn vị tại thôn Cổ Bi 3 (xã Phong Sơn, thị xã Phong Điền, TP Huế) diện tích 333 m2 với kinh phí xây dựng là 785 triệu đồng (trong đó 465 triệu đồng là do các Cựu chiến binh và gia đình các cựu chiến binh K10 đóng góp và còn lại các địa phương thị xã Phong Điền, Hương Trà và huyện Quảng Điền hỗ trợ).

z6530997315262_dafad12c903bbb19019c6e1417c94234.jpg
Nghi thức khánh thành Nhà Bia tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Tiểu đoàn 810.

Phát biểu tại buổi lễ, Cựu chiến binh Nguyễn Đức Long cho biết, với tâm nguyện mơ ước từ những năm 2016 – 2017 và cựu chiến binh K10 đã tổ chức họp mặt tại Hà Nội, Hà Tĩnh đề cập đến việc tri ân các anh hùng liệt sĩ của đơn vị, từ đó xin liên hệ với các cấp chính quyền về thủ tục xin cấp đất để xây dựng Nhà bia tưởng niệm ghi tên các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

“Đối với các đồng chí, đồng đội đã hy sinh, đây chính là ngôi nhà chung quy tụ hồn thiêng của các liệt sĩ và từ nay các anh có nơi đi về. Đối với đồng chí, đồng đội cùng chiến hào còn sống cũng như gia đình các thân nhân liệt sĩ, các cơ quan, ban, ngành có về đây thắp nén tâm nhang cũng cảm thấy ấm lòng, với các thế hệ trẻ đây chính là một địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước và tiếp bước cha anh đi trước” - Cựu chiến binh Nguyễn Đức Long nói.

Công trình Nhà bia tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Tiểu đoàn 810 hoàn thành sau 4 tháng thi công đã đáp ứng lòng mong mỏi của thân nhân các AHLS. Tưởng nhớ, tri ân các liệt sĩ đã hy sinh xương máu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trưng bày "Non sông liền một dải": Tái hiện hành trình thống nhất thiêng liêng của dân tộc
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề “Non sông liền một dải” nhằm tái hiện hành trình đấu tranh kiên cường, bất khuất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
  • “Di sản công nghiệp” - nguồn lực để Hà Nội tạo ra các trung tâm công nghiệp văn hóa
    Phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) được Thành phố Hà Nội xác định là một trong những chủ trương quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế, Hà Nội có nhiều lợi thế để xây dựng, phát triển trung tâm CNVH, trong đó Thành phố có thể tái sử dụng và hồi sinh các “di sản công nghiệp” để mở ra các không gian sáng tạo.
  • Hồi sinh nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại
    Nghệ thuật truyền thống là một phần không thể tách rời trong đời sống văn hóa Việt Nam, góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc qua bao thế hệ. Từ những câu hò, điệu lý, làn điệu chèo, tuồng, cải lương, đến tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống hay nghệ thuật múa rối nước… tất cả đều mang trong mình hơi thở của lịch sử và tâm hồn Việt. Tuy nhiên, trong guồng quay của nền kinh tế thị trường và sự lên ngôi của các loại hình giải trí hiện đại, nghệ thuật truyền thống đang đối mặt với nhiều thách thức. Làm thế nào để bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống trong đời sống hiện đại - đó là yêu cầu, nhiệm vụ cần thiết, đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng.
  • Hà Nội yêu cầu đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
    UBND TP Hà Nội vừa có Công văn số 1541/UBND-ĐT chỉ đạo các đơn vị bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2025.
  • Cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" được thực hiện tại 3 điểm cầu của 3 miền Bắc, Trung, Nam.
    Cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ được thực hiện tại 3 điểm cầu ở Hà Nội, Quảng Trị và TP.HCM.
Đừng bỏ lỡ
Khánh thành Nhà bia tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Tiểu đoàn 810
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO