Huy động nguồn lực tu bổ, tôn tạo di tích

HNM| 02/07/2019 11:27

Hà Nội có gần 6.000 di tích, lưu giữ kho tàng di sản văn hóa vật thể có giá trị hàng nghìn năm lịch sử. Tự hào về số lượng di tích lớn, nhưng thành phố cũng đang phải đối mặt với khó khăn trong công tác đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích xuống cấp.

Huy động nguồn lực tu bổ, tôn tạo di tích
Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội khảo sát đình thôn Tiến Tiên, xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ.

Đợt khảo sát mới đây của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội cho thấy, bên cạnh sự quan tâm đầu tư từ nguồn ngân sách, cần có giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa trong huy động nguồn lực cho công tác này.

Khó khăn về nguồn lực

Trưởng phòng Quản lý di sản (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) Phạm Thị Lan Anh cho biết, trong tổng số 5.922 di tích trên địa bàn, có đến 2.435 di tích được xếp hạng các cấp. Tuy nhiên, hiện 727 di tích đã xuống cấp các hạng mục chính và 279 di tích xuống cấp nghiêm trọng, nguy hiểm. Dù đã rất cố gắng, nhưng từ năm 2016 đến nay, mới có khoảng 319 lượt di tích được tu bổ, chống xuống cấp. Thành phố cũng đã phân cấp quản lý nhà nước đối với các di tích. Theo đó, cấp thành phố quản lý các di tích quan trọng đặc biệt (10 di tích), còn lại các quận, huyện, thị xã quản lý.

Tuy vậy, cũng do việc phân cấp cho các quận, huyện, thị xã nên ở một số huyện, do nguồn lực có hạn không bảo đảm được cho công tác tu bổ, chống xuống cấp. Trong đó, Chương Mỹ là một trong những địa phương gặp nhiều khó khăn. Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Ngọc Lâm cho biết, huyện có 374 di tích, số di tích xuống cấp chiếm hơn 55%. Thời gian qua, huyện mới bố trí nguồn ngân sách và kêu gọi xã hội hóa tu bổ, tôn tạo được 17 di tích.

Tương tự, huyện Phú Xuyên có 345 di tích, trong đó nhiều di tích đã xuống cấp nghiêm trọng như: Đình Cổ Chế (xã Phúc Tiến), đình Thần Quy (xã Minh Tân), đình Nam Phú (xã Nam Phong)... “Cố gắng lắm, giai đoạn 2016-2019, huyện mới bố trí nguồn vốn để tu sửa, tôn tạo được 20 di tích. Hiện tại, trên địa bàn huyện còn nhiều di tích xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ sập đổ cao, cần phải đưa vào danh mục tôn tạo, bảo tồn cấp bách, nhưng nguồn lực của địa phương chưa bố trí được”, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Trần Công Thành bày tỏ.

Khác với các huyện, ở nội thành, nguồn vốn tôn tạo, tu bổ di tích không quá khó khăn, nhưng việc này lại thường mang tính tự phát, do người trông nom, trụ trì kêu gọi nguồn xã hội hóa để thực hiện, dẫn đến nhiều trường hợp chất lượng không bảo đảm, có trường hợp phá vỡ kiến trúc cổ cần bảo tồn.

Bên cạnh đó, việc sử dụng tiền công đức, tiền đóng góp của khách thập phương chưa được công khai, minh bạch, phần nào ảnh hưởng đến công tác huy động và sử dụng nguồn lực xã hội hóa cho tu bổ, tôn tạo di tích.

Tích cực kêu gọi xã hội hóa

Đại biểu chuyên trách Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Phạm Thị Thanh Hương cho biết, qua khảo sát cho thấy, việc thiếu kinh phí dành cho tu bổ, tôn tạo di tích khá phổ biến ở các huyện, thị xã. Do công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích còn thiếu những chính sách để khuyến khích, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, nên việc tôn tạo, tu bổ đều trông chờ vào nguồn ngân sách địa phương, bố trí được thì tôn tạo, không bố trí được thì đợi...

Theo Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Tây Hồ Nguyễn Văn Thắng, kinh nghiệm của Tây Hồ là không thể trông chờ từ nguồn ngân sách, mà phải tự vận động, kêu gọi các nguồn lực để tu bổ, tôn tạo di tích. Bên cạnh đó, công tác kê khai hiện vật ở các di tích cũng rất quan trọng nhưng chưa được nhiều nơi quan tâm, vì giá trị của di tích nằm ở hiện vật. “Quận Tây Hồ mất 10 năm mới kê khai hết hiện vật của 71 di tích trên địa bàn. Vì thế, cần sớm thực hiện việc kê khai, bảo quản, phục hồi hiện vật ở các di tích, tiến tới số hóa các hiện vật để khi xảy ra rủi ro có thể phục chế”, ông Nguyễn Văn Thắng kiến nghị.

Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Nguyễn Thanh Bình cho rằng, bên cạnh bố trí nguồn ngân sách và chủ động kêu gọi xã hội hóa trong công tác tu bổ, tôn tạo các di tích, UBND các quận, huyện, thị xã cần sớm chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin hoàn thành công tác kiểm kê, phân loại, đánh giá hiện trạng di tích trên địa bàn. Qua đó làm cơ sở xây dựng các kế hoạch hoạt động nghiệp vụ như xếp hạng, cắm mốc giới, sưu tầm bổ sung hồ sơ tư liệu di tích, tu bổ, tôn tạo di tích và các hoạt động phát huy giá trị; gắn kết việc bảo tồn di tích với phát triển du lịch.

Đồng thời, Sở Văn hóa và Thể thao sớm tham mưu với UBND thành phố kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản hướng dẫn về công tác quản lý nguồn công đức tại các di tích, nhằm bảo đảm quản lý thu - chi từ nguồn công đức được thực hiện minh bạch, hiệu quả, đóng góp vào công tác tu bổ các di tích. Cùng với đó, cần rà soát, lập danh sách các di tích xuống cấp theo thứ tự ưu tiên; quan tâm bố trí kinh phí tu bổ, tôn tạo di tích giai đoạn (2019-2021) và những năm tiếp theo. Trong đó, ưu tiên di tích xuống cấp nghiêm trọng, di tích có tiềm năng phát triển du lịch.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cơ hội khám phá tinh hoa di sản kiến trúc Hà Nội
    Trên những tuyến phố như Ngô Quyền, Lê Thánh Tông, Tràng Tiền… của quận Hoàn Kiếm có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng. Hằng ngày, người ta vẫn đi qua, hoặc chỉ dừng lại để… “check-in”. Tuy nhiên, những công trình ấy lưu giữ những… bí mật lộ thiên ấy không phải đều mở cửa thường xuyên để đón khách. Với mong muốn tạo cơ hội cho công chúng khám phá “tuyến đường di sản này”, Ban Tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã xây dựng một tour khám phá tinh hoa di sản kiến trúc. Đây sẽ là dịp để công chúng vừa được “chạm” vào quá khứ, vừa được trải nghiệm nhiều loại hình nghệ thuật, thỏa mãn mỹ cảm của nhiều giác quan.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • [Podcast] Chính sách vượt trội phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng đối với Hà Nội
    Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra nhiệm vụ xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp. Để thành phố Hà Nội hiện thực hóa nhiệm vụ này, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có chính sách vượt trội để phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (mô hình TOD) cho Hà Nội.
  • Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần là bảo vật quốc gia
    Chum gốm hoa nâu Hiệp An là vật chứng tiêu biểu góp phần tạo nên truyền thống riêng biệt của nghề gốm truyền thống Việt Nam ở thế kỷ 13...
  • Bắc Bộ chính thức đón không khí lạnh
    Dự báo, chiều tối và đêm nay 22/10, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực vùng núi Đông Bắc bộ...
Đừng bỏ lỡ
  • Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đặng Thiêm Một đời cần mẫn “hút nhụy hoa xây mật”
    Tôi biết nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đặng Thiêm từ cuối năm 2008, sau khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội. Theo đó, một số hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tây (chuyên sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian) cũng nhập vào mái nhà chung là Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội, trong đó có Đặng Thiêm. Dần dà qua công việc, chúng tôi thân thiết và quý mến nhau. Mỗi lần trò chuyện với ông lão quắc thước, thông tuệ nhiều mặt, tôi lại nhớ tới lời của GS.TS Mai Quốc Liên: “Vẫn biết là trời cho tuổi thọ, nhưng chủ yếu là người hiền đức thế nào thì mới được đặc ân như thế!”.
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Văn Mạnh
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Văn Mạnh.
  • Việt Nam giành 3 giải Vàng tại Liên hoan Nghệ thuật châu Á - Thái Bình Dương
    3 giải thưởng trên được trao cho: NSND Lệ Ngọc với tiết mục Cô Đôi Thượng Ngàn; NSƯT Nguyễn Văn Hải và Phạm Thị Hồng với tiết mục Bèo dạt mây trôi. Trong đó, giải thưởng của NSND Lệ Ngọc đạt mức “Gold Plus”, giải Vàng đặc biệt. Ngoài ra, các nghệ sĩ múa của Sân khấu Lệ Ngọc được trao cúp kỷ niệm dàn múa phụ họa xuất sắc của Ban tổ chức.
  • Triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan”
    Nhân dịp kỉ niệm 30 năm ra đời bộ truyện “Thám tử lừng danh Conan”, từ 26/10 đến 25/12/2024, NXB Kim Đồng phối hợp với Tagger tổ chức triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan” tại trụ sở Nhà xuất bản (55 Quang Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là cơ hội cho các fan của Thám tử Conan tại Việt Nam được quay về trong ký ức tuổi thơ, thế giới phá án và truy tìm sự thật cùng các vụ án giả lập bí ẩn, hấp dẫn…
  • Khởi công vở tuồng lịch sử “Đoạn Thâm Tình”
    “Đoạn thâm tình” kể về những năm cuối cùng thời vua Lê Hiền Tông và hai năm đầu thời vua Lê Chiêu Thống. Vở diễn do Đoàn nghệ thuật truyền thống, Nhà hát Tuồng Việt Nam dàn dựng.
  • Quảng bá các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận qua điện ảnh
    Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII).
  • Tái hiện lễ khao lề thế lính Hoàng Sa giữa lòng Hà Nội
    Đây là hoạt động trong Chương trình “Biển, đảo trong lòng đồng bào” diễn ra vào tháng 10 tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.
  • [Infographic] 4 giải pháp thực hiện kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Thủ đô Hà Nội đến 2025
    Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Kế hoạch 294/KH-UBND về việc Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đến 2025 và các năm tiếp theo. Để thực hiện hiệu quả Kế hoạch này, UBND Thành phố Hà Nội đặt ra 4 giải pháp, qua đó bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô vì sự phát triển bền vững của đất nước, thực hiện thắng lợi Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 và Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội.
  • “Đoài Melody” thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển, lan tỏa sự giao thoa văn hóa xứ Đoài với Thăng Long – Hà Nội
    “Đoài Melody” – chương trình hòa nhạc đặc biệt được Thị xã Sơn Tây tổ chức tối 19/10 tại không gian phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, đã thu hút hàng nghìn khán giả, qua đó khơi dậy nguồn lực phát triển du lịch văn hóa, góp phần thúc đẩy công nghiệp văn hóa Thành phố Hà Nội nói chung phát triển.
  • Gần 1.500 nghệ sĩ, diễn viên tham gia Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024
    Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 sẽ diễn ra từ ngày 25/10 đến ngày 15/11 tại Trung tâm Văn hóa thành phố Cần Thơ.
Huy động nguồn lực tu bổ, tôn tạo di tích
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO