Chính sách & Quản lý

“Hồi sinh” di tích gắn liền với danh nhân Ưng Bình - người đưa Ca Huế từ trong Cung đình ra dân gian

Hương Giang 09:29 07/06/2024

Sau hơn một năm tu bổ, di tích Ưng Bình tại Châu Hương Viên (phường Vỹ Dạ, TP Huế) gắn với danh nhân có công trong việc phát triển thơ văn, tuồng, Ca Huế đã được khánh thành, đưa vào sử dụng.

447852368_1555165425343596_1992932013214133234_n.jpg
Cắt băng khánh thành công trình bảo tồn, tu bổ di tích Ưng Bình tại Châu Hương Viên (ảnh: BM-MĐ).

Ngày 6/6, Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khánh thành dự án trùng tu di tích Ưng Bình tại Châu Hương Viên (phường Vỹ Dạ, TP Huế). Đây là công trình gắn liền với danh nhân Ưng Bình Thúc Giạ Thị - người có công rất lớn trong việc phát triển thơ văn, tuồng, Ca Huế.

Ưng Bình Thúc Giạ Thị (1877-1961) tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Bình (Ưng Bình là tên, hiệu là Thúc Giạ Thị) sinh ra tại làng Vỹ Dạ, trong một gia đình hoàng tộc có truyền thống văn chương. Với sự nghiệp văn chương đồ sộ nên đã để lại gần 2.000 bài thơ chữ Việt và chữ Hán cùng nhiều vở tuồng nổi tiếng, người có công lớn trong việc hình thành và phát triển Ca Huế thính phòng, đưa Ca Huế từ diễn xướng trong Cung đình ra dân gian và đã sáng tác nhiều lời cho các bài Ca Huế.

Những sáng tác của Ưng Bình Thúc Giạ Thị và những “Thi đàn, Thi xã” do Ưng Bình Thúc Giạ Thị lập ra tại Châu Hương Viên đã góp phần hình thành nên các Câu lạc bộ về Ca Huế. Đến nay, tại Thừa Thiên Huế với hơn 500 nghệ nhân, nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công thường xuyên tham gia các chương trình biểu diễn nghệ thuật để phục vụ người dân và du khách.

Châu Hương Viên là địa điểm ghi dấu cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị, một địa chỉ văn hóa Huế, đặc biệt đối với những nghệ sĩ và người yêu Ca Huế. Đây là công trình kiến trúc độc đáo có giá trị về lịch sử văn hóa gồm ngôi nhà rường ba gian hai chái và một số công trình phụ như Lộc Minh Đình, Bình phong, sân vườn... Trải qua gần 90 năm tồn tại công trình đã xuống cấp nặng nề bởi sự tác động của thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, cùng với sự hoang phế do thiếu người chăm sóc, bảo quản...

Sau gần 15 tháng thi công, di tích Châu Hương Viên đã được Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế bảo tồn trùng tu hoàn thành, cải tạo không gian cảnh quan khu vực. Đây là dấu ấn quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể ở Thừa Thiên Huế, nhất là gắn với danh nhân Ưng Bình - Người có công lao to lớn trong việc phát triển thơ văn, tuồng, Ca Huế, loại hình nghệ thuật riêng có của Huế đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể.

447900822_1555168662009939_3869944103770086385_n.jpg
Biểu diễn Ca Huế bên trong di tích Ưng Bình tại Châu Hương Viên (ảnh: BM-MĐ).
447890924_1555168848676587_6451024774416827588_n.jpg
Trưng bày ở di tích Ưng Bình tại Châu Hương Viên (ảnh: BM-MĐ).

Trong thời gian tới, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế hướng đến xây dựng nơi đây trở thành một địa chỉ sinh hoạt văn hóa nói chung, Ca Huế nói riêng và điểm tham quan du lịch, góp phần bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa tại Thừa Thiên Huế./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
“Hồi sinh” di tích gắn liền với danh nhân Ưng Bình - người đưa Ca Huế từ trong Cung đình ra dân gian
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO