Chính sách & Quản lý

Di tích đền Cố Lê (Hà Nội) cần sớm được trùng tu, tôn tạo

Hoa Quỳnh - Hải Truyền 17/09/2023 06:26

Có tuổi đời gần 200 năm, là công trình do chính vua Tự Đức cho xây dựng và là nơi thờ tự 33 vị trung quân ái quốc nhưng đền Cố Lê (ngõ 124, đường Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) đã xuống cấp nghiêm trọng và đứng trước nguy cơ sụp đổ.

z4697339157782_61e7e073b19533e82364cde789bf36b9(1).jpg
Cổng vào di tích lịch sử đền Cố Lê ở ngõ 124, đường Thụy Khuê, quân Tây Hồ, TP Hà Nội.

Đền Cố Lê còn có tên gọi "Cố Lê tiết nghĩa từ" là ngôi đền cổ được vua Tự Đức cho khởi công xây dựng từ năm Đinh Tỵ (1857) và hoàn thành vào năm Canh Thân (1860). “Cố Lê tiết nghĩa từ” là nơi thờ tự 33 vị trung quân ái quốc, trong đó có 23 vị “Trung thần tiết nghĩa” được thờ chính và 10 vị tòng tự được phụ thờ. Tư liệu lịch sử để lại, trong số những vị được thờ tại đây có 12 vị họ Nguyễn, 8 vị họ Lê, 8 vị họ Trần và một số họ khác.

Đền Cố Lê có diện tích khoảng hơn 230m2, được xây theo lối kiến trúc chữ Nhị. Trong đền có 5 gian, bố cục theo kiểu "Trùng thiềm điệp ốc", đây là một trong những kiến trúc nhà truyền thống của Việt Nam với cấu tạo nhà kép hai mái trên một nền.

Theo ghi nhận của phóng viên, mặc dù ngôi đền nằm trong ngõ nhỏ nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân sinh sống ở đây. Vào các ngày mùng 1 và ngày Rằm hằng tháng, người dân lại tập trung trước đền để cùng nhau quét dọn, thắp hương, những ngày lễ lớn còn cùng nhau nấu cỗ dâng đền vô cùng nhộn nhịp. Đối với người dân ở đây ngôi đền là một tài sản chung, họ cùng nhau gìn giữ bảo vệ và tỏ lòng thành kính tuyệt đối.

Người dân ở đây cho biết, trước kia đã có khoảng thời gian rất dài đền Cố Lê bị chiếm dụng trái phép. Trải qua quá trình đấu tranh quyết liệt kéo dài hơn chục năm, với sự vào cuộc của chính quyền địa phương đến năm 2018 đền Cố Lê mới được chính thức trả lại cho người dân quản lý và hương khói.

z4697341080186_87893e53d2b11921d038a66fb1ba797c.jpg
Bia đá được dựng trong đền Cố Lê.

Năm 2019, đền Cố Lê được công nhận là di tích lịch sử cấp Thành phố và đến năm 2021 đã được đề nghị trùng tu, tôn tạo. Chính quyền phường, tổ dân phố cũng đã vận động những gia đình sinh sống lân cận tạo điều kiện để hoạt động cải tạo được diễn ra suôn sẻ, người dân đồng thuận ủng hộ, chỉ còn một vài vướng mắc nhỏ chờ cơ quan chức năng thẩm định trong việc định giá đền bù cho diện tích cần giải phóng phục vụ công tác tu bổ, tôn tạo ngôi đền đúng với phương án được thông qua, nhưng đúng thời điểm đó do dịch Covid-19 bùng phát nên hoạt động này phải hoãn lại.

Sang năm 2022, dự án tu bổ, tôn tạo đền Cố Lê đã được tái khởi động. Trong Thông báo số 137/TB-UBND ngày 4/10/2022 của UBND phường Thụy Khê về việc tạm dừng hoạt động đón tiếp khách đến tham quan, lễ tại đền Cố Lê do bà Nguyễn Thị Việt Hà, Phó Chủ tịch UBND Phường ký cũng đã nêu rõ: “Trước thực trạng xuống cấp của Di tích, UBND Quận đã chấp thuận chủ trương đầu tư, tu bổ, tôn tạo bằng nguồn vốn đầu tư công và giao Ban quản lý dự án (QLDA) Quận làm chủ đầu tư. Hiện dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư để sớm triển khai thi công trong năm 2023…”.

Tuy nhiên, đến thời điểm này là trung tuần tháng 9/2023 dự án tu bổ, tôn tạo đền Cố Lê vẫn “án binh bất động”. Rất nhiều người dân sinh sống tại đây đã bày tỏ sự lo ngại với thực trạng xuống cấp của ngôi đền đã vượt ngưỡng báo động, mọi hạng mục kiến trúc đều có nguy cơ đứt gãy và đổ sập bất cứ lúc nào.

Từ những phản ánh của người dân, chúng tôi đã đến trực tiếp di tích lịch sử đền Cố Lê. Thực trạng cho thấy, so với thời điểm cách đây một năm trước di tích xuống cấp trầm trọng hơn rất nhiều. Toàn bộ phần mái ngói đã hư hỏng, kết cấu của ngôi đền phải chống đỡ bằng cách hàn các khung sắt. Hệ thống kèo, đòn tay, rui mè do ngấm nước mưa lâu ngày đã mục ruỗng và gãy lìa, các bức tường nứt vỡ loang lổ, các chân cột mục ruỗng không còn khả năng chống đỡ,… Theo những người dân cho biết, sự xuống cấp của đền Cố Lê một phần lớn là do hậu quả để lại từ khoảng thời gian dài tranh chấp. Tuy biết là không an toàn nhưng bà con ở đây không muốn để các ban thờ hương tàn khói lạnh nên vào các dịp ngày Rằm, mùng một, mọi người vẫn đến quét dọn, bày lễ, dâng hương, hoa. Từng ngày trôi qua, người dân ở đây càng mong mỏi ngôi đền sớm được tu bổ và tôn tạo lại.

z4682009269386_54ac1e347639c0972259c2f4048ff240.jpg
Chính điện đền Cố Lê trong cảnh xuống cấp cực kỳ nghiêm trọng.

Để giải đáp những băn khoăn của người dân, phóng viên Tạp chí Người Hà Nội đã có buổi gặp và trao đổi với lãnh đạo UBND phường Thụy Khuê. Nói về kế hoạch tu bổ, tôn tạo đền Cố Lê, ông Lê Văn Thủy, Chủ tịch UBND Phường cho biết: “Đền Cố Lê là di tích lịch sử cấp Thành phố, đối với những công trình đã được xếp hạng thì khi cần tu bổ, tôn tạo phải được sự thông qua của các cơ quan quản lý và phải hoàn thành rất nhiều thủ tục. Đến tháng 12/2022 thì dự án tu bổ, tôn tạo đền Cố Lê cũng đã được UBND quận Tây Hồ phê duyệt. Ban QLDA Quận cũng đã lên phương án thiết kế, ra bản vẽ thi công để trình cơ quan chuyên môn thẩm định. Các bước cơ bản đã hoàn thành, hiện chỉ còn công tác lựa chọn nhà thầu. Dự kiến công trình sẽ được khởi công trong tháng 10 hoặc chậm là tháng 11 năm 2023”.

Ông Thủy cũng chia sẻ thêm, đền Cố Lê từ lâu đã là không gian sinh hoạt văn hóa tâm linh quan trọng đối với người dân sinh sống ở đây. Nguyện vọng của bà con rất chính đáng, UBND quận Tây Hồ và phường Thụy Khuê cũng coi đây là dự án ưu tiên để tu bổ, tôn tạo.

Như vậy là đền Cố Lê sẽ được tu bổ và tôn tạo lại theo đúng ý nguyện của người dân, thời gian thực hiện dự án cũng đã được ấn định. Tuy nhiên, do toàn bộ kết cấu của ngôi đền đã xuống cấp nghiêm trọng, thời gian này lại đang trong mùa mưa bão, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro, để đảm bảo an toàn thì bà con nhân dân hãy tạm dừng các hoạt động tham quan, quét dọn hoặc cúng bái cho đến khi ngôi đền được hạ giải và tu bổ, tôn tạo lại./.

Một số hình ảnh về thực trạng xuống cấp nghiêm trọng của di tích lịch sử đền Cố Lê:

z4682009076514_213ed1e4451266118f66fb7764d7d2a6.jpg
z4682009140324_587e2a818168411fb6041f1113234430.jpg
Mái ngói đã hoàn toàn hư hỏng.
z4682009020964_e4971df403a314a87f258cd288b2419d.jpg
z4697338849321_39c96e8ee312329a83a4bcfe74a0603c.jpg
Hệ thống kèo, đòn tay, rui mè đã mục ruỗng và gãy lìa.
z4697338570688_c5a8c5c142862005a970b2c7fa0b0cc0.jpg
z4697343586165_1cd0a70dbebe9fa38d64cd70173fcc42.jpg
Các chân cột mục ruỗng không còn khả năng chống đỡ.
z4682009190332_cea42c25d035cd6ee392af45ca8d3214.jpg
z4697338783667_e667b4edccaa94819b376eb2bfc88a0d.jpg
Ngôi đền còn "đứng" được đến ngày hôm nay là hoàn toàn phải nhờ vào hệ thống khung sắt được hàn để chống đỡ.
Bài liên quan
  • Quần thể di tích núi Hoàng Xá: Cần được bảo tồn xứng tầm giá trị lịch sử
    Núi Hoàng Xá (thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, Hà Nội) nằm trong hệ thống “thập lục đại danh sơn” của phủ Quốc Oai xưa. Dưới chân núi Hoàng Xá có động Hoàng Xá là một di tích gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc trong các cuộc chống giặc ngoại xâm. Cùng với đó, nơi này còn lưu lại bút tích của những danh sĩ nổi tiếng bởi vẻ đẹp trầm mặc, thanh bình.
(0) Bình luận
  • Yêu cầu siết chặt quản lý di tích trên cả nước
    Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương đã ký ban hành công văn số 1218/BVHTTDL-DSVH gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh.
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chưa chấp thuận họp báo của Công ty Chị em rọt
    Liên quan tới sự việc chiều 14/3 tại Hà Nội, lần đầu tiên Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt (CER) tổ chức gặp mặt cung cấp thông tin về những "lùm xùm" gần đây, Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hà Nội cho biết đơn vị chưa cấp phép họp báo cho công ty này.
  • Ra mắt Trung tâm Bảo tồn Nghệ thuật Biểu diễn Truyền thống Việt Nam
    Chiều 7/3/2025, tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Nghệ thuật Biểu diễn Truyền thống Việt Nam chính thức ra mắt. Trung tâm được thành lập bởi Hội Bảo vệ quyền của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam (APPA) với mục tiêu trở thành cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, góp phần giữ gìn và lan tỏa nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại.
  • Quy hoạch bảo quản, tu bổ và phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Cảng quân sự Đông Hà
    Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 25/2/2025 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Cảng quân sự Đông Hà (Quảng Trị).
  • Khơi thông chính sách để du lịch cộng đồng bứt phá
    Vừa qua, nhiều người dân kiến nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) cần ban hành hoặc hướng dẫn cụ thể khung chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt là về mức hỗ trợ cho người dân, giúp các địa phương có cơ sở thực hiện các chính sách hỗ trợ theo quy định tại Luật Du lịch 2017 (Điều 19), như hỗ trợ về trang thiết bị ban đầu, xúc tiến sản phẩm du lịch cộng đồng…
  • Hà Nội chuẩn bị ra “Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống”
    UBND TP Hà Nội vừa có Thông báo số 66/TB-VP về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Thu Hà tại cuộc họp nghe báo cáo công tác quản lý nhà nước về di tích di sản và tổ chức lễ hội trên địa bàn Thành phố.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hương hoa mùa xuân tụ trong chén trà
    Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
  • Trao 15 giải thưởng cuộc vận động sáng tác “Bài ca thống nhất”
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Ban Tổ chức Cuộc vận động sáng tác “Bài ca thống nhất” vừa tổ chức trao 15 giải thưởng cho các tác giả – tác phẩm xuất sắc nhất tham gia cuộc vận động.
  • Hà Nội: Học sinh Hoàn Kiếm xuất sắc đạt giải nhất cuộc thi quốc tế Codeavour 6.0
    Từ ngày 29 - 30/3, Vòng chung kết quốc gia tại Việt Nam cuộc thi Codeavour 6.0 đã được tổ chức ở Hà Nội và TP. HCM. Đặc biệt, giải Nhất chung cuộc thuộc về các đội đến từ trường Tiểu học Tràng An và trường THCS Trưng Vương đều thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • VinFast Green tiếp tục “hot rần rần” sau kỷ lục cọc
    Sức hút của VinFast Green không chỉ thể hiện ở kỷ lục trong 8 ngày vàng mở bán mà còn bởi sự đón nhận nhiệt tình của đông đảo khách hàng trong thời gian “hậu mở cọc sớm”. Nhiều khách hàng cho rằng, với giá trị kinh tế dài lâu cùng sự bền bỉ và thân thiện với môi trường, VinFast Green đang thắng thế hoàn toàn so với xe xăng cùng phân khúc.
Đừng bỏ lỡ
Di tích đền Cố Lê (Hà Nội) cần sớm được trùng tu, tôn tạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO