Chính sách & Quản lý

Kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động biểu diễn Ca Huế trên sông Hương

Hương Giang 18:40 30/05/2024

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các sở, ban ngành liên quan đi kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động tổ chức và biểu diễn Ca Huế trên sông Hương vào ngày 28/5.

2024.5.28.-kiemtraduthuyencahue4..jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu các chủ thuyền chấp hành nghiêm các quy chế quản lý hoạt động Ca Huế.

Theo Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, Ca Huế trên sông Hương là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật độc đáo của người dân Cố đô Huế. Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của Ca Huế đã được tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai và bước đầu đã thu được những kết quả quan trọng, từng bước khẳng định giá trị trong đời sống văn hóa nghệ thuật và trở thành sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tuy nhiên, để trở thành sản phẩm du lịch tiêu biểu và đặc sắc của Cố đô Huế và đáp ứng thị hiếu của người thưởng thức cũng như thị trường du lịch thì nghệ thuật Ca Huế và Ca Huế trên sông Hương đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức từ hình thức tổ chức, chất lượng nghệ thuật, phong cách biểu diễn, công tác quản lý dịch vụ, đảm bảo an toàn trên sông, quảng bá sản phẩm...

Hiện nay, có 85 thuyền đang kinh doanh hoạt động phục vụ biểu diễn Ca Huế và du thuyền trên sông Hương tại bến thuyền Tòa Khâm (TP Huế). Theo đó, trên cơ sở Quyết định 61/UBND/2021 về Quản lý hoạt động vận tải khách Du lịch bằng đường thủy nội địa và Quyết định số 21/UBND về việc ban hành Quy chế quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế ngày 13/05/2024, Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành kiểm tra một số nội dung như lắp đặt Camera giám sát biểu diễn ca Huế tại các thuyền, hoạt động bán vé, đón và trả khách cùng các hệ thống bến bãi, công trình phụ trợ hiện đang xuống cấp…

Trong thời gian qua công tác tổ chức các dịch vụ ca Huế vẫn còn một số tồn tại nên đã yêu cầu đổi mới quy chế có các biện pháp chấn chỉnh, xây dựng các quy trình, tổ chức hiệu quả biểu diễn ca Huế.

Tại buổi kiểm tra, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị các thuyền phải lắp camera, các đơn vị tổ chức sự kiện phải đăng ký, việc tổ chức bán vé cũng như các hoạt động dịch vụ một cách quy chuẩn, tuân thủ quy định về bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội, môi trường, y tế và phòng, chống cháy nổ, phao cứu sinh, áo phao, các điều kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan trước và trong quá trình vận chuyển khách tham gia chương trình biểu diễn Ca Huế trên sông Hương. Các cơ quan đơn vị cần phối hợp trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để báo cáo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế kịp thời và tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động ca Huế.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu các ban ngành liên quan khẩn trương có các giải pháp đưa hoạt động tổ chức và biểu diễn ca Huế trên sông Hương vào khuôn khổ, nề nếp để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của địa phương nói riêng, đồng thời chấn chỉnh môi trường du lịch, trật tự đô thị nói chung trước thềm tuần lễ Festival Huế 2024.

2024.5.28.-kiemtraduthuyencahue5..jpg
Trên sông Hương hiện có 85 thuyền đang kinh doanh hoạt động phục vụ biểu diễn Ca Huế.

Trước đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế. Trong đó, quy định kỹ về hoạt động biểu diễn ca Huế trên sông Hương như phải đảm bảo có ít nhất 7 diễn viên, nhạc công khi biểu diễn trên thuyền nhỏ (thuyền đơn) với lượng khách dưới 15 người và ít nhất 8 diễn viên, nhạc công khi biểu diễn trên thuyền lớn (thuyền đôi) với lượng khách 15 người trở lên, các loại thuyền du lịch khác, có ít nhất 3 trong 4 loại nhạc cụ là đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn nguyệt… Các thuyền du lịch có hoạt động tổ chức biểu diễn Ca Huế phải lắp đặt từ 2 đến 3 camera giám sát tại khu vực biểu diễn (dữ liệu lưu trữ tối thiểu 7 ngày) được kết nối với hệ thống thông tin của cơ quan quản lý khi tham gia hoạt động biểu diễn…

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
  • Cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Tổng Bí thư Tô Lâm trong các bài viết, bài nói gần đây đã nhấn mạnh đây là thời điểm Việt Nam “hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và kỷ nguyên đổi mới. Đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ rõ cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
Kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động biểu diễn Ca Huế trên sông Hương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO