Hầm đường bộ qua đường Trần Quang Khải được xây dựng như thế nào?
kinhtedothi|14/07/2022 17:37
Hầm đường bộ có kết hợp cho người đi bộ nối từ phố Trần Nguyên Hãn sang phố Chương Dương Độ sau khi hoàn thành được kỳ vọng giải quyết cơ bản điểm xung đột giao thông tại khu vực. Công trình này có thể đóng mở khi điều kiện thời tiết không an toàn.
UBND TP Hà Nội vừa có Văn bản số 2129-QĐ/UBND về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư Xây dựng hầm đường bộ có kết hợp cho người đi bộ nối từ phố Trần Nguyên Hãn sang phố Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm. Dự án do UBND quận Hoàn Kiếm làm chủ đầu tư.
Trao đổi nhanh với PV Giaothonghanoi, ông Trịnh Hoàng Tùng - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hoàn Kiếm cho biết: “Hiện nay, giao thông quận Hoàn Kiếm đã được quy hoạch ổn định, tuy nhiên, việc kết nối giao thông giữa khu vực trong đê và ngoài đê sông Hồng còn một số bất cập gây tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. Mục tiêu của việc xây dựng hầm đường bộ qua đường Trần Quang Khải nhằm giải quyết cơ bản điểm xung đột giao thông tại khu vực, đảm bảo an toàn giao thông, tăng cường khả năng khai thác các tuyến đường, khai thác hiệu quả quỹ đất dôi dư hiện có của phường Chương Dương và phường Phúc Tân để phát triển kinh tế - xã hội”.
Phối cảnh hầm đường bộ qua đường Trần Quang Khải.
Theo ông Trịnh Hoàng Tùng, hiện nay việc kết nối giữa khu vực trong và ngoài đê bằng 5 cửa khẩu, tuy nhiên, cửa khẩu nối từ phố Trần Nguyên Hãn sang phố Chương Dương Độ có lưu lượng giao thông cao nhất, việc giải quyết ùn tắc tại nút giao này sẽ giảm thiểu áp lực cho tất cả các nút khác. Do tính cấp thiết của công trình, dự kiến sẽ được khởi công trong quý 4 năm 2022 và hoàn thành trong quý 3 năm 2023.
“Việc xây dựng hầm chui rất phù hợp với hiện trạng giao thông của khu vực. Chúng tôi sẽ thực hiện theo 3 giai đoạn. Đến nay, giai đoạn 1 gồm có, giải phóng mặt bằng đã được hoàn thành xong. Đối với phương án đảm bảo an toàn đê, cũng đã được nghiên cứu và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông cơ bản đồng thuận. Chúng tôi sẽ thi công 2 cửa phai gồm cả tự động và đóng mở thủ công để đề phòng thiên tai, hoạc trong trường hợp khẩn cấp có thể đóng cửa hầm” – ông Trịnh Hoàng Tùng thông tin thêm.
Việc kết nối giao thông giữa khu vực trong đê và ngoài đê sông Hồng còn một số bất cập gây tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm.
Theo phê duyệt của UBND TP Hà Nội, dự án xây dựng hầm đường bộ qua đường Trần Quang Khải nối từ phố Trần Nguyên Hãn sang phố Chương Dương Độ có kết cấu hầm bằng bê tông cốt thép khẩu độ BxH=18,25x3,2m; chiều dài L=15,7m. Bao gồm các hạng mục: Hầm chui; nút giao; công trình hạ tầng kỹ thuật; tường chắn; cửa phai; tổ chức giao thông và một số công trình phụ trợ khác. Diện tích sử dụng đất khoảng 1,60ha.
Chiều cao tĩnh không của công trình h=3,2m; chiều dài hầm 15,7m; mặt ngoài tường thân và vòm hầm được trang trí tạo dáng kiến trúc phù hợp với cảnh quan khu vực; Bố trí cấu tạo cửa hầm kết nối hệ thống cửa phai tự động và thủ công hai đầu hầm. Bố trí cửa phai tự động và cửa phai lắp ghép để đảm bảo an toàn lũ tại 2 cửa hầm. Vuốt dốc đoạn đường Trần Quang Khải trên cao qua đỉnh hầm về 2 phía… với tổng mức đầu tư toàn bộ dự án là hơn 100 tỷ đồng.
Giao thông diễn ra tại nút giao Trần Nguyên Hãn sang phố Chương Dương Độ diễn ra xung đột.
Phương tiện "cắt mặt nhau" khiến cho việc di chuyển thêm nguy hiểm.
Hiện trạng nút giao.
Dự án sau khi hoàn thành sẽ cơ bản giải quyết được xung đột giao thông qua khu vực.
Hầm đường bộ được thiết kế cửa đóng lại trong trường hợp khẩn cấp.
Bên cạnh phương tiện, người đi bộ cũng có thể di chuyển qua hầm.
Hầm đường bộ sẽ có cửa đóng bằng điện và đóng bằng tay được bố trí 2 đầu.
Dự kiến hầm đi bộ sẽ được hoàn thành trong quý 3 năm 2023.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh đã ký ban hành Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng) nhằm cụ thể hóa định hướng Quy hoạch phát triển hệ thống y tế Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Quy hoạch phân khu đô thị H1-4 tỷ lệ 1/2000 được phê duyệt.
Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận nói rằng ông “không có một chút ngỡ ngàng nào về lịch sử Điện Biên”, bởi từ thuở bé, ông đã tìm hiểu lịch sử dân tộc mình. Bắt tay vào thiết kế bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng là lần đầu tiên ông bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc, làm thế nào để chuyển hóa những tình cảm của mình về Điện Biên trong công việc sáng tạo. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, khu Trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 là hai công trình đầu tiên khẳng định ông có duyên với mảnh đất này.
Nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp, sáng ngày 22/7, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội) phối hợp với Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam (Omega Plus) và Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức tọa đàm "Kiến trúc Pháp - Đông Dương - từ góc nhìn di sản". Tọa đàm giúp độc giả hiểu hơn về những di sản, giá trị văn hóa, lịch sử thông qua những câu chuyện về công trình kiến trúc Pháp - Đông Dương nổi tiếng tại Hà Nội.
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển nhà Constrexim (Constrexim - Hod) ra đời năm 2007 trong niềm phấn khởi và kỳ vọng của người “thuyền trưởng” Nguyễn Đức Cây cùng các thành viên Công ty. Trải qua chặng đường 15 năm hình thành và phát triển Constrexim - Hod đã từng bước khẳng định được vị thế trong “làng” kinh doanh bất động sản Việt Nam.
Hà Nội hôm nay là một thủ đô văn minh, hiện đại với những tòa nhà mang kiến trúc ấn tượng, độc đáo. Hãy cùng chiêm ngưỡng một thành phố vẫn lẫn mình trong nhịp thở thời gian nhưng đang ngày ngày thay áo mới, sôi động và hiện đại qua những tòa nhà có kiến trúc độc đáo của Thủ đô.
Thành phố Hà Nội đang chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa, nơi hội tụ và lan tỏa giá trị văn hóa của cả nước. Để phát triển bền vững, Hà Nội không chỉ phải vươn lên, phải hướng tới cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực và quốc tế mà đồng thời vẫn phải giữ được bản sắc văn hiến Thăng Long.
Xây dựng môi trường văn hóa không phải là vấn đề mới đặt ra trong thời hiện đại mà đã được người Việt quan tâm từ rất sớm. Từ thời xa xưa, người Việt đã hình thành nên phong tục, tập quán vừa như luật lệ, vừa như đạo lý để điều chỉnh hành vi cộng đồng. Trên nền tảng đó, các làng xã dần hình thành hương ước - bước phát triển cao hơn, có tính chế tài và tổ chức rõ ràng. Cả phong tục lẫn hương ước, qua nhiều thế hệ đã góp phần định hình môi trường văn hóa truyền thống: kỷ cương, hài hòa, đậm đà bản sắc.
UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 190/KH-UBND ngày 18/7/2025 về Triển khai Phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số" trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2025-2030.
Chương trình tuyên truyền theo chủ đề "Hành trình an toàn, kiến tạo tương lai" nhằm nâng cao ý thức của người tham gia giao thông; Nâng cao nhận thức về văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên, đặc biệt là học sinh.
Khi được phát hiện, tháp Mỹ Khánh (xã Phú Vinh, TP Huế) nằm sâu trong lòng đất cát dưới mực nước biển và đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
Ngày 19/7, Đảng ủy phường Kim Liên đã tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định thành lập các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc và triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Kim Liên lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Vở kịch “Đối mặt” (tác giả Trịnh Huyền, đạo diễn NSND Tuấn Hải) do Nhà hát kịch Hà Nội dàn dựng, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp tổ chức biểu diễn tối 18/7 tại Rạp Công Nhân (số 42 Tràng Tiền, TP. Hà Nội) đã gây ấn tượng sâu sắc với người xem bởi sự chân thực, giàu cảm xúc và đầy tính nhân văn về những người chiến sĩ Công an dũng cảm, kiên cường.
Trong dòng chảy của đời sống văn hóa Việt, trà không chỉ là một thức uống quen thuộc mà còn là biểu tượng gắn liền với phong tục, nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Góp thêm một lát cắt sâu sắc vào bức tranh đó, nhà báo – nhà nghiên cứu Đỗ Quang Tuấn Hoàng vừa ra mắt công trình khảo cứu mới mang tên "Ngàn năm trà Việt", do Chibooks liên kết Nhà xuất bản Lao động phát hành tháng 7/2025. Cuốn sách là kết quả của hành trình nhiều năm miệt mài trải nghiệm, nghiên cứu, quan sát và ghi chép của tác giả.
Người làng Bá Dương Nội, xã Ô Diên, TP. Hà Nội xưa nay tự tay chế tác, chơi diều sáo như một nét văn hóa truyền thống. Năm 2024, “Hội Diều làng Bá Dương Nội” được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, và UBND TP. Hà Nội công nhận “nghề truyền thống Hà Nội”.
Ngày 18/7, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý đại diện văn nghệ sĩ, nhà khoa học, trí thức, chức sắc tôn giáo Thủ đô; Bí thư, Hiệu trưởng, Chủ tịch hội đồng các trường đại học, cao đẳng, học viện trên địa bàn Thành phố vào Dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ Thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Trong bối cảnh 6 tháng cuối năm 2025 là giai đoạn cao điểm với nhiều sự kiện chính trị - xã hội trọng đại, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Tây Hồ đã thống nhất ký kết Chương trình phối hợp công tác, hướng tới mục tiêu xây dựng phường phát triển toàn diện, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, phát huy hiệu quả mô hình chính quyền hai cấp hoạt động gần dân, sát dân.
Ngày 18/7, Đảng ủy phường Sơn Tây (TP. Hà Nội) tổ chức Hội nghị công bố Quyết định thành lập Đảng bộ Doanh nghiệp và triển khai các nội dung chuẩn bị Đại hội Đảng bộ Doanh nghiệp lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Bên cạnh đó, Tiểu ban Văn kiện Đảng bộ phường vừa họp phiên thứ ba, xác định chủ đề, phương châm Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Sơn Tây lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Sáng 18/7, Thành uỷ Hà Nội tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý của đại diện chức sắc, tôn giáo, văn nghệ sĩ, các nhà khoa học, bí thư đảng uỷ, hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng các trường đại học, cao đẳng, học viện trên địa bàn Thành phố vào dự thảo Văn kiện Đại hội XVIII Đảng bộ Thành phố, nhiệm kỳ 2025-2030.