Kiến trúc

Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận và những công trình “lưu dấu” Điện Biên

Phương Thúy 11:38 10/05/2024

Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận nói rằng ông “không có một chút ngỡ ngàng nào về lịch sử Điện Biên”, bởi từ thuở bé, ông đã tìm hiểu lịch sử dân tộc mình. Bắt tay vào thiết kế bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng là lần đầu tiên ông bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc, làm thế nào để chuyển hóa những tình cảm của mình về Điện Biên trong công việc sáng tạo. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, khu Trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 là hai công trình đầu tiên khẳng định ông có duyên với mảnh đất này.

20161114082734-bao-tang-chien-thang-dien-bien-phu-gody-9-.jpg

Cách đây 10 năm, nhân kỉ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2014), bản thiết kế công trình Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận được tỉnh Điện Biên lựa chọn. Đối với ông, đó là một cơ duyên hiếm có và cũng là niềm tự hào khi được góp phần xây dựng hình ảnh của một địa danh lịch sử gắn liền với sự hi sinh của biết bao đồng bào và chiến sĩ để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.

Bảo tàng nhìn từ trên cao giống như một chiến mũ lưới, đường đi, lối vào được thiết kế giống hình ảnh công sự, giao thông hào với màu đá xám, gợi nhớ về chiến trường xưa. “Khi Bác Hồ trao đổi với Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các lãnh đạo của chiến dịch Điện Biên Phủ, một nhà báo Australia đã chụp được hình ảnh Người cầm chiếc mũ úp xuống mặt bàn, ý Bác muốn nói là phải đánh như thế. Tôi đã lấy ý tưởng chiếc mũ đó để thiết kế bảo tàng, đó là những nét riêng của Điện Biên. Người kiến trúc sư hơn kém nhau ở chỗ có huy động được tất cả yếu tố nghệ thuật, yếu tố nghề nghiệp vào tác phẩm của mình hay không. Có người cảm nhận ở góc độ này, có người cảm nhận ở góc độ khác nhưng khi nhìn vào tác phẩm phải tạo ra sự hứng khởi, sự liên hệ với nơi chốn, những điều kiện của địa phương, những hình ảnh quen thuộc mà người ta đã từng thấy trên mảnh đất đó” - kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận cho biết.

kts-nguyen-tien-thuan-2-.jpg
Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận

Để có được công trình Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ như hiện nay, kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận cho hay ông đã làm nhiều phác thảo để so sánh và trao đổi với chủ đầu tư. Có nhiều phương án, nhưng đều mang tinh thần làm thế nào để tác phẩm chứa đựng được những đặc trưng của đất và người Điện Biên cùng sự kiện Điện Biên Phủ lịch sử. Kiến trúc sư Nguyễn Văn Tất - Phó Tổng biên tập tạp chí Kiến trúc nhận định: Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thể hiện cách tiếp cận vấn đề đối với một công trình nghiêm túc, xử lý thấu đáo, nhiều cân nhắc. “Từ cách tiếp cận tính triết lý của công trình cho đến cách tiếp cận các điều kiện lịch sử, thời khắc của lịch sử, văn hóa, của những biểu hiện hình thức đến cách ứng xử, đã chuyển tải những điều đó thành một công trình có công năng hoàn chỉnh, thuyết phục, tròn trịa trong tuyến suy nghĩ của một kiến trúc sư” - kiến trúc sư Nguyễn Văn Tất nói.

Từ hình ảnh mái nhà của người Thái, kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận tiếp tục đưa ra ý tưởng cho khu tưởng niệm nghĩa trang đồi A1 với hình ảnh chữ A, 644 ngôi sao nhỏ trong đó (tương ứng số phần mộ trong khu nghĩa trang đồi A1) tạo nên một bức tường với ngôi sao vàng 5 cánh được gắn trang trọng trên đỉnh. Năm 2016, kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà lên Điện Biên. Đặt chân tới một không gian linh thiêng như nghĩa trang đồi A1, anh lại cảm giác nơi đây rất gần gũi, đời thường như chính những con người đã ngã xuống. “Mặc dù công trình của thầy Thuận cải tạo từ một cái cũ để ra được một hình mới ở phía trong nhưng nó có cảm giác hòa quyện lẫn vào nhau, trông cả hai không gian ấy đều khá đương đại. Tôi cũng hơi giật mình ở cách sử dụng những tín hiệu, chìa khóa của một lớp để ghép thành tổng thể. Chủ quan cá nhân thấy rằng những công trình gây cho mình xúc động như thế thì không nhiều” - kiến trúc sư Đoàn Thanh Hà chia sẻ.

baotangdienbienphu2.jpg

Những công trình ấy cũng là hành trình đầy kỉ niệm của kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận với Điện Biên, vừa hiện diện rõ sắc màu văn hóa Tây Bắc, với những mái nhà của người Thái, hoa văn thổ cẩm, hoa ban, những dòng suối chảy quanh núi đồi, ruộng lúa… vừa thể hiện sự thấu cảm của người sáng tạo với đời sống xã hội, khí hậu địa phương. Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận từng bộc bạch: “Một trong những điều quan trọng nhất để tìm ra được đề xuất sáng tạo của mình là phải xuất phát từ cuộc sống. Xuất phát từ hiện thực cuộc sống, nhu cầu đời sống người ta mong muốn gì thì mình đáp lại. Thứ hai là phải xuất phát từ đặc điểm khí hậu vùng miền đó. Kiến trúc không thoát ra khỏi môi trường sinh ra nó”. Do vậy, một công trình kiến trúc tạo được xúc cảm tinh thần cũng là tác phẩm nghệ thuật để lại nhiều dư âm cho cộng đồng. Riêng với Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 là những công trình của kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận đóng góp với mảnh đất và con người Điện Biên, tạo cho con người cảm xúc, trong một tinh thần linh thiêng khi nhớ về công lao của cha ông đã ngã xuống cho hòa bình của quê hương. Còn nói một cách dung dị thì ông được “đắm mình” trong câu chuyện Điện Biên: “Những bữa ăn trưa, ra tới phố, ra với người dân, véo một ít cơm nếp chấm với muối vừng… được sống trong tình cảm với Điện Biên. Chưa nói đến việc lúc nào cũng đọc về những câu chuyện Điện Biên, nghe những nhân chứng lịch sử kể chuyện đánh giặc Pháp…” - ông nói.

Không chỉ hai công trình trên, kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận còn có cơ duyên thiết kế cửa khẩu Tây Trang, với phương án kiến trúc lấy hồi nhà truyền thống của người Thái để thiết kế mặt đứng công trình, được thể hiện trên tỷ lệ lớn, tạo cảm giác vừa thân thuộc, vừa hoành tráng. Ông cũng là người được tín nhiệm để tạo dựng lại quang cảnh chiến trường Điện Biên Phủ xưa, trung tâm là hầm Đờ Cát, với mong muốn giữ lại một phần nào đó đủ để mọi người có thể cảm nhận không khí lịch sử. “Phải nói rằng bà con dân bản có lịch sử văn hóa rất lâu đời. Nhà người Thái ở đây rất sạch, họ dệt thổ cẩm vô cùng đẹp. Chính lúc ấy, được ngồi nói chuyện với già làng, được xem những sản phẩm của họ, được vào nhà đồng bào xem cách ăn ở, thì mình mới cảm nhận được cuộc sống có ý nghĩa ở chỗ bao nhiêu năm tháng họ phải chịu sức ép của cuộc chiến tranh như thế, cho đến bây giờ cuộc sống ổn định, tươi đẹp như này mà vẫn giữ được giá trị truyền thống ấy, cớ gì mà trong những tác phẩm của mình, những giá trị truyền thống ấy không được lưu giữ, gửi gắm” - ông nói.

panorama-dien-bien-p-01.jpg
Bên trong Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Dù đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng mỗi khi nhắc đến Điện Biên, dường như trong kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận vẫn còn nhiều cảm hứng sáng tạo, gần như là trách nhiệm khi ông vẫn không thôi nghĩ về đất và người Tây Bắc. Ông nói rằng: “Điện Biên còn việc và còn nhiều cơ hội cho anh em kiến trúc sư trẻ, để xây dựng một thành phố vẫn giữ được những giá trị di sản lịch sử. Tôi không ưu tiên cho địa phương nào, mà hầu như đã yêu đất nước mình, nếu đã tìm hiểu thì yêu lắm”. Có lẽ vì thế mà gương mặt tiêu biểu thế hệ kiến trúc sư thứ hai của nước nhà - kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận còn để lại dấu ấn của mình với những công trình ở nhiều tỉnh, thành phố, cụ thể: Nhà làm việc UBND Thị xã Hà Đông, UBND Thành phố Hà Nội, dự án cải tạo chợ Đồng Xuân, trụ sở bưu điện tỉnh Thanh Hóa, chợ dân sinh tại Đông Hà - Quảng Trị, Bảo tàng Đắc Lắk… Những công trình ấy đều để lại những ấn tượng tốt đẹp không chỉ về tạo hình mà còn mang ý nghĩa xã hội thiết thực. Trong những năm 70, 80 của thế kỉ XX, khi đất nước bắt đầu mở cửa, những sáng tạo của kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận đã mang đến luồng gió mới cho kiến trúc nước nhà “theo xu hướng kiến trúc hội nhập vào trào lưu hiện đại của thế giới, đồng thời thử nghiệm, tiếp biến bản sắc bằng hình thái cách tân, không mô phỏng, bắt chước”. Còn với riêng ông, mỗi khi có cơ hội thực hành kiến trúc ở địa phương nào, ông cũng đều xuất phát từ sự nghiêm túc trong nghiên cứu, tìm hiểu, đưa ra phương án thiết kế phù hợp, để “làm tốt hơn những gì đã từng làm” mà ông luôn tâm niệm./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tọa đàm về vẻ đẹp kiến trúc Hà Nội thời bao cấp
    Chiều ngày 11/10, tại không gian Caphé Trung Nguyên 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội đã diễn ra tọa đàm "Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc".
  • Góc nhìn di sản về những công trình kiến trúc Pháp tại Hà Nội
    Nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp, sáng ngày 22/7, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội) phối hợp với Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam (Omega Plus) và Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức tọa đàm "Kiến trúc Pháp - Đông Dương - từ góc nhìn di sản". Tọa đàm giúp độc giả hiểu hơn về những di sản, giá trị văn hóa, lịch sử thông qua những câu chuyện về công trình kiến trúc Pháp - Đông Dương nổi tiếng tại Hà Nội.
  • CONSTREXIM - HOD: Dấu ấn trên hành trình vươn ra biển lớn
    Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển nhà Constrexim (Constrexim - Hod) ra đời năm 2007 trong niềm phấn khởi và kỳ vọng của người “thuyền trưởng” Nguyễn Đức Cây cùng các thành viên Công ty. Trải qua chặng đường 15 năm hình thành và phát triển Constrexim - Hod đã từng bước khẳng định được vị thế trong “làng” kinh doanh bất động sản Việt Nam.
  • Những tòa nhà sở hữu kiến trúc đẹp nhất Hà Nội
    Hà Nội hôm nay là một thủ đô văn minh, hiện đại với những tòa nhà mang kiến trúc ấn tượng, độc đáo. Hãy cùng chiêm ngưỡng một thành phố vẫn lẫn mình trong nhịp thở thời gian nhưng đang ngày ngày thay áo mới, sôi động và hiện đại qua những tòa nhà có kiến trúc độc đáo của Thủ đô.
  • MIK Group được vinh danh Top 10 thương hiệu mạnh ngành bất động sản 2022
    Ngày 12/10/2022, tại Khách sạn Melia Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ Công bố và vinh danh Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2022 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam VnEconomy tổ chức, Tập đoàn MIK Group đã được vinh danh là 1 trong 10 thương hiệu mạnh năm 2022 ngành bất động sản.
  • Thư mời tham gia cuộc thi thiết kế biểu tượng và khẩu hiệu Hội Kiến trúc sư Hà Nội
    Hội Kiến trúc sư Hà Nội tổ chức Cuộc thi sáng tác biểu tượng và khẩu hiệu nhằm lựa chọn biểu tượng thể hiện rõ nét nhất tinh thần của các kiến trúc sư Hà Nội
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài cuối)
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nguyện trung thành và tiếp nối sự nghiệp vĩ đại của Người; phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước cách mạng, tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vững bước vào Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam đã đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm trên đường Bắc Sơn.
  • Hà Nội khởi công xây dựng cầu Tứ Liên
    Sáng 19/5/2025, UBND Thành phố tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) tại trước nút giao Dự án với đường Trường Sa (lý trình Km4+400 ).
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận và những công trình “lưu dấu” Điện Biên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO