Hà Nội tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TƯ và Chỉ thị số 24-CT/TƯ

Nhân Thịnh - Nguyễn Hồ| 25/05/2018 13:03

Sáng nay, ngày 25/5/2018 tại Hội trường Thành ủy Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa X) về “tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” và Chỉ thị số 24-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương “về phát triển nền đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới”. Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Uỷ viên Trung ương Đảng, phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đến dự và chủ trì Hội nghị.

Hà Nội tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TƯ và Chỉ thị số 24-CT/TƯ
Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng,UVTW Đảng, phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội phát biểu tại hội nghị.

Đến dự với hội nghị về phía Trung ương có đồng chí Trần Văn Bản, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam; đồng chí Bùi Thục Anh, phó Vụ trưởng, Vụ Văn hóa Văn nghệ Ban Tuyên giáo Trung ương; nhà văn Tùng Điển, phó Chủ tịch Thường trực, Ủy Ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam; đồng chí Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam; đồng chí Phạm Vũ Khánh, Cục trưởng Cục hành nghề y Dược Bộ Y tế.

Về phía thành phố có đồng chí Nguyễn Văn Phong, Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo thành ủy; đồng chí Phùng Thị Hồng Hà, Thành Ủy viên, phó Chủ tịch HĐND thành phố; đồng chí Ngô Văn Quý, Thành Ủy viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố cùng với các đồng chí đại diện lãnh đạo các ban Đảng Thành ủy, văn phòng Thành ủy, Đảng ủy khối các trường Đại học và Cao đẳng Hà Nội, mặt trận tổ quốc các đoàn thể thành phố, các đồng chí đại diện lãnh đạo các Sở Văn hóa - Thể thao, Sở Y tế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Đông y Hà Nội, Bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Nội, Hà Đông.

Sau 10 năm thực hiện chỉ đạo từ Bộ Chính trị và Ban Bí thư các cấp, các ngành của Thành phố Hà Nội đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nhằm phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới và nền đông y trong tình hình mới.

Về Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị, thành phố Hà Nội đã có nhiều thành tích đáng khen ngợi trong thực hiện Nghị quyết, cụ thể như:

Hà Nội là thành phố duy nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương được nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu cao quý “Thủ đô anh hùng”. Hiện nay, Hà Nội có hơn 5.900 di ích lịch sử văn hóa, trong đó là gần 2.400 di tích đã được thừa nhận, gần 1.200 di tích cấp quốc gia, hơn 1.200 di tích cấp thành phố. Trong đó, tổng số di sản văn hóa phi vật thể tính đến năm 2017 là gần 1.800 di sản, được UNESCO vinh danh 03 di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại, 16 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Hà Nội cũng đã được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể cho 39 nghệ nhân.

Hiện nay, Hà Nội đã có một số sự kiện văn hóa quốc tế có thể tạo ra thương hiệu cho Thành phố. Trong đó, đáng lưu ý hơn cả là Lễ hội âm nhạc Gió mùa Monson; Tuần kễ Thời trang quốc tế Việt Nam; Liên hoan phim quốc tế Hà Nội…

Bắt đầu từ năm 2016 là năm quốc gia khởi nghiệp. Với những thuận lợi to lớn để phát triển văn hóa, văn học nghệ thuật, Hà Nội sẽ là nơi gieo mầm những ước mơ khởi nghiệp, tạo cơ sở quan trọng để Hà Nội phát huy sức mạnh tổng hợp phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội nói chung, văn học, nghệ thuật nói riêng.

Bên cạnh đó vẫn còn có một số khó khăn mà văn học, nghệ thuật còn gặp phải: Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây chịu ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế toàn cầu nên nó đã tác động đến tư tưởng, đời sống tinh thần của nhân dân nói chung và đời sống văn học, nghệ thuật nói riêng. Nguồn lực đầu tư cho văn học, nghệ thuật còn hạn chế. Chế độ ưu đãi cho những người hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật còn thấp, chưa tương xứng với sức lao động, tâm huyết sáng tạo của các văn nghệ sĩ…

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng nhấn mạnh: “Chương trình công tác của thành phố về văn hóa, văn học nghệ thuật gắn với việc hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ của từng địa phương, đơn vị, quan tâm phát triển mạnh mẽ phong trào văn học nghệ thuật quần chúng, tìm kiếm và phát hiện các tài năng từ cơ sở. Hội Liên hiệp Văn học Nghệ Thuật Hà Nội là ngôi nhà chung, tập hơn hơn 3.400 hội viên của 9 hội chuyên ngành với nhưng tên tuổi hàng đầu của giới trí thức, văn nghệ sĩ Thủ đô và đất nước, cần phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo và phát triển nhất là sau đại hội IX của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ Thuật Hà Nội.”

Về Chỉ thị số 24-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương, thành phố cũng đã có được nhiều thành tích đáng khích lệ:

Hiện nay, toàn Thành phố có 18/30 hội đông y quận, huyện, thị xã được hỗ trợ kinh phí và trụ sở làm việc. Đối với hội đông y cấp Thành phố đã có 43 đơn vị quận, huyện, thị xã và chi hội trực thuộc. Về cấp cơ sở thì đến tháng 12 năm 2017 đã có 522 phòng chẩn trị của hội viện được cấp phép hành nghề, 260 tổ chức hội với gần 5.400 hội viên. Thành phố có 2 bệnh viện chuyên khoa y học cổ truyền đó là Bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Nội và Hà Đông. 13/13 bệnh viện đa khoa Thành phố, bệnh viện đa khoa tuyến huyện có khoa y học cổ truyền hoặc khoa Nội - Đông Y. Cùng với đó có gần 3.700 cơ sở hành nghề y dược học cổ truyền tư nhân.

Hội đông y các cấp đã đẩy mạnh các hoạt động khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, nhất là sử dụng các bài thuốc quý và phương pháp không dùng thuốc. Số người được điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc trong y học cổ truyền chiếm 25-30% tỷ lệ khỏi bệnh và có chuyển biến tốt đạt 80%, không có trường hợp nào bị tai biến đáng tiếc do dùng thuốc.

Về khó khăn trong thực hiện Chỉ thị 24-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương, Hội Đông y Hà Nội vẫn còn tồn động một số vấn đề:

Ngân sách nhà nước đầu tư cho đông y so với tây y còn thấp. Công tác nghiên cứu khoa học chưa được quan tâm đúng mức. Công tác quản lý thuốc y học cổ truyền còn hạn chế, chưa kiểm soát được giá cả và chất lượng thuốc trôi nổi trên thị trường. Công tác bảo tồn gen, quy hoạch vùng trồng dược liệu còn nhỏ lẻ, chưa có kế hoạch khoanh vùng dược liệu. Việc chuẩn hóa chất lượng lương y và công nhận người có bài thuốc gia truyền chưa được tổ chức thường xuyên. Một số nơi, hội đông y hoạt động hiệu quả chưa cao.

Tại hội nghị, đồng chí Phạm Vũ Khánh Cục trưởng Cục hành nghề y Dược Bộ Y tế cũng đã nêu lên: “Không những chỉ quan tâm về những vấn đề về nghị quyết mà trong đó cần phải chú trọng đến nhân lực, vật lực, vấn đề con người, tiền bạc, cơ sở vật chất để phát triển được nền đông y ngày một tốt hơn”.

Cũng trong hội nghị lần này, UBND Thành phố đã trao tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình 10 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW và Chỉ thị số 24-CT/TW.

Một số hình ảnh tại hội nghị

Hà Nội tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TƯ và Chỉ thị số 24-CT/TƯ

Quang cảnh hội nghị

Hà Nội tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TƯ và Chỉ thị số 24-CT/TƯ

Hà Nội tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TƯ và Chỉ thị số 24-CT/TƯ

Hà Nội tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TƯ và Chỉ thị số 24-CT/TƯ

Hà Nội tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TƯ và Chỉ thị số 24-CT/TƯ

Văn nghệ chào mừng

Hà Nội tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TƯ và Chỉ thị số 24-CT/TƯ

Đồng chí Phạm Vũ Khánh, Cục trưởng Cục hành nghề y Dược - Bộ Y tế phát biểu tại hội nghị. 

Hà Nội tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TƯ và Chỉ thị số 24-CT/TƯ

Hà Nội tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TƯ và Chỉ thị số 24-CT/TƯ

Hà Nội tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TƯ và Chỉ thị số 24-CT/TƯ

Hà Nội tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TƯ và Chỉ thị số 24-CT/TƯ
Các tổ chức, cá nhân được trao bằng khen của Thành phố.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội chuẩn bị tổ chức Lễ hội Sen năm 2024
    Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng 7/2024 tại Không gian văn hoá sáng tạo quận Tây Hồ (TP Hà Nội). Sự kiện lần đầu được tổ chức sẽ gồm nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu, tôn vinh nghề trồng sen, các sản phẩm từ sen.
  • Tuổi trẻ huyện Đan Phượng: Dấu ấn trong xây dựng nông thôn mới
    Huyện đoàn Đan Phượng (TP. Hà Nội) luôn coi xung kích tham gia xây dựng nông thôn mới là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong phong trào hành động của Đoàn, xác định: thanh niên phải là lực lượng đi đầu trong thực hiện những khâu khó, việc mới, hướng tới xây dựng những mô hình điểm cụ thể, từ đó tạo sức lan tỏa trong cộng đồng.
  • Độc đáo Lễ hội Mục Đồng tôn vinh trẻ chăn trâu, cầu mong mưa thuận gió hoà
    Lễ hội Mục Đồng làng Phong Lệ (xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) độc đáo, duy nhất trong cả nước tôn vinh trẻ chăn trâu và nét đẹp văn hóa.
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival Huế 2024
    Diễn ra từ 7 - 12/6/2024, Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024, với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” là điểm nhấn Festival Huế 2024.
  • Khai quật khảo cổ di tích đặc trưng văn hoá Chămpa Tháp đôi Liễu Cốc
    Di tích cấp Quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được tiến hành khai quật khảo cổ và đất đá được đào, cào từng điểm nhỏ nhất… để tìm hiểu.
  • NSƯT Tân Nhàn được bổ nhiệm Trưởng khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
    NSND Quốc Hưng - Phó Giám đốc phụ trách Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã trao quyết định bổ nhiệm và chúc mừng Tiến sĩ âm nhạc, NSƯT Tân Nhàn.
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
Hà Nội tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TƯ và Chỉ thị số 24-CT/TƯ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO